Có ai cho em hỏi về bệnh ung thư thực quản!

Bố em hiện nay là 55 tuổi, hiện là cán bộ nghỉ hưu. Hiện giờ đang bị ung thư về thực quản, đã mổ và hóa trị. Đến nay đã sống được gần 2 năm sau khi mổ, hiện giờ ông vẫn ăn uống bình thường và thường đau nhức ở vùng bả vai. Đi khám cả Bệnh viện Việt-Pháp, các bác sĩ ở đó cũng nói rằng ông chưa bị di căn qua phổi, gan và xương.v.v.. Chỉ nổi hạch ở quanh cổ, nhưng nhiều. Họ nói có thể Hóa trị tiếp sau 15 lần hóa trị tại bệnh viện 175 (Bệnh viện Quân Đội). Giờ không biết có cách nào hay hơn không? Vào Việt-Pháp thì khả năng của gia đình không đủ, em cầu xin bác nào có ý kiến gì hay chỉ cho em với. Hiện giờ ông rất dữ, có khả năng phải chích thuốc gây nghiện mới chịu nổi. 1 buổi tối ông chích tới 3 mũi cho tới sáng,không thì sẽ không ngủ được.
Thế Dũng
Thế Dũng
Trả lời 16 năm trước
Ung thư thực quản là 1 trong 10 bệnh ung thư hàng đầu tại Việt Nam. Phần lớn bệnh nhân trên 50 tuổi, nam nhiều hơn nữ 2-5 lần. Ung thư thực quản đoạn giữa có tỷ lệ mắc cao nhất, gây nhiều khó khăn và biến chứng trong điều trị nhất do đoạn này nằm sát các cơ quan quan trọng như khí quản, cung động mạch chủ. Triệu chứng hay gặp nhất của bệnh là nuốt khó, bắt đầu với các thức ăn cứng, về sau là các thức ăn lỏng và cuối cùng là cả với nước bọt cũng rất khó nuốt. Sụt cân và mệt mỏi cũng là các triệu chứng hay gặp. Một số bệnh nhân bị viêm phổi do hít những thức ăn đọng lại trong thực quản. Tùy theo vị trí và mức độ xâm lấn của u mà có thêm các triệu chứng khàn tiếng, khó thở hoặc sặc, ngạt. Đối với trường hợp bố của bạn thì cách điều trị chủ yếu là xạ trị, kết hợp hoá trị để nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, qua mô tả của bạn thì thấy sự chít nghẽn thực quản khá nghiêm trọng (vì ống nội soi không qua được). Nếu bệnh nhân quá khó khăn trong việc ăn uống, cần đặt ống xông thực quản hoặc mở ống xông qua thành bụng trực tiếp vào dạ dày. Bác của bạn cần được chăm sóc về dinh dưỡng thật tốt; ngày ăn khoảng 6-8 bữa. Hiện tại bệnh nhân đang khó ăn, có thể cho ăn nhiều bữa nhỏ, chọn những món hợp sở thích. Nên nấu cháo hoặc súp. Rau củ có thể cho thêm: khoai tây, khoai lang, khoai sọ, bí đỏ, bí ngồi, su hào, cải bắp, súp lơ, nấm, mộc nhĩ… Mỗi nồi cháo hoặc súp cho trên hai loại rau củ ninh nhừ. Lượng đạm cho vào nồi súp hoặc cháo mỗi ngày lấy từ thịt gia cầm (thịt gà, thịt chim, thịt ngan…) hoặc từ thuỷ hải sản (tôm cua, lươn, ốc, sò, ngao, cá thu, cá hồi, cá rô, cá chép…). Thịt lợn nạc, thit bò hạn chế ăn, khoảng 2-3 bữa một tuần. Hoa quả dùng nước ép trái cây hoặc xay sinh tố, có thể bổ sung thêm đường glucose. Bệnh nhân có cũng nên uống thêm sữa giàu năng lượng hoặc ăn sữa chua, tuyệt đối không được uống rượu, hút thuốc lá.
lê hồng hoa
lê hồng hoa
Trả lời 12 năm trước

Ung thư thanh quản là gì?

Thanh quản ở phía trước cổ, nằm phía trên đường dẫn khí (khí quản), phía dưới và sau thanh quản là thực quản. Gồm 3 phần chính:
Phía trên của thanh quản gọi là tầng thượng thanh môn. Thanh môn nằm ở giữa (dây thanh âm nằm ở vùng thanh môn). Hạ thanh môn nằm ở dưới cùng và nối liền với khí quản.
Ung thư thanh quản là những ung thư xuất phát từ lớp tế bào biểu mô phủ bề mặt thanh quản.

Nội soi phát hiện ung thư thanh quản. Ảnh: PV
Vì sao bị mắc ung thư thanh quản?
Theo nghiên cứu của GS. William M Lydiatt, năm 2009, tỉ lệ về sống thêm 5 năm của những người được chẩn đoán tại Mỹ như sau:

Tuy nhiên, những con số này chỉ dựa trên số lượng ít bệnh nhân nên không hoàn toàn chính xác.
Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu thấy vai trò của một số yếu tố nguy cơ sau:
Nghiện thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao nhất cho ung thư thanh quản.
Rượu cũng là một yếu tố nguy cơ tuy chưa có bằng chứng rõ ràng nhưng khi kết hợp sử dụng cả hai (thường là như vậy) thì có thể gây tác dụng hiệp đồng.
Một số yếu tố khác có khả năng liên quan đến nghiện rượu và thuốc lá kéo dài gồm tình trạng kinh tế xã hội thấp, giới tính nam, tuổi trên 55 và nhiễm HPV (Human papilloma virus), dinh dưỡng kém.
Một số yếu tố khác được đề cập như liên quan đến nghề nghiệp, tiếp xúc hóa chất như amian… lạm dụng giọng…
Ung thư thanh quản hay xảy ra với người Việt Nam như thế nào?
Bệnh hay xảy ra ở nam giới trên 55 tuổi, có tiền sử nghiện rượu và thuốc lá hay thuốc lào kéo dài.
Phòng tránh ung thư thanh quản cách nào?
Bệnh ung thư thanh quản người không có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng, do đó chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu.
Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách bỏ rượu và thuốc lá. Sử dụng chế độ ăn đầy đủ, cân đối.
Làm thế nào để biết chắc bị mắc ung thư thanh quản?
Bệnh có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng. Bạn nên đi khám nếu có một/nhiều triệu chứng sau:
Khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói kéo dài trên 2 tuần.
Cảm thấy có khối bất thường vùng họng hay cổ.
Đau họng, nuốt vướng.
Ho dai dẳng.
Đau họng lan lên tai.
Các thầy thuốc sẽ kiểm tra tai - mũi - họng. Khi phát hiện có u thanh quản sẽ lấy sinh thiết để chẩn đoán xác định.
Phương pháp điều trị
Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào:
Giai đoạn của bệnh.
Vị trí và kích thước của khối u.
Nguyện vọng của bệnh nhân về các chức năng nuốt, thở, nói.
Điều trị gồm: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Có thể theo một phương thức hoặc nhiều trường hợp cần phối hợp của các phương thức điều trị (ví dụ: phẫu thuật với xạ trị; hóa trị với xạ trị hoặc hóa trị + phẫu thuật + xạ trị).

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Chế độ ăn cho người mắc ung thư thanh quản
Nói chung, không có khuyến cáo chế độ ăn dành riêng cho người bệnh. Nên có chế độ ăn đầy đủ, cân đối và hạn chế tối đa sử dụng rượu và thuốc lá, thuốc lào.
Sau điều trị, người bị ung thư thanh quản nên vận động và làm việc như thế nào?
Sau điều trị, người bệnh vẫn cần tự chăm sóc và hoạt động thể lực hợp lý để có được tình trạng sức khỏe chung tốt. Không có một chỉ định riêng về vận động và làm việc cho người bệnh ung thư thanh quản. Nên bỏ hẳn thói quen hút thuốc và uống rượu.
Những người mắc ung thư thanh quản ở Việt Nam đã được cứu sống hoặc kéo dài cuộc sống như thế nào?
Cũng như các ung thư khác, tỷ lệ chữa khỏi và kiểm soát kéo dài sống thêm cho bệnh nhân bị ung thư thanh quản có nhiều tiến bộ, đặc biệt khi bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, nhất là khi không còn khả năng phẫu thuật, tiên lượng bệnh trở nên rất kém. Theo các nghiên cứu của các tác giả trong nước cho thấy, kết quả của Việt Nam còn thấp so với thống kê của các tác giả nước ngoài.