Việt Nam làm thế nào để chống cự với tình thế kinh tế thay đổi liên tục như hiện nay?

Với tình hình kinh tế thay đổi liên tục từng giờ như bây giờ, Việt Nam phải đối phó như thế nào ?
Nguyen Thi Huyen Trang
Nguyen Thi Huyen Trang
Trả lời 15 năm trước
<Theo Cafe F> Hiện nay cần có những chính sách sau : Nới lỏng thận trọng chính sách tiền tệ Ông Thúy cho rằng: “Tình thế đang thay đổi từng ngày, từng giờ. Cơn sốt lạm phát bây giờ đã có dấu hiệu suy giảm. Nếu áp dụng phương thuốc thắt chặt tiền tệ như thời gian vừa qua thì không còn phù hợp nữa với tình thế hiện tại. Ngăn chặn nguy cơ đình đốn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của chính sách kinh tế vĩ mô”. Trên quan điểm đó, người tham mưu của chính phủ về các vấn đề chính sách kinh tế vĩ mô cho rằng chính sách tiền tệ trong thời gian tới cần phải đặt nhiệm vụ ưu tiêu hàng đầu là ngăn chặn nguy cơ suy giảm của nền kinh tế đang có dấu hiệu xảy ra do sự ‘cộng hưởng” của suy thoái kinh tế thế giới. Lo ngại trước nguy cơ suy giảm của kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển Ngân Hàng, NHNN Việt Nam cũng cho rằng: Chính sách tiền tệ trong thời gian tới cần phải được nới lỏng một cách thận trọng để hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn để sản xuất”. Còn chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định: “Ngân hàng nhà nước cần cung cấp vốn cho hệ thống ngân hàng thương mại cho các xí nghiệp vay với lãi suất ưu đãi. NHNN huy động vốn qua phát hành trái phiếu nhà nước hoặc qua chức năng phát hành tiền tệ, hoàn toàn có khả năng tạo nên nguồn tài chính lãi suất thấp”. Củng cố lòng tin vào hệ thống tài chính Về hệ thống tài chính, ông Thúy cho rằng chính phủ cần phải củng cố lòng tin của người dân vào hệ thống các tổ chức tài chính. Hệ thống ngân hàng được xem như cấu nối để chuyển nguồn vốn từ khu vực tiết kiệm và khu vực sản xuất kinh doanh. Việc củng cố, lành mạnh hóa các hệ thống tài chính cần được thực hiện bằng cách bằng cách tăng cường khả năng thanh toán cho các ngân hàng. Để củng cố lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, ông Lê Đức Thúy đề xuất: “Chính phủ nên có một tuyên bố chính thức và công khai việc chính phủ đảm bảo tất cả các khoản tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống ngân hàng Việt Nam để đảm bảo niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng”. Trước sự sụp đổ của các ngân hàng lớn trên thế giới, người dân đang phân vân trước việc gởi tiền vào ngân hàng liệu có ổn không. Sự phân vân đó sẽ dẫn đến việc có những khoản tiền nhàn rỗi nằm ngoài hệ thống ngân hàng gây khó khăn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.