Hien
Trả lời 14 năm trước
Nước cà chua là nguồn dinh dưỡng quý, làm giảm nguy cơ ung thư. Nó rất hữu ích cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Đây là nước ép có ít calo, rất thích hợp cho những người giảm cân.
Bạn nên uống nước ép cà chua 20-30 phút trước bữa ăn, vì nó hỗ trợ dạ dày và ruột sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn.
Do muối làm giảm chất lượng của nước ép này nên chỉ cần cho tỏi đập dập và một số loại rau xanh như mùi tây, thìa là, rau mùi.
Nước cà chua chống chỉ định với những người bị viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm tuỵ và viêm túi mật …
Theo Dân Trí
philatop_85
Trả lời 14 năm trước
Để chữa miệng khô, lưỡi rát, loét miệng, có thể lấy nước ép cà chua 150 ml và nước mía ép 20 ml, trộn đều để uống, ngày 2-3 lần. Còn nếu bị bí đại tiện, thiếu máu, hãy dùng 1-2 quả cà chua sống (gọt vỏ, thái nhỏ) trộn với mật ong ăn ngày 2-3 lần.
Y học hiện đại cho rằng, có thể dùng cà chua để chữa rối loạn chuyển hóa muối, viêm gan, xơ gan, béo phì, làm chậm quá trình lão hóa và phòng chống ung thư. Còn theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể:
- Bổ sung dinh dưỡng: Một người bình thường mỗi ngày có thể ăn 200 g cà chua (ăn sống hoặc nghiền thành bột nhão). Lượng cà chua này có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin A, C, sắt và ka li của cơ thể trong 24 giờ.
- Phòng và chữa sốt cao, khát nước do nắng nóng: Cà chua 200 g thái lát, sắc nước, uống thay trà trong ngày, uống nóng hay lạnh đều được. Cũng có thể dùng nước ép cà chua và nước ép dưa hấu mỗi thứ 200 ml trộn đều, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa tăng huyết áp: Sáng sớm, khi chưa ăn uống gì, lấy 1-2 quả cà chua, dùng nước sôi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, trộn thêm chút đường cho đủ ngọt, ăn sống. Mỗi liệu trình 10-15 ngày, nghỉ 3 ngày, sau đó lại tiếp tục liệu trình khác. Cách ăn này đặc biệt có ích với những người bị tăng huyết áp kèm theo xuất huyết dưới đáy mắt.
- Chữa phồng tĩnh mạch do bị nghẽn: Dùng cà chua sống (thái mỏng hoặc nghiền thành bột nhão) đắp lên chỗ mạch máu bị phồng. Mỗi ngày làm một lần, khi bắt đầu thấy rát thì bỏ thuốc ra. Thuốc có tác dụng thông huyết và chống đau nhức.
- Chữa dạ dày nóng cồn cào, miệng đắng: Nước ép quả cà chua 150 ml, nước ép quả sơn tra (táo mèo) 15 ml, hai thứ trộn đều uống, ngày 2-3 lần.
- Chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250 g rửa sạch, thái miếng; thịt bò 100 g thái thành lát mỏng, thêm mỡ, mắm, muối...; làm món xào ăn với cơm hằng ngày. Món này có tác dụng bình can, ích huyết (điều hòa chức năng gan, bổ máu), kiện tỳ, tiêu thực (tăng cường chức năng tiêu hóa), có tác dụng hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị viêm gan mạn tính bằng thuốc, giúp cơ thể chóng phục hồi sau khi khỏi bệnh.
Chú ý:
- Lượng axit hữu cơ trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật. Vì vậy, người bị bệnh sỏi mật không nên áp dụng các bài thuốc trên.
- Trong cà chua có một lượng nhỏ purin nên những người bị thống phong (bệnh gút) cần thận trọng, cần được thầy thuốc chuyên khoa tư vấn khi muốn sử dụng.