Xin cho em hỏi về Kỷ thuật chụp MACRO cho dòng máy du lịch ....?

Kính chào các anh-chị-cô-chú ,tình hình là em đang tập tọe chụp hình macro ,em không có điều kiện và thiếu kinh nghiệm ,nên không tậu được những em gắng macro rời ,em có 1 con sony DSC - W310 ,sản phẩm dùng để chụp là đồng hồ đeo tay ,em đã cố gắng chụp cho rỏ nét và xóa phông ,nhưng toàn bị nhòe khi đưa sát máy chụp vào sản phẩm .Các anh-chị-cô-chú có kinh nghiệm ,vui lòng chỉ giúp em ,làm thế nào để :

- Xóa phông nền ?
- chụp chủ thể gần mà không bị nhòe ?
- chụp rõ từng chi tiết sản phẩm ở cự li gần ?


khoảng cách em đứng cách vật thể từ 50cm đến 1m ,thì có nên zoom hết cở chụp macro không ạ ? 

Kính mong các anh-chị-cô-chú giúp em với .Em chân thành cảm ơn ạ ...

Ah ,cho em hỏi thêm ,ngoài con sony w310 ra ,trên thị trường có dòng máy chụp hình nào có thể chụp macro rỏ ràng ,xóa phông nền giá khoảng 8triệu trở xuống không ạ ?

Phố mùa đông
Phố mùa đông
Trả lời 13 năm trước

Mình dùng DSLR nên ko rành về máy compact lắm tuy nhiên mình giới thiệu tới bạn vài bài viết dưới đây bạn tham khảo và chúc bạn thành công nhé

Hầu hết máy ảnh compact hiện nay đều có tính năng chụp Macro, thậm chí có chiếc còn hỗ trợ chụp gần tới 1 cm. Chỉ cần lưu ý một chút, người dùng máy ảnh du lịch vẫn có thể có được những bức ảnh cận cảnh không thua kém gì khi chụp với máy chuyên.

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới với những bức ảnh chụp cảnh chiến sự Robert Capa từng nói: "Nếu ảnh của anh chưa đẹp, nghĩa là anh chưa đứng đủ gần". Chân lý này đặc biệt đúng với những bức ảnh chụp cận cảnh Macro.

Thông thường, hoa, lá, côn trùng, động vật... chính là những vật thể lý tưởng nhất cho những bức ảnh chụp Macro. Tuy nhiên, những vật dụng hàng ngày như một túi kẹo ngọt hay một tách cà phê cũng có thể mang đến cho bạn nhiều cảm hứng bấm máy.

Nghe qua, nhiều người sẽ nghĩ rằng chụp Macro thật đơn giản, bởi chỉ cần đưa ống kính lại gần vật thể hơn là được, nhưng trên thực tế, rất nhiều yếu tố có thể làm hỏng bức ảnh cận cảnh của bạn. Để đảm bảo chất lượng cho những bức ảnh chụp ở chế độ Macro, người chụp nên lưu tâm đến một số mẹo nhỏ sau.

1. Kiểm tra tiêu cự

Nếu đưa ống kính lại gần vật thể quá, máy có thể không lấy nét được.
Nếu đưa ống kính lại gần vật thể quá, máy có thể không lấy nét được.

Một bức ảnh chụp cận cảnh đẹp phải đáp ứng được những đòi hỏi về độ sắc nét và chi tiết, để có thể làm nổi bật lên những góc cạnh, những yếu tố làm nên vẻ đẹp của vật thể. Vì vậy, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng chiếc máy ảnh của mình để nắm được khoảng cách đo tiêu cự tối thiểu của ống kính trong chế độ chụp Macro.

Một số máy ảnh du lịch hiện nay cũng có tính năng cảnh báo cho người dùng biết nếu máy không thể lấy nét vào vật thể do khoảng cách quá gần. Tốt nhất, sau khi chụp xong, hãy kiểm tra lại ảnh trong chế độ Playback, bằng cách zoom vào những khu vực lấy nét để xem các chi tiết có rõ ràng và sắc nét hay không.

2. Nín thở

Chỉ cần một cơn gió, hoa lá sẽ rung rinh, làm cho bức ảnh bị mờ.
Chỉ cần một cơn gió, hoa lá sẽ rung rinh, có thể khiến bức ảnh bị mờ.

Nếu chụp trong studio hay trong nhà thì không nói làm gì, nhưng nếu chụp ngoài trời, với những vật thể thiên nhiên như cỏ cây, hoa lá, thì một cơn gió mạnh hay thậm chí là hơi thở mạnh của chính bạn có thể làm cho vật thể bị lung lay, khiến cho bức ảnh bị mờ. Vì vậy, để có được một bức ảnh đẹp, hãy che chắn cẩn thận xung quanh vật thể để ngăn ngừa tác động của gió, đồng thời bản thân bạn cũng nên "nhẹ nhàng" hơn trong từng hơi thở.

3. Sử dụng đèn flash

Dùng đèn flash có thể mang lại những hiệu ứng ánh sáng mới lạ cho bức ảnh.
Dùng đèn flash có thể mang lại những hiệu ứng ánh sáng mới lạ cho bức ảnh.

Thất thường là "bệnh" của thời tiết. Có thể trời đang trong xanh, nắng đẹp, nhưng đến đúng lúc bạn giơ máy lên chuẩn bị chụp thì mây đen lại ùn ùn kéo đến. Vì vậy, để cho chắc ăn, đồng thời cũng là để mang lại những hiệu ứng đẹp hơn cho bức ảnh, hãy kích hoạt đèn flash, chụp, kiểm tra lại rồi điều chỉnh các thông số như bù trừ sáng để ảnh trông mượt mà hơn. Nếu không, hãy cố gắng chờ đến lúc điều kiện thời tiết thuận lợi để chụp, bởi các hiệu ứng ánh sáng tự nhiên bao giờ cũng đẹp hơn những hiệu ứng kỹ thuật.

4. Dọn dẹp không gian xung quanh

Không nên để quá nhiều vật thể ở tiền cảnh và hậu cảnh.
Quá nhiều vật thể ở tiền cảnh và hậu cảnh có thể khiến máy lấy nét sai.

Hãy cố gắng dọn dẹp tiền cảnh và hậu cảnh cho gọn gàng, bởi lẽ chúng có thể khiến máy nhầm lẫn trong khâu lấy nét. Mắt người thường bị hấp dẫn bởi những màu sắc tươi sáng, tự nhiên, vì vậy hãy thay đổi góc chụp hoặc loại bỏ bớt các vật thể xung quanh để bức ảnh chụp lên trông gọn gàng, sạch sẽ hơn.

5. Chỉnh ISO thấp, sử dụng chân máy

Dùng tripod và hẹn giờ chụp, đảm bảo máy sẽ không bị rung.
Dùng tripod và hẹn giờ chụp, đảm bảo máy sẽ không bị rung.

Bên cạnh việc giảm thiểu sự có mặt của những vật thể, chi tiết không liên quan, bạn cũng nên tránh cho máy sản sinh ra lượng ảnh giả kỹ thuật số, bằng cách chỉnh độ nhạy sáng ở mức thấp nhất, đồng thời sử dụng chân máy (tripod) để đảm bảo máy không bị rung trong khi chụp. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng chế độ chụp hẹn giờ, để tránh những tác động gây ra do tay người chụp.

Phố mùa đông
Phố mùa đông
Trả lời 13 năm trước

Thêm một gợi ý nữa cho bạn tham khảo nhé

Mặc dù những bức ảnh chụp bằng chế độ macro trong máy ảnh ngắm chụp không thể so sánh được với DSLR và ống macro chuyên dụng, nhưng cũng khá ấn tượng nếu biết cách.


Ảnh chụp từ máy Ca.non Pana.sonic SX20 IS, chế độ macro. Ảnh: Lê Phương.

Chọn chế độ chụp macro (Macro mode)

Đây là thao tác đầu tiên khi muốn chụp macro, nhưng khá bất ngờ là nhiều người sử dụng máy ảnh lại không phát hiện ra máy họ có chức năng này. Chế độ chụp macro thường được ký hiệu bằng một bông hoa nhỏ, khi chọn thì nó báo cho máy biết là người chụp muốn lấy nét vào đối tượng ở gần ống kính hơn bình thường (khoảng cách tối thiểu này khác nhau tùy theo dòng máy). Chế độ macro cũng báo cho máy là phải lấy nét vào đối tượng chứ không phải là nền đằng sau.

Sử dụng chân máy

Chân máy đặc biệt hữu ích khi chụp ảnh macro, ngay cả với máy ngắm chụp. Giữ máy đứng yên không chỉ tăng chất lượng ảnh (vì chống rung), mà còn cho phép chụp xung quanh với nhiều cách phối cảnh mà lo mất bố cục.

Độ mở của ống kính

Khi kích hoạt chế độ chụp macro, một số máy sẽ không cho phép điều chỉnh thông số, tuy nhiên, nếu có thể thay đổi độ mở ống kính thì đó là điều nên làm. Độ mở ống kính (khẩu độ) ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh (DoF – Depth of Field) trong bức hình. Chọn độ mở nhỏ (số f lớn) khi muốn lấy nét tất cả đối tượng, hoặc độ mở lớn khi chỉ muốn lấy nét chủ thể ảnh. Khi chụp ảnh macro, nên chọn trường ảnh nông, vì vậy hãy để độ mở ống kính lớn nhất có thể.


Chụp bằng máy C**** P******** SX20 IS, chế độ super macro mode. Ảnh: Lê Phương.

Lấy nét

Nếu có thể điều khiển toàn bộ quá trình lấy nét thì sẽ rất hữu ích, đặc biệt là khi điều chỉnh được trường ảnh nông vào vùng lấy nét trên đối tượng chính của bức hình. Nếu máy ảnh cho phép tự điều chỉnh lấy nét, hãy chọn và điều chỉnh lấy nét đến vùng đối tượng làm điểm nhấn của ảnh.

Bố cục ảnh

Một số quy tắc bố cục chính mà người chụp luôn phải "nằm lòng", ví dụ quy tắc một phần ba. Hãy chắc chắn là trong bức ảnh có một điểm nhấn chính và đặt điểm lấy nét ở một vị trí thông minh để dẫn đường đi cho đôi mắt người xem. Cố gắng chọn nền ít phức tạp hoặc đơn giản cho đối tượng ảnh thì sẽ không bị đối chọi thị giác.

Đèn flash

Đưa một chút ánh sáng nhân tạo vào ảnh macro khá quan trọng. Cái khó ở đây là hầu hết máy ảnh ngắm chụp chỉ cho phép điều khiển đèn flash trong giới hạn nhất định. Vì vậy, đôi khi người chụp phải đánh cược bằng cách chọn thời điểm nào trong ngày có nhiều ánh sáng phù hợp nhất. Nếu thực sự cần nhiều ánh sáng hơn, hãy kiểm tra xem máy có cho phép giảm mức độ sáng của đèn flash xuống hay không. Hãy thử khuếch tán flash bằng cách dùng giấy ăn hoặc băng dính trong che trước đèn. Sử dụng một vài nguồn sáng nhân tạo khác hoặc đầu tư một tấm hắt sáng cũng là những lựa chọn không tồi đển tạo tối đa ánh sáng thuận lợi. Quan trọng là người chụp phải thực hành với nhiều cách chiếu sáng chủ thể khác nhau.

Ảnh macro chụp bằng máy compact ở chế độ macro, nhưng có sử dụng 2 hắt sáng.
Ảnh: Photographyblog.

Chụp ảnh

Nên chắc chắn rằng, một khi đã chụp, hình ảnh trên màn hình LCD hiện lên phải thật tốt, zoom vào để chắc chắn là đã lấy nét chuẩn. Thử chụp thêm khi thay đổi chút ít về độ mở, bố cục và điểm lấy nét khác trên đối tượng để xem cách nào là tốt nhất.

Ống kính macro hỗ trợ

Một số máy ảnh ngắm chụp có thể gắn thêm phụ kiện hỗ trợ chụp macro hay close-up. Chúng giúp phóng to chủ đề hoặc thu ngắn tiêu cự tối thiểu.

Hẹn giờ

Thông thường, khi sử dụng DSLR để chụp ảnh macro, các nhiếp ảnh gia thường dùng dây bấm mềm và chân máy để chắc chắn ảnh không bị rung. Hiện tượng này thường xảy ra khi bấm nút mở màn trập. Hầu hết máy ngắm chụp không có dây bấm mềm, nhưng có thể sử dụng cách khác. Đơn giản là đặt hẹn giờ cho máy với thời gian hẹn ngắn nhất có thể, điều này cũng có nghĩa là không cần di chuyển máy khi chụp.

Về mặt kỹ thuật, ở chế độ macro, đối tượng trong ảnh thu vào cảm biến với kích thước thực (hoặc lớn hơn) ở tỷ lệ 1:1. Trong thực tế, đa số máy ảnh compact đều không đáp ứng được yêu cầu này nên khái niệm chụp close-up là phù hợp hơn.

Nguyễn Anh Lương
Nguyễn Anh Lương
Trả lời 13 năm trước

Em cođọc qua bài này trên google ,nó hay nhưng khó hiểu ,lý do vì em chưa hoàn toàn có kinh nghiệm nhiều về sử dụng máy chụp hình ,nhưng em vẫn xinđược cảmơn anh/chị phomuado thật nhiều vìđã tận tình giúpđỡ em ,em xinđược cảmơnạ ...