[Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng máy ảnh] Bao nhiêu ốc + cable => tới được sensor DSLR ?

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước
Sau một thời gian dài tháo lắp nhiều loại Canon, Nikon, Sony, Olympus. Em có một tổng kết thú vị về tổng số lượng ốc vít và cable trong một body phải tháo lắp trước khi chạm vào sensor. Chia sẻ cùng các bác, gọi là chút vui vẻ, đồng thời là thông tin bổ trợ cho các bác nào sắp "tự phẫu thuật" em body của mình. 1. VÔ ĐỊCH TUYỆT ĐỐI về số lượng, độ "củ chuối": Canon. - trung bình bạn sẽ fải ngồi vặn ra từ 37 - 45 con ốc trên một body Canon + tháo lắp khoảng 4 - 7 cable trước khi ngó tận mặt thằng sensor (dù là đời từ D60 tới 40D...). - rất nhiều model của Canon yêu cầu tháo cả mặt trước, bóc grip, tháo LCD, tháo đáy, nâng bộ vỏ TOP lên mới tháo được tiếp (Ca 60D, Ca 10D, Ca 20D..) - một đặc trưng là tất cả các máy Canon đều được hàn rất kỹ với các miếng kim loại bên trong phía trên bo mạch, vì vậy, khi tháo một body Canon, tới 99.9% là các bác phải sử dụng một chiếc mỏ hàn thiếc và kim loại hàn dự trữ, khi lắp vào phải hàn lại => quá khổ - thêm một nỗi khổ, Canon body chỉ khởi động lên sau khi bác hoàn tất mọi quá trình lắp ráp ngược trở lại, vô tình không lắp nắp pin hoặc nắp thẻ nhớ => không thể ON được. --> đây là nỗi đớn đau cho bác nào thích ngoáy vào Canon body. 2. VỀ NHÌ: SONY - chỉ kém Canon một chút, tức là số lượng tháo lắp cỡ khoảng 85% so vơi Canon. - cùng nỗi khổ, nếu không lắp hoàn chỉnh lại, body không thể bật ON. - tuy nhiên, SONY có một nỗi đớn đau khác khi tháo. Đó là cách thiết kế cable không giống ai. 1/2 sẽ giống hệt Canon (cable của Canon có cái lỗ nhỏ ở giữa cable để dễ dàng dùng tăm hoặc tô vít nhỏ kéo đẩy), và 1/2 còn lại cable sẽ giống hệt Nikon (không có lỗ, nhưng kiểu bật lên xuống để ngậm cable rất dễ dùng. - ngoài ra, thường SONY sẽ có vài cái cable khác người, đó là cable chỉ chọc vào lỗ mà không có bất cứ nắp bật, hay cái gì phụ trợ -> loại này cực kỳ khó chịu ( riêng cable thì SONY "củ chuối" nhất khi tháo và lắp,so với Canon có thể nói 100/95). - SONY cũng thường yêu cầu phải tháo cả nắp vỏ phía trước và sau như Canon. - được cái, SONY ít bị hàn xì như Canon, đa phần là tháo lắp tay bo. 3. THỨ BA: Olympus. Số lượng ốc và cable chỉ khoảng 65- 70% so với Canon, nhưng lại thiết kế rất nhỏ, khi lắp và tháo rất dễ gây nguy hiểm cho máy. Đụng không cẩn thận là chậm mạch ngay. Ngoài ra thì Olympus cũng yêu cầu lắp hoàn chỉnh mới thử ON được. Chả kém về độ chuối so với hai anh ở trên. Olympus thì thường có thể chỉ tháo từ phía sau là ok. - Dòng Olympus cũng rất ít bị hàn xì như Canon. 3.A. FujiPro - so với dòng Olympus thì Fuji có lợi điểm là ít ốc vít và cable hơn, gần giống với Nikon. Tuy nhiên, body Fuji lại phải lắp hoàn chỉnh mới có thể bật ON được. - thuận tiện cho FujiPro là body chỉ cần tháo lắp từ phía đằng sau - tương tự như Nikon vậy. - tháo lắp Fuji chỉ cần chú ý một chút là đôi khi vỏ phía sau sẽ gắn RẤT CHẶT với body, thậm chí phải dùng dao mỏng nạy lên (nhưng phải tránh xước) - khoản này giống với các dòng máy D100, D200 và cao hơn của Nikon do có khả năng chống ẩm cao. 4. VÔ ĐỊCH VỀ ÍT ỐC VÍT và CABLE + dễ tháo lắp nhất: NIKON (thật tuyệt vời khi em vô tình chọn người yêu là Nikon từ xưa). - trung bình, một body Nikon chỉ cần tháo tổng cộng 12 - 17 con ốc là hoàn tất mọi việc + tháo khoảng 1 - 4 cable là xong. Cable của Nikon đa phần rất thuận tiện khi có nắp bật lên xuống. (Ví dụ: tháo Body D70, chỉ cần tháo 15 con ốc, và 1 cable là ok. - đa phần chỉ thao tác từ phía sau lưng máy là xong, rất thuận tiện. - một thuận tiện là body Nikon rất ít khi phải dùng tới mỏ hàn, chỉ cần thao tác tay bo là ok (trừ dòng D40 và D40x, D3000, D5000...) thì phải dùng mỏ hàn cắt dây nối vào sensor ra, sau đó lại hàn lại, nhưng rất nhanh thôi. - thêm nữa, body Nikon chỉ cần tháo ra, lắp tạm cable cho sensor vào mainboard (không cần màn hình cũng oki) là có thể bật ON chụp thử ngay được => có thể check ngay quá trình nào hoàn thiện hoặc chưa => thao tác rất nhanh. Chứ nếu như Canon, lắp vào xong, ON không được, lại tháo ra ngó từ đầu => ốm xác. Ngoài ra còn Pentax và Sigma, Panasonic ... là em chưa được thử. Khi nào có dịp các bác nào thích thì cứ cho em.. thử nhá :D Chút vui góp với forum. Chúc các bác mạnh tay làm nếu quyết tâm, và đừng lo lắng quá nhiều nếu quyết định mổ xẻ em body của mình PS: tuy nhiên, em không có ý định khuyến khích các bác phá máy xem sensor màu gì nhé. Nếu các bác cần phẫu thuật máy gì, có thể post vào đây, nếu em biết sẽ chia sẻ tips.
Tran Quynh Nhung
Tran Quynh Nhung
Trả lời 14 năm trước
Em chưa chọc chết dòng nào, trừ Canon. em từng chọc chết 2 chú Canon 300D với lý do rất giời ơi. Kiểm tra thấy an toàn, ngon lành. Sau đó, chỉ có tháo ra, lắp lại thôi, thế mà chết ngắc không thèm ON lên bao giờ nữa. Mà hoàn toàn không chập mạch nổ gì cả. Thử đi thử lại cả vài chục lần, kiểm tra các loại mạch, cuối cùng kết luận là chết bất đắc kỳ tử. Đau hết cả người. ==> từ giờ cạch đến già không thèm mở Canon 300D nữa. Trong khi đó, có một kinh nghiệm rất thú vị với chú em D40 Nikon lần đầu tiên tháo lắp. DO thiếu kinh nghiệm và hoàn toàn không có chỉ dẫn, nên do sơ ý tô vít chạm mạch ở mainboard, nổ hai lần liền, khói khét lẹt. Em nghĩ chết rồi, thế là toi tiền. Ai ngờ, lắp lại, thử bật ON vẫn lên, mọi thứ vẫn chạy như trâu điên => em khoái Nikon vô cùng.