Bạn đã phân biệt được bàn phím cơ dưới 1 triệu và trên 3 triệu chưa?

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều các loại bàn phím cơ máy tính với mức giá phổ biến dưới 50$ (~ 1.1 triệu VNĐ). Bạn có thể tìm được những loại bàn phím giá này từ các hãng bé như Redragon và Velocifire tới các hãng lớn như Corsair. Hãy cùng xem chi tiết nhé.

Bàn phím dưới 1 triệu VNĐ?

Dòng Redragon Kumara với mức giá chưa tới 1 triệu, nhưng nó sở hữu tới 5 chế độ ánh sáng cực ấn tượng cùng LED RGB – hiếm gặp ở những sản phẩm phân khúc giá này. Tuy nhiên, so với các mẫu đắt tiền hơn, máy không thể chỉnh được từng nắp phím, đèn LED có thể sẽ mờ hơn. Dù sao thì đây cũng là một sản phẩm ấn tượng trong phân khúc giá rẻ này. Cụ thể, bàn phím loại này được thiết kế chắc chắn, nắp phím bền màu hơn nhờ được in 2 lớp.

Hơn nữa, việc sử dụng Switch Outemu trên dòng sản phẩm này là không hề tệ. Các switch giá rẻ được khách hàng cho rằng là không nhất quán trong lúc sử dụng, gây cảm giác lung lay trong lúc ấn. Phông chữ được in với 2 lớp nhựa, theo kiểu cách điệu, khá phù hợp với các game thủ nhưng vẫn tạo cảm giác hơi rẻ tiền.

Bên cạnh đó, Gigabyte K83 cũng là một sản phẩm ấn tượng trong phân khúc giá này. Nó được trang bị switch Cherry MX chính hãng  (Red – Blue), nhưng lại không có đèn nền. Tuy nhiên, phần mặt phím được in laser hơi dễ bay màu, và không có bản tenkeyless như của mẫu Redragon.

Bàn phím giá tầm trung trên 3 triệu VNĐ?

Bên cạnh các thương hiệu bàn phím phổ biến, người dùng cũng thường tìm tới các thương hiệu được đánh giá là có chất lượng cao nhưng lại được biết đến ít hơn, như: WASD, Filco, DAS và Ducky.

Cụ thể, bàn phím của Code, với mức giá khoảng 150 USD, backplate làm từ thép hơi nặng, tạo ra cảm giác chắc chắn, bền bỉ, trơn tru trong khi gõ so với các mẫu khác. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các loại bàn phím đắt hơn, được trang bị nhiều hơn các loại công nghệ như kết nối bluetooth, hoặc một số mẫu được thiết kế vỏ nhôm, sử dụng các loại switch đặc biệt hoặc chuyên biệt không thể tìm thấy được ở các dòng sản phẩm tương tự khác.

Nhìn chung, khi sử dụng những sản phẩm bàn phím giá rẻ, hoặc là bạn chấp nhận dùng switch kém tiếng, hoặc là chấp nhận các mẫu bàn phím không được trang bị đầy đủ các loại tính năng tiện tích, hay thậm chí là độ bền kém hơn. Suy cho cùng, vẫn là tiền nào của nấy, những sản phẩm có giá cao hơn, có thương hiệu sẽ mang tới cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời hơn.

Chưa có câu trả lời nào