So sánh Core i 5 và Core i 7
COMBO CPU & MAINBOARD: Intel Core i5-750 Với vỏ hộp mới, bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một bộ xử lý phù hợp với nhu cầu của mình.
Ta có thể thấy, Core i5 750 có xung 2.66Ghz, 4 threads, socket 1156, 8MB L3 cache và hỗ trợ công nghệ ảo hóa. Ngày đóng gói là 3/8/2009 - quá tuyệt ?
TDP ở mức 95W, ít hơn nhiều so với 135W của dòng i7 9xx. Intel cũng có dòng Core i5 750s với TDP 82W.
Socket 1366 dùng quạt 80mm, 1156 có quạt 75mm và 775 dùng quạt 72mm.
Mainboard Asus P7P55D Deluxe Với tông màu chủ đạo đen-xanh, P7P55D Deluxe có 4 khe DDR3 kênh đôi, 3 khe PCIe x16 (3-way SLI & CrossFire), 2 khe PCIe x1 & PCI.
CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM: Chúng tôi so sánh Core i5-750 với Core i7-920. Cả hai đều có cùng xung nhịp, nhưng i7 hỗ trợ kênh ba còn i5 là kênh đôi. Bên cạnh đó i7 hỗ trợ 8 threads, gấp đôi i5. Chúng tôi dùng 2GBx2 và 2GBx3 lần lượt cho Core i5 và Core i7. Hệ điều hành Vista 32-bit. Hai hệ thống dùng khoảng 3Gb bộ nhớ. Bằng cách này chúng tôi có thể giảm tối đa việc thiên vị trong quá trình kiểm nghiệm.
THIẾT LẬP HỆ THỐNG Ở chế độ Standby, xung Core i5-750 giảm còn 1.2GHz (133.3MHz*9), và mức điện áp 0.896V cho nhiệt độ CPU từ 31 - 37oC Tuy nhiên cũng ở chế độ này nếu giảm điện áp còn 0.88V xung Core i5-750 sẽ tăng lên 1.6Ghz (133.3MHz*12). Điều này cho thấy Core i5 có khả năng kiểm soát nhiệt độ và điện áp tốt hơn.
Khi hệ thống tải, xung Core i5-750 tự động được OC lên 2.8Ghz (133.3MHz*21), điện áp CPU 1.152V với nhiệt độ 70oC.
Tăng điện áp lên 1.2V, Core i5-750 có thể đạt 3.6GHz (200MHz*18) với nhiệt độ 90oC Tuy nhiên, chúng tôi cũng tìm thấy được sự khác biệt giữa combo Core i5-750+ P55 và combo Core i7-920 + X58 như sau: * Lower QPI multiplier (16x/18x) * Locked UCLK multiplier (16x) * Khi ép xung Core i7-920, bạn có thể chỉnh xung PCI-E trong khoảng 120-130MHz để tăng xung CPU. Nhưng đối với Core i5 thì mức này chỉ là 105Mhz, nếu cố gắng lên 110Mhz hoặc cao hơn, hệ thống sẽ tắt. * Mức điện áp mặc định của IMC (Integrated Memory Controller) là 1.1V và mức xung bên ngoài là 200Mhz. Trong kiểm nghiệm, CPU hoạt động tốt nhất ở mức 1.5V. Vì thế Core i5 có khả năng OC tốt hơn. Chúng tôi hy vọng mức xung bên ngoài có thể đạt 250Mhz, nhưng tiếc là chỉ được 210Mhz.
POWER CONSUMPTION Nhờ vào việc cải tiến cấu trúc, nền tảng Core i5 tiêu thụ ít điện hơn hẳn so với nền tảng Core i7 Cụ thể, trung bình 2 nền tảng chênh lệch nhau khoảng 50W điện. Khi bật Turbo Boost, Core i5 chỉ tiêu thụ thêm 4W, trong khi Core i7 tăng 20W và mức chênh lệch ở chế độ này là 61W.
Dual-channel vs. Triple-channel Memory Benchmark Core i5-750 Bộ nhớ kênh ba đem đến giao tiếp bộ nhớ rộng 192bit, và nếu có 3 thanh DDR3-1333 bạn sẽ có băng thông 32GB (1333*3*64/8), gấp đôi kênh đôi.
Benchmark Core i7-920 Không có gì lạ khi Core i7 chiếm ưu thế, tuy nhiên khi chạy ứng dụng mọi chuyên có thể khác.
Tất nhiên bộ nhớ kênh đôi cũng có ưu điểm của nó, với độ trễ 56.4ns, tốt hơn so với 60.9ns của kênh ba.
Core i5 vs. Core i7: Basic Applications Core i5 thua trong các ứng dụng cơ bản, đặc biệt là Fritz Chess, MediaShow Espresso, wPrime... Nhìn chung, mức chênh lệch khoảng 10% giữa 2 nền tảng.
Core i5 vs. Core i7: Gaming performance Core i5 vẫn thua Core i7, nhưng khoảng cách đã được rút xuống đáng kể.
KẾT LUẬN Theo hiệu năng rõ ràng chúng ta có thể xếp như sau Core i7 > Core i5 > Core i3. Hiệu năng Core i5-750 bằng khoảng 90% Core i7-920.
Bên cạnh đó, i5 cũng có các ưu điểm trội hơn i7 là mức tiêu thụ điện và khảng năng OC...
Với mục tiêu phân khúc tầm trung, i5 phù hợp với người dùng hơn i7. Với mức giá "mắc truyền thống" $234, rẻ hơn nhiều so với i7. Cộng thêm Mainboard P55, rõ ràng việc xây dựng nền tảng i5 rẻ hơn nhiều so với i7.
Với sự xuất hiện của i5 và sắp tới là i3, những bộ xử lý Nehalem kiến trúc nhỏ gọn, chắc chắn sẽ ngày càng phổ biến với người bình dân.
Nguồn: http://en.expreview.com/2009/08/19/t...re-i5-750.html