29 tuổi chưa tiết kiệm được đồng nào

Tôi là nữ, làm nhân viên ngân hàng, đang ở nhà cùng bố mẹ tại Sài Gòn. Mấy năm trước mức lương của tôi chỉ 3-4 triệu, sau đó tăng dần tới nay. Tôi không phải thuê nhà, mà chỉ lo chi tiêu cho cá nhân (ăn sáng, trưa, xăng xe, điện thoại, mua sắm cá nhân và đi cà phê với bạn). Mỗi năm tôi để dành được khoảng 20 triệu thì thường tổ chức chuyến đi chơi xa cho cả nhà. Nói chung tôi chưa nghĩ nhiều lắm đến chuyện tiết kiệm vì nghĩ sau này lấy chồng thì hai người sẽ cùng lo. Mấy bữa nay nghe các bạn nói nhiều về chuyện này, tôi có cần phải tập tích lũy dần không? Và bắt đầu thế nào thì tốt nhất?

Trả lời 9 năm trước
31 tuổi lương 10 tr. Có nhà riêng tại tphcm, vui tính, ngoại hình tạm ổn, chưa có vợ, lương 10tr/t. hết sau 1 tuần.
Nguyễn Thanh Thảo
Nguyễn Thanh Thảo
Trả lời 9 năm trước

Mình năm nay 28 tuổi, là nhân viên văn phòng thu nhập trung bình (7-8 triệu/ tháng). Mình cũng sống cùng bố mẹ. Mỗi tháng mình đưa mẹ 3 triệu đồng còn vấn đề sinh hoạt và đi lại hay ăn uống là tự lo. Mình tự mua xe đi làm và tiết kiệm được một khoản nhỏ nhỏ cho bản thân. Theo mình nghĩ ai cũng vậy cần tiết kiệm không chỉ cho mai này mà còn cho nhiều thứ khác nữa. Không cần tiết kiệm nhiều, mỗi tháng một khoản nhỏ thôi cũng được

Trần Thu Huyền
Trần Thu Huyền
Trả lời 9 năm trước

Bắt đầu tiết kiệm từ bây giờ, với bạn đã là quá muộn. Bạn nói lấy chồng rồi TK sau, khi đó ko kịp nữa. Lấy chồng chỉ khoảng 1 năm thì đã sinh con rồi, khi đó bạn có bn tiền? 10tr lẽ ra bạn phải tiết kiệm được ít nhất 3tr. Nên bắt đầu ngay từ hôm nay.

Trinh Thanh Hà
Trinh Thanh Hà
Trả lời 9 năm trước

Bắt đầu bằng việc lấy chồng. Mình cũng như bạn, thu nhập cao hơn mà chẳng tiết kiệm được đồng nào. Đến khi có gia đình riêng, tự khắc phải tiết kiệm. Đến lúc có con rồi còn luôn nghĩ ra làm thêm gì để bổ sung thu nhập nữa cơ.

Hà Hiểu Minh
Hà Hiểu Minh
Trả lời 9 năm trước

việc kiểm soát chi tiêu là cần thiết. Ngoài việc giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi có một khoản tiết kiệm kha khá thì nó còn xây dựng một thói quen chi tiêu tốt hợp lý về lâu dài.
Thay vì chi tiêu theo sở thích, bạn nên tập cách kiểm soát nó. Bằng một việc làm đơn giản là thống kê chi tiêu các khoản mục như chi phí sinh hoạt thông thường, chi phí giao lưu, chi phí đột biến khác như ốm đau, cưới hỏi va các mua sắm khác như váy áo, điện thoại trang sức. Viêc viết ra các khoản chi này bạn sẽ nhìn ra đâu là khoản chi chiếm đa số và không phải là thiết yếu bắt buộc và đâu là khoản chi bắt buộc nhưng có thể cắt giảm. Chỉ nhờ vào việc điều chỉnh hai khoản này sẽ giúp bạn cải thiệt rõ rệt tình hình tài chính của mình.
Thường nếu làm chi tiết bạn sẽ nhận ra có đến khoảng 30% các khoản chi là có thể cắt giảm ngay hoặc giảm ngay vì dụ thay vì chi 300k bạn chỉ cần 200k mà khoản chi vẫn hợp lý.
Thường thì việc kiểm soát chi tiêu yêu cần tính kỷ luật hơn là sự hiểu biết vì tiền ở trong tay bạn, quyết định dùng nó như thế nào, có định móc ví ra hay không là ở chính bản thân bạn.
Theo mình nữ giới thường dính nhiều vào các khoản mua sắm và cafe, vui chơi với bạn bè. Nếu quyết tâm cắt giảm, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản lớn bất ngờ. Nhớ viết hết các khoản chi ra nhé, bạn sẽ nhìn thấy vấn đề bất cập ngay khi thống kê chi tiết.
việc kiểm soát chi tiêu là cần thiết. Ngoài việc giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi có một khoản tiết kiệm kha khá thì nó còn xây dựng một thói quen chi tiêu tốt hợp lý về lâu dài.
Thay vì chi tiêu theo sở thích, bạn nên tập cách kiểm soát nó. Bằng một việc làm đơn giản là thống kê chi tiêu các khoản mục như chi phí sinh hoạt thông thường, chi phí giao lưu, chi phí đột biến khác như ốm đau, cưới hỏi va các mua sắm khác như váy áo, điện thoại trang sức. Viêc viết ra các khoản chi này bạn sẽ nhìn ra đâu là khoản chi chiếm đa số và không phải là thiết yếu bắt buộc và đâu là khoản chi bắt buộc nhưng có thể cắt giảm. Chỉ nhờ vào việc điều chỉnh hai khoản này sẽ giúp bạn cải thiệt rõ rệt tình hình tài chính của mình.
Thường nếu làm chi tiết bạn sẽ nhận ra có đến khoảng 30% các khoản chi là có thể cắt giảm ngay hoặc giảm ngay vì dụ thay vì chi 300k bạn chỉ cần 200k mà khoản chi vẫn hợp lý.
Thường thì việc kiểm soát chi tiêu yêu cần tính kỷ luật hơn là sự hiểu biết vì tiền ở trong tay bạn, quyết định dùng nó như thế nào, có định móc ví ra hay không là ở chính bản thân bạn.
Theo mình nữ giới thường dính nhiều vào các khoản mua sắm và cafe, vui chơi với bạn bè. Nếu quyết tâm cắt giảm, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản lớn bất ngờ. Nhớ viết hết các khoản chi ra nhé, bạn sẽ nhìn thấy vấn đề bất cập ngay khi thống kê chi tiết.
Lý Khiết An
Lý Khiết An
Trả lời 9 năm trước

mình là nam 28t. sống ở một tỉnh nhỏ, không có lương nhưng thu nhập năm rồi tầm 300 tr. Chi phí ở quê cũng không có gì nhiều nhưng cũng chẳng tiết kiệm được bạn ạ. Chưa có gia đình thì mình nghĩ cứ dùng tiền đó mà mở rộng quan hệ, mở rộng tầm mắt chứ đừng bo bo như người già không hay đâu.
Đừng tiêu hoang phí là được, chứ không nên tự keo kiệt với bản thân. Mình cũng hay đi du lịch, có ít đi ít, có nhiều đi nhiều, từ kiểu đi bụi đến kiểu sang chảnh tùy tình hình.
Nhưng khi có gia đình rồi thì suy nghĩ kỹ đến chuyện tiết kiệm nhé. Goodluck

Mai Lạc Cầm
Mai Lạc Cầm
Trả lời 9 năm trước

Mình đã lập gia đình và thấy rằng dù cả hai cùng kiếm ra tiền nhưng tài chính riêng do bạn tiết kiệm mà có sẽ giúp bạn tự tin quyết định chi tiêu trong gia đình và có tiếng nói hơn là đợi tới khi có chồng rồi mới tính tối chuyện cả hai cùng tiết kiệm. Chưa kể tới trường hợp những người đã đi làm nhưng khi lập gia đình thì nghĩ vì cho rằng nên toàn tâm toàn ý lo cho gia đình, họ gặp lại tôi và tiếc nuối vì muốn chi gì cũng phải xòe tay xin tiền và đợi ý kiến từ chồng

Lê Thiên Trang
Lê Thiên Trang
Trả lời 9 năm trước

Tôi là con gái, sn 1988, từ mức thu nhập cách nay 5 năm là 3 triệu đến 15 triệu hiện tại, đến nay toi đã tích lũy dc 400tr ( đã trừ chi phí sắm xe cộ,..) và đang dự định tìm mua đất. Ban đầu mục tiêu là trong vòng mấy tháng phải mua 5 phân vàng, từ từ mỗi tháng mua 5 phân, rồi đến chỉ.( nhờ vậy mà đợt xuống giá vàng vừa rồi, e nó lỗ hết 20tr ^^). Nói chung có lương là trích vào sổ TK hết, chỉ chừa lại 1 số ít thôi, có thiếu thì mượn sau cũng được. Vì mình hay có tật hẽ thấy trong túi có tiền là cứ tiêu xài không cần biết còn bao nhiêu, cho nên chẳng thà không có, không thấy và tất nhiên có muốn xài tiền cũng khó.