Tỷ lệ lạm phát có ý nghĩa như thế nào ?

Do Hoang Ha
Do Hoang Ha
Trả lời 13 năm trước

-Lạm phát là sự mất giá trị của đồng tiền nội tệ.(vd:hôm nay mua 1 mớ rau hết 1000 đ, hôm sau lên 2000 đ).Lạm phát xảy ra khi số lượng tiền lưu hành trên thị trường lớn, tăng so với số tiền ngoại tệ bao nhiêu thì giá trị càng giảm bấy nhiêu.

Định nghĩa lạm phát được nhiều người chấp nhận là sự gia tăng liên tục của giá cả cả chung. Tuy vậy vẫn có nhiều ý kiến bất đồng cho rằng lạm phát là do phát hành tiền quá mức vì vậy chỉ gọi là lạm phát khi mức giá chung tăng do tăng mức cung tiền. Những ý kiến cho rằng một cú sốc từ phía cung hay cầu cung làm ảnh hưởng đến giá như tăng tiền lương hay tăng giá cả hàng nhập khẩu nó sẽ làm tăng giá cả chung nhưng thực sự đó không phải lạm phát. Để xác định trong nền kinh tế có lạm phát hay không thì khi phân tích xu hưóng của mức giá cả chung phải loại bỏ các yếu tố kia.

Phân tích trong dài hạn nhưng lập luận trên không có gì là mâu thuẫn. Về lý thuyết mức giá chung tăng là do tổng cung giảm hoặc tổng cầu tăng. Tổng cung giảm có thể do trình độ khoa học kỹ thuật, cung lao động giảm hoặc tăng giá các yếu tố sản xuất. Nhưng tổng cung giảm không làm tăng giá liên tục trừ khi chúng được tiếp ứng bởi NHTW cung ứng tiền liên tục. Tương tự, tổng cẩu tăng có thể là do tăng chi tiêu của chính phủ, giảm thuế hoặc tăng cung tiền. Việc tăng chi tiêu và giảm thuế của chính phủ là có giới hạn chính vì vậy nó không thể làm tăng giá liên tục chỉ trừ khi sự thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng cung ứng tiền liên tục.Trong trường hợp này chỉ có một yếu tố là không giới hạn đươc là suất tăng cung tiền. Do vậy có nhiều yếu tố làm tăng giá nhưng khi bàn đến lạm phát trong dài hạn thì các nhà kinh tế thường đề cập đến vấn đề suất cung tiền như là nguyên nhân của lạm phát.

Khi xác định nền kinh tế có lạm phát hay không, người ta quan tâm đến sự tăng giá chung chứ không phải sự giao động đột ngột của mức giá chung.

Lạm phát là mức giá chung tăng lên theo thời gian (là sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng) .

Hoang Trung Thuc
Hoang Trung Thuc
Trả lời 13 năm trước

Tìm hiểu thêm về lạm phát

Nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát chủ yếu do Chính phủ đã in tiền ra chi tiêu để bù đắp vào phần thiếu hụt của Ngân sách, và/hoặc do Chính phủ in tiền cho các tổ chức kinh tế khác vay để đầu tư sản xuất, xây dựng cơ bản,… nhưng Chính phủ không có được vật đối chứng để đảm bảo giá trị giá trị đồng tiền. Xã hội bán hàng hóa cho Chính phủ và thu được tiền nhưng xã hội lại không có hàng hóa khác để mua, do Chính phủ không có được vật đối chứng tương ứng để đảm bảo giá trị những đồng tiền đó, vì vậy đã tạo áp lực gây ra sự mất cân đối Tiền- Hàng trong nền kinh tế, gây ra lạm phát.

Cho đến nay, lạm phát vẫn là vấn đề kinh tế vĩ mô hàng đầu của Việt Nam, lạm phát vẫn là vấn đề lớn mà thế giới này vẫn chưa giải quyết được. Nếu bác có quan tâm về lạm phát, bác có thể tham khảo thêm tai địa chỉ:

http://nguyencaodung.wordpress.com/2010/02/04/ch%C6%B0%C6%A1ng-1-nguyen-nhan-gay-ra-l%E1%BA%A1m-phat/

một giải pháp mới cho vấn đề lạm phát.
một giải pháp hay và giải quyết triệt để bài toán lạm phát.

Tran Quynh Nhung
Tran Quynh Nhung
Trả lời 13 năm trước

Trước hết chúng ta cần lưu ý về sự khác biệt giữa lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng. Định nghĩa về lạm phát được chấp nhận rộng rãi xem lạm phát như sự gia tăng liên tục của mức giá cả nói chung trong nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát có nghĩa là tỷ lệ tăng của mức giá cả nói chung trong nền kinh tế theo thời gian. Một trong những thước đo phổ biến nhất về sự gia tăng mức giá cả nói chung đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Chỉ số giá tiêu dùng là tỷ số phản ảnh giá cả của một rổ hàng hóa chọn lựa qua các năm khác nhau so với giá của cùng rổ hàng hóa đó trong một năm được chọn là năm gốc. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng không hoàn toàn phản ảnh chính xác mức độ lạm phát do chỉ số này chỉ phản ảnh sự gia tăng trong giá cả các hàng hóa tiêu dùng trong khi lạm phát không những chỉ phản ảnh sự thay đổi giá cả các hàng hóa tiêu dùng mà còn là sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa mà người tiêu dùng không trực tiếp mua, ví dụ như các loại máy móc dùng trong công nghiệp... Nhiều nhà kinh tế trên thế giới cho rằng tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng thường cao hơn tốc độ lạm phát thực tế trong nền kinh tế. Dù vậy, giá tiêu dùng là một thước đo của lạm phát, giá tiêu dùng tăng cao ắt sẽ dẫn đến lạm phát.

Trở lại vấn đề tăng chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát của nước ta trong năm 2004. Nguyên nhân và các dạng lạm phát trong năm nay có thể được tóm tắt như sau: Lạm phát do cầu kéo (ví dụ, nhu cầu về gạo xuất khẩu tăng cao trong khi nguồn cung bị hạn chế đầu năm do bất lợi thời tiết...); Lạm phát do chi phí đẩy (giá xăng dầu cũng như giá một số nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao như thép, nhựa... khiến cho chi phí đầu vào của sản xuất trong nước tăng lên và giá đầu ra, vì vậy, cũng bị đẩy lên cao hơn); Lạm phát tiền tệ (chính sách tài chính - tiền tệ theo hướng kích cầu thông qua việc tăng mạnh dư nợ tín dụng và tổng các phương tiện thanh toán những năm gần đây); Lạm phát do việc yếu kém trong quản lý nhà nước đối với một số ngành dẫn đến sự độc quyền trong phân phối khiến cho một số mặt hàng tăng giá mạnh như dược phẩm hay sắt thép; Lạm phát do yếu tố tâm lý: kế hoạch cải cách tiền lương vào cuối năm 2004 có thể làm giảm lòng tin của người dân vào đồng Việt Nam, qua đó tạo ra áp lực lạm phát...

Cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát tăng cao và kéo dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Những tác động chủ yếu bao gồm: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đoán hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Người dân ngày càng lo ngại về việc sức mua trong tương lai của họ bị giảm xuống và mức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi có lạm phát, nếu ngân hàng không tăng lãi suất tiền gửãi thì dân chúng sẽ không gửi tiền ở ngân hàng mà tìm cách đầu cơ vào đất đai khiến giá cả đất đai tăng cao...). Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởng lương hưu hay công chức. Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi.

Để khắc phục tình trạng lạm phát, thường chính phủ phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau tùy vào việc xác định nguyên nhân nào là chính yếu trong việc gây ra lạm phát. Các biện pháp có thể là cố định tỷ giá hối đoái để tránh cho đồng tiền trong nước bị mất giá; có thể là áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát tín dụng; là việc giảm thuế nhập khẩu và áp dụng mức giá trần đối với một số mặt hàng mang tính chiến lược... Việc xác định đúng nguyên nhân gây ra lạm phát, mức độ và loại hình lạm phát để từ đó có các biện pháp đối phó và khắc phục kịp thời là hết sức quan trọng trong việc quản lý và điều hành nền kinh tế.