Cấu tạo máy trát tường - bạn có biết?


       Máy trát tường là thiết bị mà xây dựng phổ biến, là giải pháp tối ưu cho mọi công trình xây dựng, giúp tăng hiệu suất làm việc, giảm chi phí xây dựng, giảm giá thành xây dựng. Cùng đi vào tìm hiểu cấu tạo máy trát tường để vận hành máy đúng cách, an toàn.

       Thông thường máy trát tường có hai bộ phận: Khung chính và bộ phận công tác

Khung chính

       Khung chính của máy có cấu tạo gần giống máy thăng dùng để vận chuyển vật liệu lên cao trong xây dựng. Kích thước của khung máy nhỏ gọn, di chuyển thuận lợi hơn nhờ bánh xe, đường ray bằng thép 70x70x7. Hiện nay bộ phận khung dẫn hướng  có đươc thiết kế theo kiểu co dãn của thang cứu hỏa giúp người dùng dễ dàng làm tăng chiều cao của máy tùy theo yêu cầu của các công trình xây dựng. Bộ phận khung được cấu tạo đơn giản, gồm nhiều đoạn nối chồng lên nhau, dễ dàng tháo lắp

Bộ phận công tác

  • Gía đỡ: có bánh xe lăn trong lòng máng của khung chính và để lắp các bộ phận công tác như bàn chà, bàn rung, bồn vữa, máng chia vữa…
  • Bàn rung: có biên độ dao động khá nhỏ, tần số đủ cao để ép vữa vào mặt tường
  • Bồn vữa: là bộ phận dùng để chứa, dự trữ vữa, đảm bảo cho việc rót vữa diễn ra liên tục
  • Bàn chà nhẵn: được gắn cố định vào giá đỡ. Bàn chà nhẵn có tác dụng chà nhẵn những vết gợn (nếu có) của bề mặt nhờ hoạt động của bàn rung để lại bề mặt tường.
  • Máng chia vữa: phân phối vữa cho toàn bộ hoạt động. Rót vữa liên tục và đều dọc theo chiều dài bàn rung
  • Động cơ: làm chuyển động bàn rung

       Trên đây là những bộ phận chính của máy trát tường, ngoài ra máy còn có thêm nhiều chi tiết: đường ray, bánh xe, khung đế máy, bộ động lực nâng hạ, giá đỡ công tác, khung dẫn hướng, cáp nâng hạ bộ phận công tác…

       Ngoài ra sử dụng máy trát tường còn giúp hạn chế được sự xuất hiện các vết rạn do việc sử dụng  vữa có độ sụt thấp, bề mặt phẳng nhẵn, thích hợp cho việc sơn phủ mặt tường.

      Nếu bạn có nhận xét riêng về máy trát tường, hãy bình luận ở dưới để chúng tôi biết nhé.

Chưa có câu trả lời nào