Chọn công suất cho động cơ điện 3 pha?

Em xin chào các anh. em là lính mới, hôm nay em có thắc mắc vấn đề như sau: Về việc chọn công suất cho động cơ 3 pha để kéo 1 tải nào đó, thì xảy ra hai vấn đề: - chọn công suất động cơ nhỏ hơn công suất tải thì động cơ sẽ quá tải, dẫn đến nóng và có thể bị hỏng, cháy. - nếu chọn công suất của động cơ mà lớn hơn công suất tải thì động cơ sẽ kéo tải dễ dàng, nhưng lúc này động cơ sẽ "tiêu thụ công suất phản kháng". Em thắc mắc là động cơ tiêu thụ công suất phản kháng như thế nào, ảnh hưởng gì không, cos phi tại sao lại giảm.... Mong các anh chỉ em với... (IMG:http://aschcm.com/forum/style_emoticons/default/unsure.gif) cảm ơn các anh trước (IMG:http://aschcm.com/forum/style_emoticons/default/rolleyes.gif)
Trả lời 15 năm trước
Về vấn đề chọn công suất động cơ thì dĩ nhiên rằng chúng ta luôn phải chọn động cơ có cs >= cs tải, chẳng ai lại chọn đc có cs < cs tải cả. Về vấn đề ĐC tiêu thụ cs phản kháng thì điều này cũng là đương nhiên, dù đầy tải hay non tải, điều này thể hiện rõ như cái ràng ở thông số cos phi luôn < 1 (và dĩ nhiên là còn 1 vấn đề nữa để lí giải tại sao lại là tiêu thụ chứ không phải là cung cấp, hehe..hồi sau sẽ rõ). Còn về vấn đề tại sao cos phi lại giảm khi ĐC non tải thì các pác phải xem lại đặc tính cơ của ĐC không đồng bộ 3 pha thì sẽ rõ (hiện tớ không có hình sẵn để post lên cho các pác, hẹn dịp khác nhé) Tóm lại, vấn đề tớ muốn nhấn mạnh với các pác là với các ĐC không đồng bộ 3 pha thông thường, cos phi đm ~ 0.85, và sẽ còn thấp nữa khi sử dụng ở chế độ non tải.=> tiêu thụ nhiều công suất biểu kiến => có vấn đề với điện lực.. Do đó, với những ừng dụng điều khiển ĐC có vận tốc thay đổi hoặc chịu tải thay đổi, ta sử dụng biến tần để điều khiển là tốt nhất. Vừa đảm bảo đặc tuyến khởi động mềm dẻo tránh hiện tượng sụt áp cho nhà máy, vừa bảo vệ ĐC trong trường hợp quá tải, vừa ổn định hệ số cos phi, vừa điều chỉnh được tốc độ, vừa... Tốn tiền đầu tư ban đầu nhưng lợi ích dài lâu. Phương án dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp.