Tự ráp 1 bộ máy vi tính nhưng lại không biết về tính tương thích của các thiết bị như mainboard, ram,bus,CPU,..

Tôi muốn tự mình lắp ráp một bộ máy vi tính, nhưng lại không biết về tính tương thích của các thiết bị như mainboard, ram,bus,CPU,..có ai biết có thể giúp mình với. Còn nữa, khi mình chọn mua linh kiện thì cấu hình của mainboard, CPU và Ram thì cài đặt như thế nào hay là tiệm người ta cài giùm, mình chỉ mua về ráp xong cài phầm mềm là chạy được...?mong các bạn giúp mình với!
cance
cance
Trả lời 16 năm trước
Một bộ máy tính để bàn có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Nếu giá cả không phải là vấn đề cần quan tâm, bạn có thể chọn những linh kiện tốt nhất, "hot" nhất (thường là đắt tiền nhất) để có được một bộ máy tính thuộc hàng "đỉnh". Nhưng không phải ai cũng có điều kiện thoải mái như vậy, nhiều người phải "cân đong đo đếm" trong khả năng tài chính của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi "chợ" với khoảng dưới 5 triệu đồng (chưa kể màn hình). Chúng tôi chọn lựa những thiết bị phần cứng thông dụng, những nhà sản xuất (sx) có tên tuổi hoặc được nhiều người dùng tin cậy, có tham khảo thêm thông tin các sản phẩm, nhà sx được giải Sản phẩm CNTT-TT Ưa Chuộng Nhất và chuyên mục Mua gì? Ở đâu? hàng năm của TGVT - PCWVN. [b]Bo mạch chủ (mainboard)[/b] Bo mạch chủ (BMC) là "nền móng" để xây dựng nên máy tính. Trực tiếp hoặc gián tiếp, tất cả những linh kiện phần cứng khác đều phải làm việc với BMC. Thị trường BMC rất sôi động với sự tham gia của nhiều nhà sx. Sử dụng cùng một chipset, mỗi nhà sản xuất có thể đưa ra một số sản phẩm BMC (khác nhau một vài tính năng) để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Công nghệ phát triển rất nhanh. Những BMC sử dụng chipset Intel 8xx (845, 850,865, 875...) đã trở nên lạc hậu so với dòng 9xx (mới nhất là 975X có FSB 1066/800 MHz) hỗ trợ những công nghệ mới như CPU FSB 1066 MHz, DDR2 SDRAM (kênh đôi), đồ họa kép SLI (NVIDIA) hoặc Crossfire (ATI), ổ cứng SATA II (hỗ trợ RAID), card đồ họa PCI Express x16, card mạng Gigabit, âm thanh surround 7.1... Tuy nhiên, do chi phí khiêm tốn nên chúng ta không thể chọn những công nghệ mới nhất. Lựa chọn kinh tế và hiệu quả sẽ là BMC sử dụng chipset Intel 915G với FSB 800/533 MHz, hỗ trợ CPU Intel socket 775 LGA, đồ họa tích hợp GMA 900, PCI Express x16, DDR SDRAM kênh đôi (dual channel), âm thanh 7.1 (tích hợp)... Tuy không có những công nghệ mới nhất nhưng BMC này vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu "cơ bản". Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại website của nhà sx và bài viết "Công nghệ chipset Intel: Họ 915 và 925 có gì mới" (ID: A0411_107). [b]Card đồ họa (Graphic card)[/b] Sử dụng card đồ họa tích hợp trên BMC sẽ tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn để "đầu tư” cho những phần cứng khác như RAM, ổ cứng, màn hình. BMC đã chọn ở trên tích hợp đồ hoạ GMA 900 sử dụng công nghệ chia sẻ bộ nhớ động 3.0 (Dynamic Video Memory Technology 3.0) tối đa 224 MB tùy thuộc vào dung lượng RAM. Tham khảo thêm thông tin về GMA 900 tại http://www.intel.com/design/chipsets/applnots/30262403.pdf [b]Bộ xử lý (CPU)[/b] Tuy chỉ có hai nhà sx bộ xử lý (BXL) máy tính quen thuộc với người dùng Việt Nam là AMD và Intel nhưng việc chọn lựa BXL cũng không đơn giản bởi có quá nhiều chủng loại sử dụng những đế cắm (socket) khác nhau. Bạn cần kiểm tra khả năng hỗ trợ của BMC để giới hạn sự lựa chọn. Với BMC chipset Intel 915G tích hợp sẵn card đồ họa (GMA 900), gánh nặng đồ họa sẽ "dồn lên vai" BXL. Vì vậy, sử dụng dòng Intel Pentium 4 (bus 800 MHz, socket 775) sẽ hiệu quả hơn so với BXL Celeron D. Tham khảo thêm thông tin tại http://www.intel.com/products/processor/pentium4/index.htm). [quote] Trước khi "đi chợ" máy tính, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau: - Nên chọn mua ở những cửa hàng có uy tín, chế độ hậu mãi tốt. Sự đông khách không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với uy tín, chất lượng và chế độ hậu mãi tốt. - Sản phẩm của những nhà sx có tên tuổi thường có chất lượng tốt, hiệu suất cao (kể cả khả năng ép xung linh hoạt) và tất nhiên giá cả thường cao hơn những nhà sx khác. - Bạn nên lưu ý rằng "người bán chỉ bán những gì họ có chứ không bán những gì mình cần". Có thể phải tìm ở vài cửa hàng mới có những phần cứng đáp ứng được yêu cầu của mình. Như vậy, bạn sẽ không được hưởng những khuyến mãi khi mua trọn bộ linh kiện tại một cửa hàng; hơn nữa, việc bảo hành sẽ "cực" hơn. - Nên tìm mua tại những nhà phân phối hoặc các đại lý chính thức để tránh mua lầm hàng giả và tiện cho việc bảo hành. [/quote] [b]Bộ nhớ (RAM)[/b] Không kém cạnh BMC, RAM có rất nhiều nhãn hiệu khác nhau. Tốt nhất, bạn nên chọn những nhãn hiệu có nhà phân phối chính thức để có chế độ bảo hành chu đáo. Có thể chia RAM máy tính làm 2 dòng: phổ thông và cao cấp với giá cả chênh lệch nhau từ vài USD đến cả trăm USD. Nếu không có những yêu cầu đặc biệt (chẳng hạn như ép xung) thì dòng RAM phổ thông hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu của người dùng. Bạn nên sử dụng 2 thanh RAM 256 MB thay vì 1 thanh RAM 512 MB để tận dụng công nghệ bộ nhớ kênh đôi - dual channel (BMC chipset 915G có hỗ trợ công nghệ này). Bạn sẽ thấy rõ tác dụng của chúng khi chạy những ứng dụng cần tính toán và xử lý nhiều, chuyển đổi video, âm thanh. Lưu ý. Những nhãn hiệu nổi tiếng như Kingmax, Corsair ValueSelect, Crucial, Adata, Apacer... thường có giá mắc hơn những nhãn hiệu khác. Đừng nên tiết kiệm khi lựa chọn RAM vì nếu RAM chất lượng kém hoặc bị lỗi sẽ gây nhiều phiền toái cho bạn, chẳng hạn như thông báo lỗi trong quá trình Windows khởi động, máy tính tự khởi động lại, hiển thị màn hình xanh "chết chóc"... Hơn nữa, việc bảo hành RAM rất "nhiêu khê” để rồi cuối cùng bạn thường nhận lại chính thanh RAM này hoặc thanh RAM khác... cũng bị lỗi. [b]Ổ cứng (Hard Disk Drive)[/b] Tốc độ truy xuất dữ liệu của ổ cứng giữa các nhãn hiệu không chênh lệch nhau nhiều. Do đó, giá cả và chế độ bảo hành là yếu tố được người dùng quan tâm khi chọn mua ổ cứng. So với ổ cứng dung lượng 40 GB, ổ cứng 80 GB có giá cao hơn không nhiều nhưng mang đến cho bạn dung lượng lưu trữ gấp đôi. Ngoài ra, bạn nên chọn ổ cứng giao tiếp SATA để cải thiện tốc độ truy xuất dữ liệu. Nếu cần nhiều dung lượng lưu trữ, bạn nên chọn ổ cứng SATA 160GB trở lên. [quote] [b]Khả năng mở rộng, nâng cấp trong tương lai.[/b] - Với BMC, bạn nên lựa chọn những BMC hỗ trợ đồ họa tích hợp (VGA onboard) lẫn card đồ họa rời dùng giao tiếp PCI Express x16, có nhiều hơn 2 khe gắn RAM. Khi cần nâng cấp, bạn chỉ vệc gắn thêm card đồ họa rời, bổ sung thêm RAM sẽ đem lại "luồng sinh khí” mới cho cỗ máy tính. - Đôi khi việc thêm "một chút tiền" sẽ đem đến cho bạn những phần cứng cao hơn, mạnh hơn. Chẳng hạn nếu sử dụng BMC chipset Intel 945G, bạn có thể chọn bộ nhớ DDR2, ổ cứng giao tiếp SATA2 với chi phí tương đương khi sử dụng bộ nhớ DDR và ổ cứng SATA, hoặc "khéo chọn 1 chút" bạn sẽ có được BMC hỗ trợ những BXL mới nhất của Intel như Core2 Extreme, Core2 Duo, Pentium D... "để dành" cho việc nâng cấp trong tương lai. Tuy nhiên, bạn cần xác định "điểm dừng" đúng lúc để tránh chi phí bị "đội" hơn nhiều so với dự tính. [/quote] [b]Thùng máy (Case)[/b] Bạn có thể lựa chọn kiểu dáng theo sở thích cá nhân. Tuy nhiên, bạn nên chọn thùng máy chắc chắn và cứng cáp, thiết kế bên trong hợp lý, có nhiều khay gắn ổ đĩa thuận tiện cho việc lắp đặt. Mặt trước nên có cổng USB và ngõ Audio để tiện dụng. Mặt sau và bên hông có thể gắn được quạt giải nhiệt, tạo sự thông thoáng trong thùng máy. Vấn đề bộ nguồn, cấu hình phần cứng trong bài viết này không thuộc dạng "ngốn" điện. Bạn có thể sử dụng bộ nguồn đi kèm với thùng máy hoặc bù tiền để đổi bộ nguồn có công suất lớn hơn (công suất "ghi trên giấy", không phải là công suất thực) để tiết kiệm chi phí. Nếu khả năng tài chính cho phép, bạn nên cân nhắc đầu tư một bộ nguồn "hàng hiệu" để đảm bảo sự ổn định của hệ thống, tuổi thọ của các thiết bị phần cứng. [b]Chuột và bàn phím (Mouse, Keyboard)[/b] Chuột quang với những ưu điểm như nhẹ, nhạy, dễ điều khiển và ít phải vệ sinh đã "áp đảo" hoàn toàn chuột bi. Với bàn phím, bạn cũng nên chọn bàn phím loại tốt, phím bấm êm, nhẹ, các phím bấm phù hợp với cỡ tay của mình. Một số bàn phím được bổ sung những phím nóng, tạo thuận lợi cho người dùng. [b]Ổ CD (CD-ROM)[/b] Tốc độ CD-ROM đã đạt đến "ngưỡng" và ít có sự thay đổi trong vài năm qua. Tuy CD-ROM đã trở nên "lép vế" so với DVD-ROM nhưng do giá khá "bèo" nên vẫn còn "níu kéo" người dùng. Nếu dùng CD-ROM, bạn nên chọn những ổ không kén đĩa, ổn định và ít ồn khi hoạt động. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn những sản phẩm cao cấp hơn như CD-RW, DVD-ROM, DVD+/-RW hoặc combo (DVD-ROM/CDRW). [b]Màn hình (Monitor)[/b] Màn hình LCD với những ưu điểm mỏng, gọn nhẹ, hình ảnh sáng, rõ nét, tiết kiệm điện, tỏa nhiệt ít hơn màn hình CRT, thích hợp cho người dùng gia đình và người dùng văn phòng. Giá màn hình LCD ngày càng giảm, không chênh lệch nhiều giữa 15" và 17"; dù vậy LCD vẫn còn là mặt hàng "xa xỉ” đối với nhiều người dùng. Nếu chấp nhận rủi ro, bạn có thể chọn mua màn hình second-hand, tiết kiệm chi phí để đầu tư vào những phần cứng khác hoặc chọn "giải pháp an toàn" với màn hình CRT nếu khả năng tài chính eo hẹp. Nếu không đủ tự tin để tự ráp một bộ máy theo ý thích, bạn có thể tham khảo những máy bộ được cấu hình sẵn hoặc cấu hình theo đặt hàng của một số nhà sx máy tính đưa ra. Bạn chỉ việc chọn lựa, thay đổi cho phù hợp với yêu cầu và khả năng tài chính của mình. Bạn có thể tự xây dựng cấu hình máy tính cho mình