Đúng. Mứt đậu phộng có giá trị dinh dưỡng cao do các chất đạm, đường, béo chứa trong hạt, cung cấp lượng ka-li, calcium, niacin, magné và potassium lớn giúp cơ thể tăng cường khả năng chống rét.
Mứt có thể chữa bệnh!” Thông tin này khiến những người ưa đồ ngọt hoặc đang phải ăn kiêng đường rất “khoái”. Quả thật, đứng trên phương diện Đông Y mà xét, những thứ trái cây dùng chế biến mứt, cũng là những dược liệu có giá trị chữa bệnh. Do đó mứt cũng có hai giá trị – dinh dưỡng và chữa bệnh. Mọi sự cố về dư cân hoặc tăng đường huyết chẳng phải do mứt (và các đồ ngọt khác) gây ra, mà nguyên nhân chính không gì khác lại là sự ăn quá mức và không hợp lý của chúng ta.
“Mứt có thể chữa bệnh!” Thông tin này khiến những người ưa đồ ngọt hoặc đang phải ăn kiêng đường rất “khoái”. Quả thật, đứng trên phương diện Đông Y mà xét, những thứ trái cây dùng chế biến mứt, cũng là những dược liệu có giá trị chữa bệnh. Do đó mứt cũng có hai giá trị – dinh dưỡng và chữa bệnh. Mọi sự cố về dư cân hoặc tăng đường huyết chẳng phải do mứt (và các đồ ngọt khác) gây ra, mà nguyên nhân chính không gì khác lại là sự ăn quá mức và không hợp lý của chúng ta.
Mứt gừng:
Ăn từ 10 -15gr mỗi ngày có tác dụng làm ấm người, kích thích tiêu hóa. Mứt gừng có tác dụng giải độc, chống nôn mửa, bụng đầy trướng, đau bụng do ăn uống không điều độ; dùng phòng bệnh viêm đường hô hấp (viêm họng, ho mất tiếng)... Nhắc đến mứt gừng, nhất thiết phải nhắc tới mứt gừng Huế. Hầu như có mặt trong mọi gia đình, mứt gừng Huế vàng rượm và cay thơm hơn mứt gừng trong Nam hay ngoài Bắc. Gừng Huế trồng ở đất đồi nên củ nhỏ, màu vàng, không trắng như gừng nơi khác. Những gia đình giàu có ở Huế xưa chế biến mứt gừng rất công phu. Họ làm mứt bằng nguyên củ gừng non, gọt vỏ sạch, ngâm vào nước lạnh, lấy que nhọn xăm cho thật mềm, sau đó xả nước lạnh, vắt chanh vào gừng, phơi nắng khoảng hai tiếng đồng hồ, rửa cho hết vị chua của chanh, ép khô, luộc lần nữa, lại ép khô rồi mới rim đường.
Mứt cà rốt:
Dùng 30 - 50gr/ngày có tác dụng bổ huyết, kích thích tiêu hóa. Dùng cho người ăn khó tiêu, gầy còm, thiếu máu, trẻ em chậm lớn, chậm mọc răng và tiêu chảy kéo dài do thiếu dinh dưỡng. Mứt cà rốt còn chữa được kiết lỵ mãn tính. Trong cà rốt còn có tiền vitamin A - có tính năng ngăn ngừa khô giác mạc, quáng gà, vết thương lâu lành và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Mứt tắc (quất):
Giải khát, kích thích tiêu hóa, ngon miệng, tiêu đờm, chống nôn mửa tốt, đồng thời cũng la thuốc giúp giải độc rượu, thuốc lá, chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hoá (đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn), đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh..
Mứt hồng:
Hồng nguyên trái ép dẹp sấy khô hoặc là hồng rim đường dùng từ 60 - 100g/ngày, có tác dụng chữa suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng. Khi ăn mứt hồng đừng vứt vỏ vì vỏ hồng là một vị thuốc tốt chữa ho và bệnh đi tiểu đêm. Mứt hồng Đà Lạt là “nhất xư”, nhưng có điều lạ là dân Đà Lạt lại không chuộng sản phẩm do mình làm ra, có lẽ họ ngán vì tiếp xúc hàng ngày với mùi vị, màu sắc của các loại mứt này.
Mứt sen:
Ngày ăn từ 20 - 50gr hạt sen vừa bổ, vừa có tác dụng an thần đối với người suy nhược, kém ăn mất ngủ do stress hoặc do sử dụng nhiều các thứ kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia,...
Mứt cà chua:
Nhiều tiền vitamin A dùng cho người suy dinh dưỡng và người lao động trong môi trường nóng bức hay ô nhiễm, có tác dụng giải nhiệt, giải khát và tăng lực. Vỏ cà chua có lycopen là một chất ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Mứt bí:
Có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải khát, tiêu độc. Cũng vì để làm món mứt bí này mà các bà nội trợ Huế phải chuẩn bị suốt một, hai tháng trước Tết, từ việc đi mua loại bí đao già có phấn trắng trên vỏ, không sâu, rồi bảo quản cho đến gần Tết mới chế biến, sau đó phải mang phơi nắng. Nhờ sự tỉ mẩn và công phu như vậy mà khi nhấm nháp miếng mứt bí Huế bạn sẽ “cảm” ngay vị ngọt lịm - mát - đậm đà hương vị Tết...
Mứt đậu phộng:
Giá trị dinh dưỡng cao do các chất đạm, đường, béo chứa trong hạt, cung cấp lượng ka-li, calcium, niacin, magné và potassium lớn giúp cơ thể tăng cường khả năng chống rét. * Mứt dừa: có tác dụng nhuận tràng, là vị thuốc chống táo bón trong những ngày Tết do ăn nhiều chất đạm. Xứ dừa Bến Tre nổi tiếng món này, sợi mứt dừa nhỏ vừa dẻo vừa thơm ngon, béo ngậy - đặc biệt là món mứt dừa non...
Mứt khoai lang:
Có tác dụng bồi dưỡng và nhuận tràng, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt, vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.
Mứt me:
Có tác dụng nhuận trường nhẹ, nhiều acid sinh học và acid tartrat từ potassium, chống buồn nôn, giải khát và xua tan mệt mỏi, hạ sốt. Mứt me ngon nhất là loại của Phan Thiết, Bình Thuận. Me được chọn làm mứt là loại me ván già nhưng còn xanh (chưa chín), trái to ngang hoặc me đũa, trái dài, mắt thẳng, cơm dày. Loại me ươn, me mật không làm được vì mứt sẽ nhão, thâm đen, ít ngon.
Từ những tác dụng kể trên, thì chúng ta hiểu vì sao ngày Tết, khay mứt đúng là thứ không thể thiếu đối với mọi người. Nếu như bánh chưng – bánh dầy là món không thể thiếu vắng trong ngày Xuân thì mứt cũng như cái hồn không thể mất đi của Tết cổ truyền dân tộc. Ngày xưa, các bà, các mẹ, các cô thường chộn rộn chuẩn bị mứt Tết khá công phu để có món ngon cho con cháu sum vầy đầu năm. Giờ đây mọi thứ đều được đóng gói sẵn sàng, ngay cả mứt cũng được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp hiện đại, từng bước làm yên lòng người nội trợ với mối lo lắng về chất lượng và sự an toàn của loại thực phẩm đặc biệt này…