Core 2 Duo và Duo Core (khác và giống nhau ở điểm nào)?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Intel là một trong hai tên tuổi lớn nhất trong làng sản xuất bộ vi xử lý (CPU) dành cho máy tính để bàn, đang cạnh tranh quyết liệt với AMD...
Intel là một trong hai tên tuổi lớn nhất trong làng sản xuất bộ vi xử lý (CPU) dành cho máy tính để bàn, đang cạnh tranh quyết liệt với AMD để giành thị trường bằng những sản phẩm mới. Intel® Core™2 Duo là một trong các sản phẩm đó, dựa trên nền tảng công nghệ sản xuất chip cực nhỏ 65 nm, tích hợp nhiều nhân xử lý trên cùng một chip, hỗ trợ 64bit và các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Mặt khác, Intel tiếp tục đẩy mạnh chiến lược giảm giá các dòng CPU tầm trung trong đó có Pentium® D 8xx và 9xx để cạnh tranh với đối thủ và thu hút khách hàng về phía mình. Do vậy, Test Lab đã tiến hành thử nghiệm trên hai dòng sản phẩm này để đánh giá, so sánh về hiệu năng xử lý giúp bạn đọc lựa chọn cho mình một bộ vi xử lý phù hợp nhất để cân đối được hiệu năng cũng như giá thành đầu tư trong điều kiện hiện nay. Cả 4 sản phẩm đại diện cho 2 nhóm CPU đều được benchmark trên cùng một hệ thống thử nghiệm và tối ưu hóa theo qui trình thử nghiệm dành riêng cho CPU để đạt được kết quả cao nhất và đảm bảo tính chính xác cũng như tránh các hạn chế do hiện tượng “nghẽn cổ chai” gây ra.

Intel® Pentium® D – 2 nhân cho người dùng tầm trung:
Đại diện cho dòng 8xx là Intel® Pentium® D 820 và Intel® Pentium® D 915 đại diện cho dòng 9xx đều có 2 nhân xử lý trên cùng 1 chip, sử dụng socket 775, FSB 800MHz, hỗ trợ các tập lệnh MMX, SSE, SSE2, SSE3, EM64T và đều có tốc độ hoạt động ở 2.8GHz. Điểm khác biệt là Pentium® D 8xx có 1MB bộ đệm L2 cho mỗi nhân, công nghệ sản xuất 90nm, trong khi bộ đệm L2 của Pentium® D 9xx lên đến 2MB cho mỗi nhân, công nghệ sản xuất 65nm nhỏ hơn, mát hơn, bổ sung thêm một số công nghệ và hoạt động ở điện áp thấp hơn cũng như hứa hẹn khả năng xử lý mạnh hơn.

Tuy nhiên, điều không mong đợi và có vẻ nghịch lý đã xảy ra khi Pentium® D 915 được sản xuất trên công nghệ nhỏ hơn, điện áp hoạt động thấp hơn, và kiến trúc mới hơn cũng như bộ đệm L2 được tăng lên gấp đôi lại tỏ ra thua kém người anh em Pentium® D 820 cùng tốc độ trong mọi thử nghiệm. Trong 3D Mark 2006, Pentium® D 820 đạt được 2.884 điểm trong khi Pentium® D 915 theo sau với 2.832 điểm. Nếu Pentium® D 820 mất 3.129 giây để hoàn tất benchmark AutoCad 2006 thì Pentium® D 915 đạt “kỷ lục” 6.577 giây, một con số quá thất vọng. Cứ thế, Pentium® D 820 tiếp tục bỏ rơi Pentium® D 915 trong thử nghiệm 3D Studio Max 8 với 3.097 giây, sớm hơn 405 giây so với khoảng thời gian 3.502 giây của Pentium® D 915. ITlab thực sự bất ngờ với kết quả này và đã kiểm tra lại hệ thống thử nghiệm đồng thời benchmark lại nhiều lần để loại trừ các yếu tố lỗi do hệ thống nhưng kết quả vẫn không thay đổi, có thể do cấu trúc hai nhân của Intel® Pentium® D 915 chỉ tối ưu cho một số tác vụ nhất định hay đây thực sự là điểm yếu của Pentium® D 915 chăng?



Intel® Core™2 Duo – 2 nhân cho người dùng cao cấp:
2 CPU dòng Core 2 Duo E6300 và E6600 đều có cấu trúc giống nhau, chỉ khác biệt duy nhất là E6600 có đến tổng cộng 4MB bộ đệm L2 trong khi E6300 chỉ có 2MB mà thôi. So với Pentium® D thì Core 2 Duo vượt trội hơn rất nhiều cả về mặt công nghệ lẫn hiệu năng xử lý, đặc biệt là bộ đệm L2 của E6600 lên đến 4MB. Cũng tương tự như Pentium® D 915 về công nghệ sản xuất, đế cắm, nhưng điện năng tiêu thụ thấp hơn, hỗ trợ thêm tập lệnh SSSE3 (Supplemental Streaming SIMD Extension 3) và FSB lên đến 1066MHz.

Tuy tốc độ xung nhịp chỉ có 1.86GHz đối với Core 2 Duo E6300 và 2.4GHz đối với E6600, thấp hơn khá nhiều so với 2.8GHz của Pentium® D 820 và 915. Cuộc so tài có vẻ không cân sức với lợi thế về tốc độ xử lý nghiêng về Pentium® D, nhưng cả 2 sản phẩm dòng Core 2 Duo đều khẳng định được đẳng cấp của mình bằng kết quả benchmark một cách rất thuyết phục. Trong thử nghiệm 3D Mark 2006 về xử lý đồ họa ở độ phân giải 1024x768, anh em nhà Core 2 Duo vượt lên dẫn đầu với số điểm tuyệt đối 2.925 (E6300) và 2.939 điểm (E6600) so với 2.884 và 2.832 điểm của Pentium® D 820 và 915. Không dừng ở đó, Core 2 Duo lại tiếp tục bỏ xa anh em Pentium® D trong thử nghiệm xử lý vector benchmark bằng AutoCad 2006 với thời gian xử lý 2.662 giây đối với E6300 và 2.641 giây đối với E6600, trong khi đó, Pentium® D 820 phải mất đến 3.129 giây cũng như Pentium® D 915 mất đến 6.577 giây để hoàn tất xử lý. Và chẳng còn ngạc nhiên gì nữa khi anh em nhà Pentium D 820 và 915 đang vật lộn với phép thử 3D Studio Max 8 hết 3.097 giây và 3.502 giây thì Core 2 Duo ung dung về đích với thời gian cách biệt hoàn toàn 2.330 giây và 2.319 giây tương ứng với E6300 và E6600.

Nếu so sánh với Pentium® D trong suốt quá trình thử nghiệm thì dòng Core 2 Duo thật sự gây ấn tượng về khả năng xử lý ưu việt của mình mặc dù năng lượng tiêu thụ thấp hơn. Nhiệt độ Core 2 Duo tỏa ra cũng rất thấp nên nhiệt độ CPU và tốc độ vòng quay đo được trên hệ thống giải nhiệt Cooler Master Hyper 48 chỉ trong khoảng 27o C/1.400 rpm (Idle) đến 44o C/2.450 rpm (Full load), còn Pentium® D thì nóng hơn, ồn ào hơn và dao động từ 33o C/1.800 rpm đến 45o C/2.500 rpm trong cùng một môi trường 26o C. Tuy nhiên, nếu so sánh về hiệu năng trong cùng nhóm với nhau thì Core 2 Duo E6600 không thể hiện được sự cách biệt rõ nét so với E6300 như mong đợi trong khi bộ đệm L2 lớn gấp đôi và tốc độ xung nhịp chênh lệch nhau gần 600MHz, một con số khá lớn mà lẽ ra phải tạo ra được một cú đột phá đáng kể. Core 2 Duo E6300 luôn bám sát người anh em trong mọi thử nghiệm với điểm số cách biệt không đáng kể so với lợi thế về bộ đệm L2 và tốc độ xử lý của E6600. Có lẽ sức mạnh mà Intel mang lại cho Core 2 Duo so với các dòng CPU khác nằm ở kiến trúc thiết kế mới của mình chứ bộ đệm L2 và tốc độ xử lý không phải là yếu tố quyết định, hoặc cũng có thể do các ứng dụng hiện nay chưa đủ độ “nặng” để có thể phát huy được hết 4MB của bộ đệm L2 nên Core 2 Duo E6600 chưa thể hiện được sức mạnh tiềm ẩn của mình.

Kết quả từ các thử nghiệm đã thể hiện được sức mạnh vượt trội của dòng Core 2 Duo nên đây là lựa chọn hàng đầu cho người dùng cần xử lý nhiều ứng dụng cùng một lúc và các ứng dụng đòi hỏi tài nguyên CPU lớn như cơ sở dữ liệu, biên tập phim, đồ họa, game, và các hệ thống chuyên dụng. Core 2 Duo E6300 với giá tại Việt Nam khoảng 204 USD là ứng cử viên hợp lý nhất về hiệu năng và giá thành trong khi E6600 giá thành cao hơn 143 USD nhưng hiệu năng xử lý nhỉnh hơn không đáng kể và không tương xứng với giá trị mà người dùng phải bỏ ra. Trong khi đó, Pentium® D 915 lại gây nhiều thất vọng về khả năng xử lý mặc dù giá cao hơn 19 USD so với 101 USD của Pentium® D 820, vì vậy Pentium® D 820 với sức mạnh đủ sức đáp ứng cho các ứng dụng tương đối lớn ở thời điểm hiện nay và giá cạnh tranh rất thích hợp cho người dùng tầm trung cho nhu cầu giải trí và làm việc với chi phí đầu tư hợp lý. Tuy nhiên bạn cần phải có một sự đầu tư cân đối giữa các thành phần linh kiện hợp lý để hệ thống đạt được hiệu suất hoạt động cao nhất.


Kết luận cuối cùng

Các ứng dụng bình thường được xử lý nhanh hơn với Core 2 Duo, nhưng thực sự Core 2 Duo phát huy tối đa hiệu xuất với các ứng dụng cần nhiều xử lý nhất như: đồ họa 3D và media encoding. Xem các kết quả so sánh trên, thì thực sự Core 2 Duo không đáng thuyết phục đa số người dùng, nhưng nếu bạn phải làm việc với đồ họa trên chiếc laptop của mình, thì bạn nên lựa chọn cho mình Core 2 Duo hơn.

Một trong những lĩnh vực mà hầu hết chúng ta quan tâm, đó là tốc độ của game trên laptop. Hầu hết laptop được bán hiện nay đều bị giới hạn về GPU. Chúng ta hy vọng rằng trong tương lai gần, sẽ có những dòng high-end laptop dành cho game, lúc đó việc xác định sự hơn kém của Core 2 Duo và Core Duo sẽ được làm rõ hơn khi mà giới hạn về GPU được giải quyết. Riêng về sự quan trọng của card đồ họa, chúng tôi sẽ cố gắng biên tập trong một bài viết khác để chúng ta có được cái nhìn tổng thể hơn.

Cho dù Core 2 Duo hiện nay là một trong những điểm chú ý của người dùng (tháng 11/2006), nhưng quả thực rất nhiều người đang mong chờ ở thời điểm 2007, khi mà các dòng chip Core 2 Duo được thiết kế với FSB tốc độ cao hơn (tại sao tốc độ FSB lại quan trọng như vậy, mời các bạn xem lại bài viết về Dual Processor vs Dual Core)… nhưng không may là như vậy thì việc tiêu thụ điện để có tốc độ đó cũng tăng theo tỷ lệ thuận, trong khi đó việc cải tiến và nâng cao dung lượng battery ở thời điểm này cũng là một thách thức đối với các nhà sản xuất máy tính.

Với người dùng Apple, việc nâng cấp từ MacBook hoặc MacBook Pro không phải là bức thiết, tính cho đến thời điểm vào cuối năm nay 2006. Dĩ nhiên, Apple cũng sẽ có cách của họ để khiển người dùng không thể cưỡng được sự hấp dẫn của dòng Core 2 Duo.

Kết luận cuối cùng, nâng cấp từ Core Duo lên Core 2 Duo không có nhiều thay đổi về tốc độ thực hiện chương trình, cũng như việc giảm tiêu thụ năng lượng. Người dùng laptop Core Duo không có lý do gì để nâng cấp ở thời điểm hiện nay, thay vào đó là nên chờ đợi một hệ thống mới với nền tảng Santa Rosa.

So sánh Dual Processor vs Dual Core

Định nghĩa DUAL CORE
Có một câu hỏi thường được thắc mắc: "Ta nhận được lợi ích gì từ việc sử dụng nhiều bộ vi xử lý?". Với sự phát triển ngày càng mạnh các hệ vi xử lý dual core, chủ đề này lại càng quan trọng hơn. Sử dụng nhiều bộ VXL hoặc một bộ VXL dual core thì cái nào lợi hơn? Và sự khác nhau giữa chúng là gì? Bài này sẽ tập trung trả lời các thắc mắc như vậy.

Một câu hỏi chính cho những ai đang sẵn sàng mua ngay một hệ thống high-end đó là: khi nào thì họ cần sử dụng 2 bộ VXL. Cho bất kỳ ai đang làm việc trong lĩnh vực biên tập video, ứng dụng đa luồng, hoặc rất nhiều tác vụ khác nhau thì câu trả lời luôn rõ ràng: rất cần thiết. Nhưng khi nào thì việc sử dụng 2 chip riêng biệt (như các hệ thống dual Xeon hoặc Opteron), hay 1 chip dual-core (như Pentium D hoặc Athlon64 X2) sẽ tốt hơn. Dual CPU hay dual core, cái nào tốt hơn?

Khi các tác nhiệm mà máy tính có thể thực hiện trở nên phức tạp, và khi người dùng mong muốn làm được nhiều hơn cùng một thời điểm, các nhà sản xuất máy tính đang cố gắng tăng tốc độ để thỏa mãn những mong muốn như vậy. Có một CPU nhanh hơn: đó là cách truyền thống mà chúng ta hay thực hiện. Nhưng dù sao thì do các nguyên nhân về: kích thước, độ phức tạp và nhiệt độ khiến cho việc tăng tốc độ xử lý của CPU trở nên khó khăn hơn. Nhưng để tiếp tục vẫn tăng được khả năng xử lý, một giải pháp khác đã được tìm ra.

Có 2 CPU (và một mainboard có khả năng cắm được cả 2) thì giá thành lại quá đắt, vì vậy các kỹ sư máy tính đã xử dụng một giải pháp khác: dùng 2 CPU, nhưng nhập chúng lại tạo thành 1 chip khác. Như vậy là có đủ sức mạnh của 2 CPU nhưng chỉ dùng mainboard có 1 khe cắm. Điều này giúp cho việc không phải chi quá nhiều tiền cho mainboard, mà vẫn sử dụng được khả năng của cả 2 CPU (được hỉểu như là 2 core) so với chi phí của việc sử dụng hai CPU riêng biệt. Do đó, có thể định nghĩa rằng: DUAL CORE là 2 CPU được gắn kết trên 1 con chip.

Có thêm một số khác biệt tinh tế giữa các nhãn hiệu: làm sao họ kết hợp 2 core lại trên 1 chip, và tốc độ mỗi core sẽ là thế nào? và điều đó ảnh hưởng thế nào đến việc tăng tốc độ thực hiện khi sử dụng dual core. Thêm vào đó là các chương trình khác nhau thì sẽ tận dụng được sức mạnh của dual core khác nhau.

Sắp xếp tiến trình thực hiện
Có một điều luôn được đặt ra: làm sao máy tính biết được khi nào thì dùng core nào? Có một phần trong hệ điều hành Windows, gọi là "scheduler", chịu trách nhiệm chỉ cho CPU chương trình nào cần chạy và vào thời gian nào? Điều này cho phép vài chương trình chạy trong cùng một thời điểm, trong khi đó CPU sẽ chuyển qua lại gữa chúng khi cần thiết. Khi có quá nhiều chương trình đang chạy, máy tính có thể chậm lại, khi bộ phần scheduler điều khiển việc sử dụng CPU sang nhiều hướng khác nhau. Nếu một bộ VXL dual core được sử dụng trên máy tính này, thì bộ scheduler cũng được tăng gấp đôi tương ứng. Thỉnh thoảng cả hai core có thể chỉ phục vụ cho cùng một chương trình (nếu ứng dụng được phát triển để tận dụng sức mạnh của nhiều chip - được gọi là "đa luồng"). Dù sao, điều quan trọng là nếu chúng ta sử dụng một chương trình được thiết kế không phải đa luồng, thì ứng dụng đó sẽ chỉ sử dụng 1 CPU hoặc core mà thôi.