Văn học với việc xây đắp tâm hồn anh (chị)

Hương nhụy trong mát và ngọt lành của tâm hồn con người là nghệ thuật, Văn học chính là một trong những hình thái nghệ thuật sinh trưởng từ tâm hồn con người, (là một trong những hương nhuỵ trong mát và thơm lành nhất của tâm hồn con người).

Trả lời 9 năm trước
Hương nhụy trong mát và ngọt lành của tâm hồn con người là nghệ thuật, Văn học chính là một trong những hình thái nghệ thuật sinh trưởng từ tâm hồn con người, (là một trong những hương nhuỵ trong mát và thơm lành nhất của tâm hồn con người). Chắt lọc từ cuộc sống biết bao sự kiện, bao tâm trạng, bao thay đổi để có một cái gì của riêng tâm hồn mình, các nhà thơ, nhà văn đã gửi gắm những nỗi niềm rất riêng từ những cái rất chung vào các tác phẩm văn học. Và cũng chính từ tâm hồn con người bước ra, văn học đã trở lại xây đắp cho tâm hồn con người biết bao tình cảm, bao suy nghĩ, mơ ước. Tôi yêu quê hương, yêu đất nước thân yêu của chúng ta từ những câu ca dao rất xa xưa mà bà, mẹ tôi đã ru tôi. Tôi yêu quê hương từ những câu ca dao có hương bưởi dịu dàng, có bóng dáng con cò lặn lội bờ sông... Quê hương đất nước ta là xứ sở Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc, cùa nỏ thần An Dương Vương của những anh hùng Dam San, Xinh nhã. Những câu chuyện cổ tích, những anh hùng trong trường ca ấy đã mở ra trước mắt tuổi thơ biết bao điều kì diệu, sống động vô cùng. Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. Trong tâm hồn trẻ thơ, câu ca dao ấy đâu chỉ gợi lên hình ảnh một cô thôn nữ tát nước, mà đó là một cô tiên xinh đẹp, dịu dàng đang múc lên những gầu ánh trăng vàng sóng sánh. Chao ôi con người quê làm sao đẹp vậy ! Cho đến bây giờ, hai câu ca dao vẫn đọng mãi trong tâm hồn tôi hình ảnh tuyệt đẹp của con người và ánh trăng. Quê hương với những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ đi vào bài thơ. Nhớ con sông quê hương của bài thơ Tế Hanh, có sức rung động kì lạ trong tình yêu quê hương của tôi: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hùng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng Giữ bao nhiêu kí niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi ! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ. Con sông ấy không chỉ là con sông Trà Khúc, nó còn là con sông Thu Bồn, sông Thạch Hãn... nó còn là con sông quê hương của tuổi ihơ. “Nước gương trong soi tóc những hàng tre:” soi cả những mây trời. Nhìn xuống dòng sông ta thấy quê hương làng xóm của ta. ta thấy bè bạn ta, ta thấy cả ta nữa. Tác giả hỏi sông: Chẳng biết nước cỏ giữ ngày giữ tháng Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi? Có lẽ hỏi để mà hỏi thế thôi, chứ quê hương ta nhân hậu nặng nghĩa nặng tình có bao giờ trôi đi những kỉ niệm của ta. Và ta cũng có bao giờ quên những kỉ niệm ấy đâu: ... lòng tôi như mưa nguồn gió biển Vẫn trở về lưu luyến bên sông.
Trả lời 9 năm trước
Lòng tôi bỗng dâng lên một nỗi niềm xúc động kì lạ. Quê hương ơi, tôi sẽ nguyện làm “mưa nguồn, gió biển ấy” ấy. Một tình yêu lớn lên thêm nhờ một tình yêu. Quê hương ta rất đẹp và rất anh hùng. Trong thơ văn, hình ảnh đất nước quê hương hiện lên rất bình dị nhưng lòng ta quá đỗi yêu thương, tự hào. Trong mỗi tin chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tôi đều nghe âm vang Bài Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi ngày xưa. Lịch sử dân tộc đã ghi những trang chiến thắng rực rỡ từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, từ những ngày Lê Lợi “núi Lam Sơn dây nghĩa”. Phải chăng mỗi thắng lợi hôm nay đều mang khí phách hào hùng thủa trước: Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn Đánh một trận, sạch không kình ngạc Đánh hai trộn tan tác chim muông. Quá khứ của dân tộc ta là quá khứ anh hùng, là quá khứ vinh quang. Tôi yêu quê hương bởi quê hương là một bản hùng ca như vậy. Bài Cáo Bình Ngô là một tiếng kèn chiến thắng mạnh mẽ sôi nổi vượt qua bao thời gian đến với lòng ta và cho chúng ta mội niềm tự hào về truyền thống dân tộc. Lòng yêu quê hương còn là tình yêu chủ nghĩa xã hội tươi đẹp với những con người mới đang phơi phới đi lên. Trong thở văn của ta, hình ảnh con người mới ấy thậl lớn lao, thật đáng yêu. Yêu biết mấy những con người đi tới Hai cánh tay như hai cánh bay lên Ngực dám đón những phong ba dữ dội Chân đạp bùn không sự các loài sên. (Mùa thu tới – Tố Hữu) Những con người ấy luôn hướng tới tương lai với một niềm tin mãnh liệt một sức đi lên phơi phới. Họ đạp bằng mọi khó khăn, tất cả không gì phục được họ. “Hai cánh lay như hai cánh bay lên”, câu thơ có một cái gì thoại nhưng cũng rất thật, rất sinh động, tạc vào lòng hình ảnh người lao động mới, đẹp và hùng dũng như một thiên thần, tượng trưng cho sức sông mạnh của dân tộc ta. Những con người ấy là Chấm, Trụng, Quyện ( Cái sân gạch -Đào Vũ) sôi nổi hăng say, cùng nhau đi lên trên con đường hợp tác xã hội chủ nghĩa; là Biển (Tầm nhìn xa - Nguyễn Khải) thẳng thắn, cương trực, dám tranh chống những tư tưởng sai lầm của chế độ cũ còn rơi rớt lại. Những con người ấy tiếp cho tôi một sức sống, mội niềm vui lớn lao. Họ rất thâu hiểu đất nước mình còn nghèo nên mỗi người phải xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng tấm lòng: Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá Mỗi hòn thun, mẫu sất, cân ngô . Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ.