Công nghệ nào nổi bật nhất tại Computex 2010?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Sự xuất hiện bất ngờ hệ điều hành cho máy tính bảng của Microsoft hay nguyên mẫu tablet chạy MeeGo là những ví dụ tiêu biểu nhất.

Đúng như nhiều dự đoán ban đầu, máy tính bảng thực sự là sản phẩm chủ đạo của triển lãm điện tử thương mại Computex năm nay. Asus, MSI hay LG có thể coi là các hãng lớn đi đầu tiếp đến là Viliv, Malata, Hanvon... với đa dạng mẫu mã sản phẩm chạy các hệ điều hành phổ biến như Windows 7 hay Android 2.1.

Trong khi đó, dù được kỳ vọng nhưng các thiết bị chạy chip Atom lõi kép và nền tảng Tegra 2 của Nvidia lại không nổi bật.

Dưới đây là một số dấu ấn công nghệ đáng chú ý tại triển lãm Computex lần này.

Máy tính bảng chạy hệ điều hành Windows 7

Nhiều thiết bị chạy Windows 7 xuất hiện. Ảnh: Engadget.
Nhiều thiết bị chạy Windows 7 xuất hiện. Ảnh: Engadget.

Khi chưa có một hệ điều hành nào được thiết kế chính thức cho máy tính bảng trước Computex 2010 thì dường như Windows 7 vẫn là sự lựa chọn số một của nhiều hãng sản xuất, tiếp đó mới đến Android. Các hãng lớn như Asus, MSI hay LG đều có các model loại này với tên tương tự là EP121, WindPad 100 và UX10.

Mẫu mã và cấu hình của các tablet chạy Windows 7 cũng rất đa dạng với sự góp mặt của nhiều nhà sản xuất khác như Tycoon, Viliv, Partner, Malata...

Thế hệ vi xử lý Atom cho netbook mới với những tính năng vượt trội

Phiên bản mẫu chạy vi xử lý Atom mới do Intel giới thiệu  chỉ mỏng 14mm.
Phiên bản mẫu chạy vi xử lý Atom mới do Intel giới thiệu chỉ mỏng 14mm.

Intel tiếp tục phải khiến nhiều người để mắt tới mình với mẫu netbook chỉ mỏng 14mm nhờ sử dụng thế vi xử lý Intel Atom mới của hãng.

Ngoài thiết kế ấn tượng, nguyên mẫu mang tên "Canoe Lake" có hiệu năng tương đương với máy để bàn trong khi vẫn duy trì thời lượng sử dụng pin trung bình tới 10 tiếng như hiện tại.

Các model netbook sử dụng nền tảng mới của Intel cũng trang bị bộ nhớ RAM DDR3 và khả năng chơi video độ nét cao và game nặng.

Microsoft giới thiệu hệ điều hành cho máy tính bảng

Windows Embedded Compact 7 có giao diện thiết kế lại và  khả năng đồng bộ tốt với Windows 7.
Windows Embedded Compact 7 có giao diện thiết kế lại và khả năng đồng bộ tốt với Windows 7.

Trong ngày đầu tiên của triển lãm, Asus gây tò mò cho người xem với model máy tính bảng EP101TC cùng thông tin chi tiết chạy hệ điều hành Windows Embedded Compact 7. Chỉ một ngày sau đó, Microsoft dập tắt những hoài nghi bằng việc ra mắt chính thức hệ điều hành cho máy tính bảng của mình cùng các đoạn video giới thiệu tính năng.

Windows Embedded Compact 7 có thể coi là một phiên bản rút gọn của Windows 7 với một số tính năng, giao diện được thiết kế lại để phù hợp hơn với các thao tác qua màn hình cảm ứng cỡ nhỏ. Hệ điều hành này có thể kết nối và đồng bộ dữ liệu với máy tính chạy Windows, tích hợp Silverlight, Flash 10.1, hỗ trợ Open GL ES 2.0, hỗ trợ kiến trúc mới nhất ARM v7.

Hệ điều hành MeeGo xuất hiện

Mẫu tablet chạy MeeGo của Intel. Ảnh: Engadget.
Mẫu tablet chạy MeeGo của Intel. Ảnh: Engadget.

MeeGo là sự kết hợp giữa hệ điều hành Maemo của Nokia và Moblin của Intel gây khá nhiều sự chú ý trong thời gian qua. Tại triển lãm lần này, Intel mang đến một phiên bản mẫu chạy MeeGo để "phô diễn" tính năng và giao diện của hệ điều hành này.

MeeGo có giao diện khá đơn giản với hai kiểu hiện thị là dạng lưới cơ bản với các ứng dụng và chế độ với các bảng điều khiển thành các tấm thẳng đứng với khả năng tùy chỉnh như hình ảnh, mạng xã hội, các trang web. Ứng dụng giúp các nhà phát triển phần mềm cho hệ điều hành này của Intel dự kiến sẽ được phát hành vào tháng 8 này.

Thiết bị di động sử dụng nền tảng Moorestown

Ngoài nguyên mẫu chạy hệ điều hành MeeGo, còn một thiết bị nữa cũng sử dụng nền tảng mới Moorestown là điện thoại thông minh Eclair của hãng Ava Mobile. Moorestown được Intel giới thiệu ít tuần trước nhắm đến các thiết bị đề cao tính di động như tablet và điện thoại thông minh.

Theo đại diện của Intel, các sản phẩm đầu tiên chạy nền tảng này sẽ xuất hiện vào đầu năm sau. Trước mắt, máy tính bảng sẽ là mục tiêu nhắm đến trước mắt của hãng sản xuất vi xử lý lớn nhất thế giới.

Công nghệ phát tín hiệu video độ net cao không dây WirelessHD

Trình diễn công nghệ của Asus. Ảnh: Engadget.
Trình diễn công nghệ WirelessHD của Asus. Ảnh: Engadget.

Không ồn ào, nhưng Asus vẫn gây được sự chú ý trong những ngày cuối cùng của triển lãm với việc trình diễn công nghệ WirelessHD của model G73JW dù chiếc laptop này đã được hãng giới thiệu ngay ngày đầu tiên.

Về cơ bản, công nghệ WirelessHD 60GHz sử dụng chip SiBEAM có thể thực hiện tương tự những gì mà công nghệ Intel WiDi làm được. Với WirelessHD, người dùng có thể truyền tín hiệu video độ nét cao 1080p không dây tới các TVHD với khoảng cách lên tới 30 mét thông qua một đầu thu đi kèm.