Kịch bản cho lễ cưới

Kịch bản cho lễ cưới

Thêm một phần khá quan trọng mà nhiều bạn rất quan tâm: kịch bản cho lễ cưới…hihi. Nhiều bạn email cho mình hỏi về kịch bản và muốn mình viết… Nhưng thú thực, mọi thứ không đơn giản như thế.

Nếu mình viết, 2 bên sẽ phải ngồi lại với nhau. Mình muốn biết những gì các bạn đã chuẩn bị, tông màu, sở thích và yêu cầu của bạn. Bởi mình quan niệm kịch bản lễ cưới sẽ PHẢI là 1 phần của đám cưới, nằm trong cái tổng thể chung và không thể tách rời. Ví như bạn không thể viết 1 kịch bản mang tính truyền thống với xe xích-lô, áo dài khăn đóng trong 1 không gian rất Tây của các khách sạn hay mang cây dừa, thuyền thúng vào những bàn tiệc với ly-tách kiểu châu Âu… nó sẽ làm đám cưới của bạn trở thành 1 mớ hỗn độn và tạp nham.

Thế nên, kịch bản lễ cưới sẽ phải hài hòa với không gian, âm nhạc, trang phục (của cô dâu, chú rể & khách mời) và tính chất của đám cưới. Chứ không thể chuẩn bị 1 đằng, rồi viết 1 kịch bản hoành tráng chỉ với mục đích… cho nó LẠ! Mình chân thành khuyên là không nên như thế. Nếu mọi thứ đã lên kế hoạch rồi thì hãy để kịch bản là 1 phần của nó. “LẠ” trong 1 thực tế phù hợp nhất. Đám cưới của bạn có đặc biệt không, không phải chỉ do cái kịch bản.

Vậy, bạn có thể tự viết kịch bản được không?

Dĩ nhiên là được. Mình sẽ note lại vài điều cơ bản để bạn có thể tự viết được 1 kịch bản cho mình nhé.

Thông thường 1 kịch bản sẽ chia làm 3 phần:

1. Pre-wedding: đây là khoảng thời gian trước lúc vào lễ (tầm trên dưới 1 tiếng tùy thuộc vào số lượng khách mời và thời điểm bạn dự định làm lễ). Vấn đề là trong khi chờ đợi, bạn không thể để các khách mời đã có mặt ngồi… không. Thông thường thì các cặp sẽ mở slide hình cưới, chiếu đi chiếu lại trên màn hình…hihi. Mình đùa đấy, nếu như thế thì có gì phải nói nữa. Bạn có thể:

  • Giải trí 1 chút (có thể xem 1 movie nhỏ của 2 vợ chồng, hoặc trang trí không gian bằng những hình ảnh của 2 vợ chồng…)
  • Sắp xếp chỗ ngồi để những ai đã đến có thể nói chuyện với nhau trong khi chờ đợi (mình hãi nhất là đến 1 đám cưới, ngồi vào bàn và… không biết ai)
  • Cho khách ăn nhẹ gì đó trong khi chờ đợi (set-up 1-2 bàn bánh ngọt, bimbim, nước khoáng…)

Image
Một chiếc xe đẩy xinh xắn với kẹo ngọt

 

2. Wedding: phần quan trọng nhất của buổi lễ. Bạn lưu ý, một kịch bản thường gồm 1 số bước cơ bản sau nhưng tùy theo sở thích và mục đích, mình sẽ xây dựng những cách thể hiện cho phù hợp. Nên mình chỉ note lại các bước thôi:

  • Giới thiệu cô dâu, chú rể
  • Giới thiệu 2 gia đình
  • Các nghi thức hẹn ước (cắt bánh, khui rượu…)…
  • Cảm ơn mọi người đã đến chung vui

Image

Như cặp đôi này chẳng hạn. Vì chú rể xuất thân từ quân đội, nên thay vì là hoa dọc lối đi, họ lại có 1 ý tưởng rất dễ thương

3. After wedding: phần này thường chia làm 2 nửa rõ rệt

  • Nửa đầu (khoảng từ món khai vị đến món thứ 2) là khoảng thời gian để mọi người thưởng thức món ăn. Mọi sự múa may, hát hò hay chơi bời ở thời điểm này đều phản tác dụng. Không ai chú ý mà còn có thể gây bực mình.
  • Nửa sau, bạn có thể set-up những trò chơi đơn giản cho giới trẻ, bạn bè
  • Sau đó có thể đẩy bàn ghế sang bên và… khiêu vũ.
  • Tặng favour gift lúc này là hợp lý nhất

Image

First dance

Một số “Tips” cho bạn:

  • Kịch bản lễ cưới sẽ phải hài hòa với không gian, âm nhạc, trang phục (của cô dâu, chú rể & khách mời) và tính chất của đám cưới… hihi, mình nhắc lại ý mà.
  • Nếu bạn muốn tự viết kịch bản, hãy bàn bạc với người quản lý nơi tổ chức tiệc cưới để có sự thống nhất. Lưu ý 1 số nơi không cho các bạn làm chương trình riêng, mà chỉ có 1 số package có sẵn cho bạn chọn.
  • Ở những nơi cho phép, thì bạn nên tận dụng những dịch vụ mà nơi tổ chức có thể cung cấp cho bạn như máy chiếu, phông nền, âm thanh, ánh sáng…
  • Thương lượng với nhà hàng/khách sạn cho bạn 1 hoặc 2 buổi để chạy thử chương trình và chỉnh sửa những gì không phù hợp.
  • Kịch bản phải rõ ràng, chi tiết và phân công cụ thể công việc. Tốt nhất là PHẢI có 1 người manager tổng thể (có thể nhờ họ hàng, bạn bè thân, người manager event của nơi bạn đặt hoặc 1 wedding planner). Bởi đừng quên ngày hôm đó, 2 bạn là những nhân vật chính và không thể lo lắng, đốc thúc công việc được.
  • Thời gian đón khách không nên quá lâu, thường khoảng 1 tiếng là đủ. Tránh để những người có mặt phải chờ đợi những người đến muộn.
  • Thời gian của nghi thức lễ cũng thế, tầm 15-20 phút là đủ.
  • Trong nghi thức lễ, nếu có người lớn thì bạn nên tránh các màn ca múa nhạc tạp kỷ…
  • Nếu 2 vợ chồng định làm điều gì đặc biệt (hát cùng nhau, khiêu vũ…) thì phải chắc rằng 2 bạn đủ tự tin để thực hiện trước vài trăm khách mời.

Mình up kèm kịch bản mình viết cho 1 bạn để các bạn tiện tham khảo. Một kịch bản như mình nói phía trên: rất bình thường, có đầy đủ các bước như mình đã note bởi tính chất của đám cưới bạn ấy. Không có những màn gây shock, không hoành tráng… nhưng mình tin là phù hợp với không gian buổi lễ, điều kiện thực tế nơi tổ chức và cũng không thiếu những ý tưởng mới.

+ Kịch bản cho Huyền Châu (Park Hyatt)

@ Words copyright by Như Cầm
@ Pictures copyright by Paul Johnson

Chưa có câu trả lời nào