itali
Trả lời 16 năm trước
Bunraku xuất hiện tại Nhật hơn 300 năm trước. Bunraku là một loại hình biểu diễn bằng hình nhân theo cách của Kabuki. Bunraku khác với các loại hình múa rối khác về kỹ thuật trình diễn, cấu tạo sân khấu, diễn giả, đạo cụ. Bunraku là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật, nghệ thuật, mỹ thuật và sử thi. Bunraku cũng giống như kịch nghệ với các diễn viên là các hình nhân.
Bunraku khác với múa rối nước của Việt Nam ở những điểm cơ bản sau:
+ Bunraku diễn trên sân khấu, trong chùa, trong đền.
+ Bunraku trình diễn kèm với nhạc kịch.
+ Người điều khiển hình nhân không núp sau sân khấu mà luôn đi kèm theo hình nhân để điều khiển các thao tác hay hành động.
+ Các hình nhân, các đạo cụ được chế tạo theo 1 quy định bắt buộc đúng với tiêu chuẩn của kịch bản.
+ Các động tác của hình nhân được điều khiển rất uyển chuyển và linh hoạt.
Bunraku và múa rối nước của nước ta là 2 loại hình văn hóa giống nhau về chủng loại (múa rối), nhưng khác nhau về thể loại. Cả 2 đều có những nét rất đặc trưng và đáng để xem, học hỏi.