Hỏi về Ram ?

Em sắp kiểm tra môn Kiến trúc máy tính, thầy có câu hỏi ngoài em không trả lời được, mong những người đi trước giúp dùm em. câu hỏi:Tại sao khe cắm ram của máy tính khi cắm ram 512 thì máy nhận 512M, khi cắm ram 2G thì nhận được 2G ?( Tại sao khi khi cắm vào nó nhận đươc ?)

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn!

Bạn tham khảo bài sau nhé:

RAM = Random Access Memory

Phân loại RAM

Tùy theo công nghệ chế tạo, người ta phân biệt thành 2 loại:

* SRAM (Static RAM): RAM tĩnh
* DRAM (Dynamic RAM): RAM động

RAM tĩnh
6 transistor trong một ô nhớ của RAM tĩnh

RAM tĩnh được chế tạo theo công nghệ ECL (dùng trong CMOS và BiCMOS). Mỗi bit nhớ gồm có các cổng logic với 6 transistor MOS. SRAM là bộ nhớ nhanh, việc đọc không làm hủy nội dung của ô nhớ và thời gian thâm nhập bằng chu kỳ của bộ nhớ.
RAM động
1 transistor và 1 tụ điện trong một ô nhớ của RAM động

RAM động dùng kỹ thuật MOS. Mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ điện. Việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Do vậy sau mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ô nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ cũng theo đó mà ít nhất là gấp đôi thời gian thâm nhập ô nhớ.

Việc lưu giữ thông tin trong bit nhớ chỉ là tạm thời vì tụ điện sẽ phóng hết điện tích đã nạp và như vậy phải làm tươi bộ nhớ sau khoảng thời gian 2μs. Việc làm tươi được thực hiện với tất cả các ô nhớ trong bộ nhớ. Công việc này được thực hiện tự động bởi một vi mạch bộ nhớ.

Bộ nhớ DRAM chậm nhưng rẻ tiền hơn SRAM.
Các loại DRAM
Card RAM 4 MB của máy tính VAX 8600 sản xuất năm 1986. Các chip RAM nằm vào những vùng chữ nhật ở bên trái và bên phải

1. SDRAM (Viết tắt từ Synchronous Dynamic RAM) được gọi là DRAM đồng bộ. SDRAM gồm 3 phân loại: SDR, DDR, và DDR2.
* SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "SDR". Có 168 chân. Được dùng trong các máy vi tính cũ, bus speed chạy cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời.
* DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR". Có 184 chân. DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ. Đã được thay thế bởi DDR2.
* DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed.
2. RDRAM (Viết tắt từ Rambus Dynamic RAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "Rambus". Đây là một loại DRAM được thiết kế kỹ thuật hoàn toàn mới so với kỹ thuật SDRAM. RDRAM hoạt động đồng bộ theo một hệ thống lặp và truyền dữ liệu theo một hướng. Một kênh bộ nhớ RDRAM có thể hỗ trợ đến 32 chip DRAM. Mỗi chip được ghép nối tuần tự trên một module gọi là RIMM (Rambus Inline Memory Module) nhưng việc truyền dữ liệu được thực hiện giữa các mạch điều khiển và từng chip riêng biệt chứ không truyền giữa các chip với nhau. Bus bộ nhớ RDRAM là đường dẫn liên tục đi qua các chip và module trên bus, mỗi module có các chân vào và ra trên các đầu đối diện. Do đó, nếu các khe cắm không chứa RIMM sẽ phải gắn một module liên tục để đảm bảo đường truyền được nối liền. Tốc độ Rambus đạt từ 400-800MHz. Rambus tuy không nhanh hơn SDRAM là bao nhưng lại đắt hơn rất nhiều nên có rất ít người dùng. RDRAM phải cắm thành cặp và ở những khe trống phải cắm những thanh RAM giả (còn gọi là C-RIMM) cho đủ.
* DDR III SDRAM (Double Data Rate III Synchronous Dynamic RAM): có tốc độ bus 800/1066/1333/1600 Mhz, số bit dữ liệu là 64, điện thế là 1.5v, tổng số pin là 240.

Các thông số của RAM

Được phân loại theo chuẩn của JEDEC.
[sửa] Dung lượng

Dung lượng RAM được tính bằng MB và GB, thông thường RAM được thiết kế với các dung lượng 8, 16, 32, 64, 128, 256, 512 MB, 1 GB, 2 GB... Dung lượng của RAM càng lớn càng tốt cho hệ thống, tuy nhiên không phải tất cả các hệ thống phần cứng và hệ điều hành đều hỗ trợ các loại RAM có dung lượng lớn, một số hệ thống phần cứng của máy tính cá nhân chỉ hỗ trợ đến tối đa 4 GB và một số hệ điều hành (như phiên bản 32 bit của Windows XP) chỉ hỗ trợ đến 3 GB.
[sửa] BUS

* SDR SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:
o PC-66: 66 MHz bus.
o PC-100: 100 MHz bus.
o PC-133: 133 MHz bus.

* DDR SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
o DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.
o DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.
o DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth.
o DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.

* DDR2 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
o DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
o DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s bandwidth.
o DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s bandwidth.
o DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s bandwidth.

Tính tương thích với bo mạch chủ

Không phải các RAM khác nhau đều sử dụng được trên tất cả các bo mạch chủ. Mỗi loại bo mạch chủ lại sử dụng với một loại RAM khác nhau tuỳ thuộc vào chipset của bo mạch chủ.

Link full:

http://vi.wikipedia.org/wiki/RAM
RAM: Rất quan trọng trong hệ thống máy tính, RAM được cắm trên bo mạch chủ thông qua các khe cắm riêng cho từng thể loại.

Thông tin tuy hơi dài dòng và chưa cập nhật so với thị trường phần cứng bây giờ nhưng Hi vọng giúp ích được cho bạn

Túm lại theo mình thì khi cắm RAM còn tuỳ thuộc vào mainboard và chip set của nó sẽ hỗ trợ loại RAM gì. Phần cứng cho phép tối đa là bao nhiêu và 1 điều quan trong là hệ điều hành bạn chọn hỗ trợ tối đa bao nhiêu GB RAM nữa

Have fun,
Tran Van Trung
Tran Van Trung
Trả lời 13 năm trước


THam khảo ở đây, mình thấy bài viết này là hay nhất, post lên anh em cùng đọc ^_^


RAM (Random Access Memory – Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên) là những con chip được dùng trong máy tính để lưu lệnh và dữ liệu của những quá trình đang được thực thi. Thông thường những chip này được bố trí gần CPU.

*Các thao tác cơ bản*
Thao tác đọc (Read)
Thao tác ghi (Write)

*Về mặt cấu trúc*
Về mặt cấu trúc, bộ nhớ lưu trữ thông tin dưới dạng một dãy các con số nhị phân 0 và 1 gọi là bit. Máy tính đọc giá trị của bit và kết quả được thể hiện bằng tín hiệu đọc được ở đầu ra. Nếu có điện áp ở tín hiệu đầu ra thì máy tính hiểu rằng bit đó bằng 1 và ngược lại, nếu đầu ra không có điện áp hay có điện áp 0V thì bit đó được hiểu bằng không. Vì mỗi bit được đại diện bởi 1 mức điện áp nên để lưu trữ thì điện áp đó phải được duy trì trong một mạch điện tử nhớ gọi là tế bào nhớ. Trong bộ nhớ, các tế bào nhớ được sắp xếp thành các hàng và các cột gọi là ma trận nhớ.
Người ta đã lấy một mức điện áp làm điện áp chuẩn để quy định giá trị của bit. Chẳng hạn với điện áp chuẩn 5V, thì với bit được coi là bằng 1 khi điện áp của bit ở mức logic 1 (4,5 -> 5,5V) thì bit đó được coi là có giá trị bằng 1. Khi điện áp của bit ở mức logic 0 (0->0,5 V) thì bít đó được coi là giá trị bằng 0. Với mức điện áp (0,5->4,5 V) thì bít đó sẽ nhận giá trị sai: bằng 0 hoặc bằng 1, đây có thể coi là một sự cố sai hỏng của hệ thống khi có trục trặc về nguồn điện như: sụt áp hay nhiễu điện trong hệ thống. Với một bộ nguồn không tốt có thể là một trong những nguyên nhân gây ra sự sai hỏng về xử lý dữ liệu (tính không ổn định của hệ thống) hay dẫn đến trục trặc hệ thống.
Do không thể đảm bảo rằng thông tin được khi vào và đọc ra là hoàn toàn chính xác, máy tính có cơ chế để sửa lổi: thêm vào thành phần nhớ (các bit kiểm tra) khi ghi dữ liệu (chuỗi các bit) vào bộ nhớ. Nếu một chuỗi bit đọc ra sai thì máy tính sẽ tiến hành đọc lại cho hay sửa lỗi cho đến khi việc đọc được coi là đúng.
Điện áp chuẩn quá cao cũng là nguyên nhân làm hệ thống sinh nhiều nhiệt và cần phải có hệ thống làm mát, ngày nay người ta thường sản xuất chip với những điện áp chuẩn 3,3 V, 2,6 V.

*Cấu tạo*
Cấu tạo của 1 Chip nhớ:



RAS ( Row Address Strobe ) Là tín hiệu để xác định địa chỉ nhớ theo hàng.
CAS ( Column Address Strobe) là tín hiệu để xác định địa chỉ nhớ theo cột.
Address Bus là đường truyền tín hiệu RAS và Cas.
Data Bus là đường truyền dữ liệu giữa Memory Controler và chip nhớ.
Khi cần truy xuất đến 1 địa chỉ nhớ bất kì Memory Controler sẽ gửi các tín hiệu RAS và CAS tương xứng đến Chip nhớ tương ứng với dữ liệu cần lấy.
Cách thức truy cập chip nhớ:
Tín hiệu RAS sẽ được Mem Control truyền theo Address bus.
Khi RoW Addr Latch nhận được tín hiệu RAS. Nó sẽ chuyển tín hiệu này sang Row Address Decoder ( Bộ phận giải mã địa chỉ nhớ theo hàng) để giải mã địa chỉ Row cần được truy xuất .
Row này sẽ được kích hoạt.
Sau đó tín hiệu CAS sẽ được gửi đến Column Address Latch và tương tự Column cần được truy xuất được kích hoạt.
Mặc định là Write Enable Deactived (Không có trong hình vẽ) dữ liệu sẽ được đọc theo Data Bus đi về Memory Controler.
Nếu Write Enable được Active thì dữ liệu sẽ được ghi.
Chính cách thức truy xuất dữ liệu này mà sẽ dẫn đến Delay tạo nên Memory Timming sẽ được nhắc đến ở phần sau.


Dung lượng RAM tối đa và Memory Bank
Các Module ( Thanh Ram) có thể dựa trên các chip x4 x8 hoặc x16, x4 và x8 muốn nói đến bus width của chip nhớ tức là đồng thời chip nhớ có thể cho ra bao nhiêu bit dữ liệu. Hầu hết các hệ thống hiện nay đều sử dụng loại x8 hoặc x16. Các hệ điều hành 32bit có khả năng quản lí địa chỉ nhớ trong 32bit kết hợp với CPU 32bit có khả năng đánh dấu địa chỉ nhớ trong 32bit. Tức là sẽ có 2^32 địa chỉ nhớ được đánh dấu và quản lí. 2^32 = 4294967296 ~ 4Gb địa chỉ nhớ. Tương ứng với mỗi địa chỉ nhớ là 8bit (x8). Như vậy lượng Ram tối đa mà 1 hệ thống 32 bit có thể có là 4Gb * 8 = 4GB. Đối với các hệ điều hành 64 bit kết hợp với hệ thống 64 bit có khả năng đánh dấu và quản lí địa chỉ nhớ trong 64bit. Tức là lượng Ram tối đa là có 4GB*2^32 (do 2^64 gấp 2^32 là 2^32 lần ). Một con số thật khủng khiếp phải không. Chuẩn mỗi location ( địa chỉ nhớ) ứng với 8bit là do IBM đưa ra. Nhưng sau này thì đã có các chip x16 nên lượng RAM tối đa với hệ thống 32bit trên lý thuyết sẽ cao hơn 4GB nhiều nhưng trên thực tế với 4GB cũng là đã khó kiếm dc BIOS hỗ trợ.
Với 1 Chip RAM có kí hiệu 32M x 8 thì có thể hiểu 32M là có 32 triệu location (32M) mỗi location là 8 bit (x8) nên chip RAM này có dung lượng 32Mbyte.
Tương tự với các kĩ hiệu khác như 16Mx16 64M x 4
Có thể chúng ta sẽ thắc mắc, Data Bus width của Ram là 64 bit. Tương xứng với mỗi địa chỉ nhớ là 8 bit. Vậy làm thế nào mà CPU tận dụng được 64 bit bus width này.1 Module RAM gồm nhiều chip Trong đó 8 chip hợp lại tạo thành 1 Bank ( đối với loại chip x8) và cả 16 chip hợp thành 1 Bank (đối với loại chip x4) hoặc 4 chip hợp thành 1 BANK đối với loại x16. Đây là hình minh họa cho 1 BANK đối với chip x8


Khi cần nạp dữ liệu CPU sẽ nạp toàn bộ dữ liệu vào 1 Bank. Như vậy cả 64 bit dữ liệu sẽ được phân đều trên 8 chip x8. Trên chỉ là 1 VD để làm rõ chức năng của Bank. Trên thực tế 1 SDRAM(ko phải SDR-SDRAM đâu nha) chip có khoảng 60 pin. Ngoài các pin cho địa chỉ, điều phối và điện tiêu thụ thì sẽ còn 16 pin để truyền dữ liệu. Như vậy 4 Chip này đã đủ hợp thành 1 BANK để lấp đầy 64 bit dữ liệu cho CPU.

*Nguyên tắc hoạt động*
Khi thông tin nhập vào máy sẽ được chứa trong RAM, sau đó CPU sẽ lấy dữ liệu từ RAM để xử lý. Nếu dữ liệu quá nhiều mà dung lượng Ram chứa ko đủ, thì Ram sẽ chờ cho CPU lấy dữ liệu để trống chỗ chứa, từ chỗ trống này RAM lại dùng để chứa các dữ liệu mới, rồi tiếp theo CPU lại lấy dữ liệu, RAM lại nhập thêm dữ liệu mới và cứ thế tiếp diễn. RAM không lưu lại dữ liệu khi không còn nguồn điện (tắt máy).

*Các thuộc tính kỹ thuật của RAM*
Tốc độ bus được đo bằng MHz là khối lượng dữ liệu mà RAM có thể truyền trong một lần cho CPU xử lý. Có các loại bus sau: bus 66MHz, bus 100MHz, bus 133Mhz, bus 200Mhz, bus 266MHz, bus 333Mhz, bus 400MHz, bus 533MHz, bus 667Mhz, bus 800Mhz.
Tốc độ lấy dữ liệu được đo bằng một phần tỷ giây (nanosecond), là khoảng thời gian giữa 2 lần nhận dữ liệu của RAM, tức là thời gian này càng thấp thì tốc độ RAM càng cao. Yếu tố này là thuộc tính căn bản của các đời RAM được sản xuất.
Dung lượng chứa được đo bằng MB (MegaByte), thể hiện mức độ dự trữ tối đa dữ liệu của RAM khi RAM hoàn toàn trống.

* Dual Ram*
Là công nghệ bộ nhớ kênh đôi, chúng ta thiết lập bộ nhớ kênh đôi nhằm tăng băng thông truyền dẫn dữ liệu giữa bộ nhớ đến các thành phần khác trong hệ thống. Ở chế độ Single Channel sẽ chỉ có 1 Bank duy nhất được truy cập vào cùng 1 thời điểm. Nhưng ở chế độ Dual Channel sẽ có tới 2 Bank ở 2 DIMM khác nhau được truy cập cùng 1 lúc. Việc thiết lập bộ nhớ kênh đôi sẽ giúp hệ thống tránh được hiện tượng "thắt cổ chai" giữa bộ xử lý thế hệ mới và bộ nhớ hệ thống. Gắn RAM dual chanel nghĩa là gắn 2 thanh RAM giống hệt nhau (dung lượng, bus, nhà sản xuât...) vào đúng khe của các main đời mới hiện nay (từ dòng chipset 865 trở lên) thì nó sẽ tự động kích hoạt chế độ dualchanel(Xem thêm hướng dẫn đi kèm để biết cách cắm dual Ram). Khi đó máy tính của bạn sẽ chấp nhận nạp dữ liệu vào 2 RAM theo 2 luồng cùng một lúc. Một RAM để nạp các dữ liệu vào, 1 RAM để xuất các dữ liệu ra. Khi đó tốc độ của RAM có thể được nhân đôi. Gắn 2 thanh RAM bus 400 Mhz dualchanel thì bus hệ thống lúc này sẽ nhận là 800Mhz. Như vậy thì về lý thuyết 2 thanh RAM 512 MB bus 400 gắn dualchanel sẽ nhanh gấp đôi 1 thanh RAM 1GB bus 400. Nhưng bạn cũng lưu ý một điều rằng nếu trong trường bạn cắm dual, ví dụ như bạn cắm 2 thanh Ram bus 533 vào, khi đó băng thông sẽ là 1066 nhưng nếu bus của mainboard chỉ là 800 thì 2 thanh Ram đó sẽ vẫn chạy nhanh hơn 2 thanh Ram bus 400(lúc đó bus sẽ là 800MHz) nhưng cũng không hơn là mấy.
Nếu bạn lắp hai thanh ram khác nhau vào hệ thống bạn sẽ chỉ được hưởng thêm dung lượng còn tốc độ sẽ theo tốc độ của thanh RAM thấp hơn, và tất nhiên sẽ không có được hiệu quả của công nghệ Dual.

*Cách tính băng thông của RAM*
Ở chế độ Single Channel: Sẽ chỉ có 1 BANK được truy xuất trong cùng 1 thời điểm. Data Bus Width sẽ là 64 bit. Như vậy:
BandWidth = Bus Speed * Bus Width/8 = Bus Speed * 64/8 = Bus Speed *8
(Sở dĩ chia 8 là do Bus width tính theo đơn vị Bit còn BandWidth lại tính theo đơn vị là MB/s 1byte = 8 bit). VD: Với 1 thanh DDR-SDRAM 400 MHZ thì BandWidth = 400 * 64/8 = 3200MB/s vì thế mà người ta còn kí hiệu PC3200
Ở thế độ Dual Channel: Sẽ có 2 BANK ở 2 DIMM khác nhau được truy xuất cùng 1 lúc. Lúc này mỗi Bank sẽ mở 1 kênh về Mem Controler. Mỗi kênh có BandWidth là 64 bit như vậy tổng BandWidth của toàn bộ hệ thống là 128 Bit. Lúc này: BandWidth = Bus Speed * 128/8 = Bus Speed * 8.

*Memory Timing*
Chúng ta thường nghe mọi người nhắc đến RAM Timings kiểu 2-2-2-5-1T hay 3-3-3-8-2T và là một trong những tiêu chí để chọn RAM đối với dân OverClocker. Vậy thực chất những con số này có ý nghĩa gì.
Cas Latency (TCL) (Số thứ 1): Là khoảng thời gian ( tính theo cycle) từ khi CAS được Active cho đến khi dữ liệu bắt đầu được truyền trong Data Bus. Chính vì thế mà đây được coi là 1 chỉ số hết sức quan trọng. Để hiểu rõ hơn về Cas Latency có thể nhìn hình sau:


NOP là No Operation (không hoạt động). Vì sao xen kẽ giữa các lệnh READ lại kèm theo các NOP. Lý do rất đơn giản là tốc độ của CPU thường cao hơn so với tốc độ xử lí của RAM. Chính vì thế mà giữa các lệnh READ CPU phải chèn theo các lệnh No Operation để RAM có thời gian xử lí và cung cấp đủ dữ liệu trước khi tiếp nhận 1 lệnh mới.
Ras to Cas delay (TRCD) (Số thứ 2): Nếu nhìn vào cách truy xuất RAM ở trên thì các bạn có thể dễ dàng hiểu ngay đây là khoảng thời gian nhỏ nhất từ khi RAS được active cho đến khi CAS được active.

Ras precharge time (TRP) (Số thứ 3): Trước đây trong các chip RAM đời cũ thì cứ sau mỗi lần Row active nó sẽ bị deactived ngay lập tức và phải sau 1 khoảng vài cycle để precharge nó mới được active trở lại hoặc Row khác được active. Nhưng đối với các chip RAM bây giờ có thêm chế độ FAST PAGE MODE. Với FPM thì Row sẽ được active cho đến khi dữ liệu cần nằm ở Row khác. Lúc này RoW này sẽ được deactive. Và Row chứa dữ liệu cần sẽ phải mất 1 khoảng thời gian precharge trước khi được actived. Đây chính là TRP.
Min Ras Active Time (TRAS) (Số thứ 4): Do đảm bảo vấn để về nhiệt độ nên sau 1 khoảng thời gian Actived thì Row phải được Shutdown. Đây là delay giữa khoảng thời gian Row bị deactive trước khi nó được actived trở lại.
Comand Rate ( 1T hay 2T) : Là khoảng thời gian giữa Chip ram được chọn và lệnh được gửi đến Chip RAM đó.


Đây là các latency quan trọng nhất ngoài ra còn có nhiều timing RAM khác không được đề cập ở đây.
Mỗi thanh RAM đều có các chỉ số mặc định do nhà sản xuất đưa ra nhằm đảo bảo RAM hoạt động ổn định nhất và được ghi vào SPD EEPROM và BIOS được mặc định nhận chỉ số này tự động. Dĩ nhiên là có thể thay đổi các timing này nếu BIOS hỗ trợ nhưng việc thay đổi không có kinh nghiệm sẽ dẫn đến hỏng RAM hoặc hệ thống hoạt động không ổn định.
Chính các Delay này đã làm cho hiệu năng của RAM chưa bao giờ là 100% cho dù trong các hệ thống AMD với khả năng quản lí memory mạnh.

Phân loại RAM: có nhiều cách để phân loại RAM (theo công nghệ, theo chân cấm ...). Nếu phân loại theo công nghệ thì RAM có các loại như sau:
SIMM có 2 loại: loại 30 chân và loại 72 chân, phần chân SIMM được chia thành 2 đoạn không đều nhau (1 vết cắt phần chân cắm). Loại này hoạt động không phụ thuộc vào tốc độ bus hệ thống. SIMM dùng cho những Mainboard đời cũ. Hiện nay loại RAM SIMM không còn được sử dụng.



DIMM hiện đang được sử dụng với các loại RAM sau: SDRAM, DDRAM, DDRAM2, DDRAM3, RDRAM.
SDRAM có 168 chân, 2 khe cắt ở phần chân cắm.
DDRAM có 184 chân, chỉ có 1 khe cắt ở giữa phần chân cắm. Đây là phiên bản mới của SDRAM, được gọi là gấp đôi tốc độ truyền dữ liệu của SDRAM (Double Data Rate SDRAM) hay còn được gọi là SDRAM II.


DDRAM2 là bộ nhớ DDRAM thế hệ thứ 2, tuy kích thước y chang nhau (dài 133mm) và có cấu trúc gần như “sao y bản chánh”, hai thế hệ DDR này hoàn toàn không tương thích nhau. Chúng khác nhau về điện thế (DDR 2,5V, DDR2 chỉ 1,8V), số chân (DDR 184 chân, DDR2 tới 240 chân) và tín hiệu của chúng đều khác nhau. Vì thế socket của hai loại DDR này cũng được thiết kế khác nhau, socket DDR2 không thể gắn DDR, và ngược lại. Vị trí của khe cắt (gọi là K.@.y hole) ở cạnh chân DDR2 và DDR cũng khác nhau. Nhưng do khe cắt trên DDR2 được di dời vào gần giữa hơn, khó phân biệt đầu phải, đầu trái hơn, nên bạn phải “cẩn thận gấp đôi” khi gắn thanh DDR2 vào socket. Với DDR2, cấu hình Dual Channel cũng linh hoạt hơn. Bạn có thể gắn và thanh 256MB ở một socket kênh 1, và hai thanh 128MB ở hai socket kênh 2 (chứ không bắt buộc phải dùng mỗi kênh một thanh và có cùng dung lượng như ở DDR)



DDRAM3 (Double-data-rate three synchronous dynamic random access memory – bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên động đồng bộ tốc độ truyền dữ liệu kép thế hệ 3) là một tiêu chuẩn bộ nhớ máy tính mới được phát triển để kế nhiệm DDRAM2. Nhờ con chip được sản xuất bằng công nghệ 90nm. DDR3 có yêu cầu điện năng hoạt động và điện thế thấp hơn các đời DDR khác (chỉ 1,5V so với 1,8V của DDR2 và 2,5V của DDR) giúp giảm mức tiêu thụ điện năng đến 40% so với DDR2. DDR3 sử dụng các transistor “dual-gate” để giảm tình trạng rò rỉ dòng điện. Bộ nhớ đệm nạp sẵn (Prefetch buffer) của DDR3 có độ rộng tới 8bit (so với 4bit của DDR2 và 2bit của DDR). Về lý thuyết DDR3 có thể đạt tốc độ truyền dữ liệu tới 800-1600 MHz (băng thông xung nhịp đơn là 400-800 MHz) so với 400-1066 MHz (200-533) của DDR2 và 200-600 MHz (100-300 MHz) của DDR. Thanh DDR3 cũng có 240 chân như DDR2 nhưng lại có vị trí ngắt khác nhau nên không thể gắn vào các khe DDR2 được và điện thế của cả 2 cũng không tương thích nhau.


RDRAM có 184 chân, có 2 khe cắt gần nhau ở phần chân cắm. Bên ngoài RDRAM có bọc tôn giải nhiệt vì hoạt động rất mạnh. Tốc độ Bus lên đến 800MHz.

Do Hoang Ha
Do Hoang Ha
Trả lời 13 năm trước
Trong kiến trúc máy tính, ngoài các thiết bị phần cứng ra thì việc nhận diện các thông số kỹ thuật của mỗi thiết bị còn phụ thuộc vào các phần mềm quản lý. chẳng hạn như OS windows XP 32bit chỉ nhận tổng dung lượng RAM là 3Gb trở lại.
Từ đó suy ra, khi máy tính (ý nói đến một phần mềm nào đó đang hoạt động trong máy tính như BIOS hay HĐH) nhận diện được tổng số dung lượng bộ nhớ RAM là 512 hay 2Gb khi đã cấm chúng vào máy là do một thuật toán nào đó quét được các chip nhớ trên RAM mà ra.
Nếu khe cấm RAM trên main không hỗ trợ loại RAM có dung lượng cao thì cho dù bạn gắn nó vào cũng không nhận diện đc. Điều này giãi thích cho việc khe RAM hỗ trợ tối đa đến 1Gb, gắn vào nó RAM 2Gb, nhưng chỉ nhận được có 1Gb, vậy phần 1Gb còn lại đã đi đâu? Nhưng nếu nâng cấp phần mềm quản lý thiết bị (BIOS) lên cao hơn thì lại nhận được đủ 2Gb. Từ đó suy ra, thuật toán trên phần mềm quản lý thiết bị quyết định tất cả các thông số này!
Đây là ý kiến của mình sau khi đã thu thập và nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan đến kỹ thuật phần cứng.
Chuỗi Siêu Thị Máy Tính Đăng Khoa
Chuỗi Siêu Thị Máy Tính Đăng Khoa
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn, Đăng Khoa xin được góp ý như sau:

Một câu hỏi thật là thú vị, bạn học về kiến trúc máy tính thì chắc bạn biết máy tính được cấu tạo bởi nhiều thành phần phần cứng lại với nhau, trên nền mainboard các thiết bị được kết nói với nhau, Ram máy tính được kết nối với main thông qua khe cắm Ram, và Ram cắm vào máy có dung lượng bao nhiêu thì khi đó Bios trong máy sẽ nhận diện và điều khiển chúng.

Chúc bạn thành công.

Nguyễn Thành Đạt
Nguyễn Thành Đạt
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn,

Mỗi RAM khi sản xuất ngoài phần cứng, nó còn được nạp firmware. Firmware này có khả năng output các thông số của RAM và có thể nhận tinh chỉnh RAM từ phần mềm bên ngoài.

Chúc bạn may mắn