Làm thế nào để thải độc khi ăn phải cá nục nhiễm chất phenol?

Tình hình là mấy hôm nay nghe tin ở Quảng Trị vừa bắt được 30 tấn cá nhiễm chất cực độc phenol mà em hoang mang quá các mẹ ạ. Nhà em rất hay ăn cá nục, tuần nào cũng ăn ý.

Giờ phải làm sao hả các mẹ? Chẳng may ăn phải thì làm thế nào để thải độc ạ?

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 8 năm trước

Mấy ngày gần người tiêu dùng lại sốt sắng trước tin cá nục nhiễm chất phenol cực độc. Nhiều người rủ nhau “cấm vận” đồ biển nhưng xem ra cách này không mấy khả thi vì cá thì vẫn phải bán, người thì vẫn phải ăn. Bạn có thể tăng cường một số hình thức giải độc cho cơ thể như dưới đây.

Tác hại của phenol

Sẽ thật khó lý giải tại sao lại tìm thấy phenol trong cá, trừ khi cá đó sinh sống tại những vùng ô nhiễm phenol. Đây là một hóa chất chỉ được dùng trong một số lĩnh vực như sản xuất chất dẻo (nhựa phenolic, bisphenol A…), sợi hóa học polyamide, thuốc nhuộm, thuốc diệt cỏ, sát trùng tảy uế, diệt nấm…

Phenol dạng rắn là tinh thể không màu, nóng chảy ở 43°C, có thể bay hơi và cho mùi đặc trưng rất khó chịu. Để lâu ngoài không khí, phenol bị oxy hóa một phần nên có màu hồng và bị chảy rữa do hấp thụ hơi nước. Phenol ít tan trong nước lạnh, tan trong một số dung môi hữu cơ…

Phenol là một chất độc đối với cơ thể người, có thể nhiễm qua đường thở, qua da hoặc ăn uống. Nhiễm độc đường tiêu hóa từ 50 đến 500mg ở trẻ sơ sinh, và 1-5g ở người lớn là liều gây tử vong. Tử vong ở người lớn xảy ra sau khi nuốt chửng từ 1 đến 32g.

ngoài tác dụng ăn mòn tại chỗ, tiếp xúc với phenol bằng bất cứ đường nào cũng có thể bị nhiễm độc toàn thân.

Nhiễm độc toàn thân ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương (CNS) gây co giật, hôn mê. Đây là nguyên nhân chính gây chết trong nhiễm độc phenol. Các triệu chứng khác gồm: buồn nôn, đau bụng, ói mửa, tiêu chảy, tăng methemoglobin máu, tan huyết, vả mồ hôi, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, phù phổi…

Nếu nhiễm độc phenol lâu dài có thể gây suy thận. Phenol là một chất độc cho bào thai (fetotoxic), nhưng không gây quái thai.

Giải độc thế nào khi bị nhiễm phenol?

Nếu phenol đi vào cơ thể qua đường ăn uống thì cũng có thể sử dụng chính đường ăn uống để loại bỏ phenol (trừ trường hợp ngộ độc cấp tính). Nguyên lý chung vẫn là cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết để kích thích các cơ chế giải độc sẵn có. Như vậy các vitamin, chất khoáng, chất xơ là vô cùng thiết yếu.

Một số loại gia vị, thảo dược dưới đây rất hữu ích trong việc này:

Thì là: tăng sức đề kháng, bổ thận

Theo Đông y, lá thì là có mùi thơm hăng hắc, hơi đắng có vị cay, tính ấm, không độc dùng để bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, chữa đau bụng, đau răng, kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận và giúp cải thiện hoạt động của dạ dày…

Do vậy thì là vẫn được dùng để giải độc cho cơ thể, bổ sung vào các món ăn để hỗ trợ đường tiêu hóa. Thường xuyên ăn thì là còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, hạn chế nguy cơ gây ung thư. Ngoài ra có thể dùng trong việc chống ho, chữa cảm cúm và cảm lạnh…

Rau má giải độc, dưỡng âm

Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, vào Can, Tỳ-Vị có tác dụng dưỡng Âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy.

Hiện nay, nhiều khu vực nói tiếng Anh còn lưu truyền câu tục ngữ khuyến khích dùng rau má: “Two leaves a day keep old age away” (Dùng hai lá một ngày sẽ giúp bạn xa lánh tuổi già). Trong Đông y rau má thường được phối hợp với đậu đen hoặc mè đen để chế thành hoàn, làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc người ốm mới dậy.

Diếp cá tiêu độc tiêu viêm

Theo Đông y, diếp cá có vị cay, tính lạnh; vào các kinh Phế và Can. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng. Dùng chữa chứng ho do phế nhiệt, phế ung, thủy thũng, nhiệt lỵ, bạch đới, mụn nhọt…

Trong sách thuốc Đông y hiện đại, diếp cá được xếp được xếp trong loại thuốc “Lương huyết tiêu độc” (mát máu, tiêu độc). Rau diếp cá thường được sử dụng để chữa các chứng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… đặc biệt là chứng bệnh mà người xưa gọi là “phế ung” (“phế ung” có những triệu chứng giống như áp-xe phổi trong y học hiện đại).

Rau mùi đào thải độc tố

Không chỉ là rau gia vị trong các món ăn hàng ngày, rau mùi đích thực còn là một vị thuốc rất tiện lợi và hữu ích cho sức khỏe của bạn. Thường xuyên sử dụng rau mùi sẽ giúp cơ thể phòng ngừa được viêm khớp, các vấn đề tiêu hóa, tốt cho hệ thần kinh trung ương, hỗ trợ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, có thể dùng thêm các trái cây như chanh, cam, bưởi hoặc các thực phẩm giàu lưu huỳnh như tỏi… chúng rất tốt để hỗ trợ cơ thể giải độc.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Bạn mua trà hoa cúc về uống liên tục, ngày 2 lần vào sáng và tối nha. Uống trà hoa cúc rất tốt, giúp thải độc tố trong cơ thể ra ngoài, còn nhuận tràng, giúp ngủ ngon nữa.

Hoặc bạn có thể thải độc cho cơ thể bằng cách uống nước ép trái cây, rau củ quả trong 1 tuần và ăn cháo trắng nha.

À, đây là loại trà hoa cúc mà mình dùng, tốt lắm, vị thơm ngon, rất dễ uống:

Trà hoa cúc hộp 20 túi lọc Vĩnh Tiến