L2 love
Trả lời 14 năm trước
[i]Khi mọi người lấy hàng trang sức để trang điểm cho mình, mục đích là để tăng sức hấp dẫn của vẻ đẹp, làm phong phú đời sống tinh thần, hiểu được nguyên lí và phương pháp của làm đẹp. Khi nói hiện nay hàng trang sức đã rất phổ cập, nhưng đồng thời không phải ai ai cũng đều đã nắm vững phương pháp sử dụng.[/i]
Không ít người chỉ biết mua hàng trang sức, nhưng lại không nghiên cứu để phổi hợp với trang phục của mình, cũng không rõ làm như thế nào mới có thể biểu hiện giá trị sử dụng của hàng trang sức có hiệu quả nhất, do vậy mà đã không đạt được hiệu quả mong muốn của mình
[b]Thứ nhất[/b] là không ăn khớp với đặc trưng của mình. Ví dụ nam sử dụng hàng trang sức nữ, đeo dây chuyền sợi nhỏ, đeo nhẫn kiểu nữ… Ngược lại có chị em lại thích dùng hàng trang sức kiểu nam. Còn có người không dựa vào dáng người, màu da để đeo hàng trang sức kết quả là tỉ lệ kích thước mất cân đối, màu da thiếu hài hòa.
[b]Loại thứ hai[/b] là không chú ý tới quy phạm sử dụng. Ví dụ có người thích đeo hàng trang sức suốt ngày, cả khi nấu cơm cũng không tháo hàng trang sức ra, mùa hạ mặc quần áo ngủ còn đeo hai dây chuyền; trong trường hợp nghiêm túc lại đeo hàng trang sức đẹp… Đây là vì không ít người tiêu dùng trẻ không biết sử dụng hàng trang sức, phải nghiên cứu môi trường và thời gian.
[b]Loại thứ ba[/b] là phương pháp sử dụng không hợp lý. Ví dụ nữ để tóc dài hoặc đeo kính là không nên đeo hoa tai; khi đeo đồng hồ lại không nên đồng thời lại đeo dây chuyền trên cổ tay; cùng một tay không nên đeo hai nhẫn trở lên; nhân không nên đeo trên tay phải; đeo ở trên tay nào cũng không nên làm sai.
[b] Loại thứ tư[/b] là phối hợp không ăn khớp. Có người khi chọn hàng trang sức không nghiên cứu cùng phối hợp với các vật phẩm khác, ví dụ thời trang kiểu Âu mà hàng trang sức kiểu châu Á; túi xách, mũ là loại cao cấp mà hàng trang sức lại là hàng thô, kém, rẻ…
[b]Bệnh của sử dụng hàng trang sức không thích hợp gây nên.[/b]
Qua nghiên cứu mọi người đã tìm được nguyên nhân hàng trang sức gây bệnh, đeo hàng trang sức dẫn đến viêm da có tính dị ứng là vì trong hàng trang sức có các vật liệu nikel, đồng, crôm v.v…, những kim loại này thường dùng trong hợp kim, hàng mạ điện, chế phẩm thép không rỉ, hình thành đe doạ không nhìn thấy đối với người dị ứng, trường hợp này đặc biệt thường thấy trong mùa hạ, thời tiết nóng bức dễ chảy mồ hôi, vì lượng kim loại hòa vào trong mồ hôi tăng thêm cơ hội tiếp xúc với da, thông thường sau khi kết thúc một tuần (có người thời gian dài hơn một ít) thì xuất hiện viêm da có tính tiếp xúc một lúc sau khi xuất hiện phản ứng, chỉ cần tiếp xúc lại với kim loại cùng loại thì vị trí tiếp xúc sẽ xưng đỏ lại hoăc phát viêm.
Trong hàng trang sức thì hoa tai, dây chuyền và lắc tay là dễ gây bệnh nhất, vàng K dễ gây bệnh hơn vàng ròng. Trong sử dụng hàng trang sức còn có một loại nguyên nhân gây bệnh nữa đó là khi dùng hoa tai bấm lỗ, không chú ý tiêu độc, dẫn đến gây bệnh. Nước Anh có một phụ nữ khi bấm lỗ tai vì dùng máy có nhiễm virus viêm gạ kết quả gây cho phụ nữ đó cũng mắc bệnh viêm gan. ở
Trung Quốc có một cô gái 15 tuổi cũng vì khi bấm lỗ tai tiêu độc không tốt, virus nhiễm gây ra màng tim tích dịch, cơ tim trúng độc viêm rõ rệt gan, tỳ v.v… Khi chuyên gia kiểm tra và hội chẩn đã phát hiện ra tụ cầu khuẩn màu hoàng kim đã xâm nhập vào tuỷ của cô gái này, thông qua tuần hoàn dịch máu khuếch tán ra toàn thân, dẫn đến tổn hại đối với các hệ thống. Gia đình đã tốn hàng vạn nhân dân tệ tiền thuốc để cứu sinh mạng cô gái.
[b]Ảnh hưởng của hoá trang đối với sử dụng hàng trang sức[/b]
Ảnh hưởng của hoá trang đối với trang sức chủ yếu là do mỹ phẩm gây nên, như nước hoa, thuốc nhuộm tóc… đều có thể gây tác dụng ăn mòn hàng trang sức, từ đó làm giảm tuổi thọ sử dụng của hàng trang sức.
Trong cuộc sống hàng ngày, khi tắm gội hoặc đi bơi ở bể bơi hoặc bãi biển tốt nhất là không nên đeo hàng trang sức, vì iôn chlo trong xà phòng thơm, trong bể bơi sử dụng khi tắm và muối trong nước biển đều có thể ăn mòn lớp mạ hàng trang sức tạo thành vết làm cho ánh của hàng trang sức tối. Đặc biệt là thời tiết ẩm thấp, oi bức, muối và gió biển gây tổn hại rất lớn đối với tầng bề mặt và hàng trang sức.
Để giảm bớt hao mòn hàng trang sức, sau mỗi lần tắm biết phải dùng nước sạch rửa hàng trang sức, để tránh iôn chlo trong nước hoa, nước tắm da và nước máy đọng lại trên bề mặt hàng trang sức gây ra ăn mòn.
Khi hoá trang phải tháo hàng trang sức ra, cố gắng không để hóa mỹ phẩm dính vào hàng trang sức, đồng thời cố gắng tránh sử dụng hóa mỹ phẩm trong phạm vi cần đeo hàng trang sức.
Ảnh hưởng của nghề nghiệp đối với hàng trang sức
Về trường hợp chung mà nói, trai gái già trẻ sử dụng hàng trang sức chỉ cần kiểu dáng phù hợp là được, là không có hạn chế gì khác. Nhưng trong một số trường hợp và trong một số nghề nghiệp sử dụng hàng trang sức không thích hợp lắm.
Từ góc độ y tế mà nói thì những người klàm việc trong các cửa hàng ăn, chợ và nhà máy chế biến thực phẩm và những người có liên quan phải tiếp xúc với thức ăn đều không nên đeo hàng trang sức kiểu lộ ra bên ngoài trong thời gian làm việc.
Ngoài ra, những người có yêu cầu y tế nhất định như bác sĩ, hộ lý, những người thao tác vô khuẩn cũng không nên sử dụng hàng trang sức khi đang làm việc, một bệnh viện ở nước Anh đã một lần tiến hàng kiểm tra nhẫn của 50 hộ lý trong bệnh viện. Kết quả dưới đáy nhẫn của 20 hộ lý chứa mấy loại vi khuẩn, đồng thời nhiều loại vi khuẩn có thể gây bệnh. Ngoài ra, một số hộ lý không đeo nhẫn chỉ có vi khuẩn trên tay một người. Sự thực này báo cho chúng ta không thể xem thường sử dụng hàng trang sức không hợp mà có khả năng gây bệnh.
Từ góc độ bảo vệ hàng trang sức mà nói, cán bộ làm trong phòng thí nghiệm, nhân viên làm công tác phục vụ đều không nên sử dụng hàng trang sức. Vì có một số môi trường dễ làm cho hàng trang sức biến màu. Những nhân viên vận chuyển và điều khiển máy móc, khi làm việc cũng cố gắng không sử dụng hàng trang sức là tốt, đeo hàng trang sức làm việc không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn dễ tổn hại hàng trang sức hoặc gây ra đánh mất hàng trang sức.
Từ nghề nghiệp mà nói, cán bộ công nhân viên ngành thương nghiệp, nhân viên tiếp đãi và những nhân viên tiếp xúc với sản phẩm sử dụng hàng trang sứcphải không có các góc cạnh để tránh va chạm vào người khác hoặc làm sản phẩm hư hỏng.
Diễn viên và những nhân viên làm ngoại vụ cũng phải sử dụng hàng trang sức một cách có chọn lựa, đây là vấn đềquan hệ đến hiệu quả và ảnh hưởng. Ví dụ, diễn viên ca múa lên biểu diễn đeo nhiều dây chuyền một lần triển khai nhảy múa những dây chuyền này sẽ trở thành những vật rườm rà, hiệu quả diễn sẽ làm cho người xem thất vọng.