Kinh tế liệu có lao dốc vào năm 2012 ?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chúng ta vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai năm, và tàn dư của nó vẫn còn đè nặng lên thị trường bất động sản, chứng khoán. Các nhà đầu tư cũng đang nín thở theo dõi cuộc vật lộn về nợ nần của châu Âu. Liệu có khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp theo hay không?

Nhiều chuyên gia kinh tế đang dự đoán cuộc khủng hoảng tiếp theo sẽ xảy ra ở lĩnh vực nào. Không bàn về nguyên nhângây ra cơn khốn đốn tiếp theo cho nền kinh tế, tôi (*) chỉ dự đoáncơn bãosẽ xảy ra vào năm 2012.

Đúng, đó chính là năm bầu cử tổng thống Mỹ. Các cuộc khủng hoảng kinh tế thườngưa thíchthời điểm các chính trị gia phải đối mặt với lá phiếu của cử tri. Lý do thật đơn giản: Đây là thời điểm các vấn đề đã kéo dài lâu ngày như chính sách cho vay lỏng lẻo, thâm hụt ngân sách, tiền tệ mất giá mới phát sinh hậu quả nghiêm trọng. Cùng với đó là một loạt các khó khăn khác mà các chính trị gia thường che giấu, hay giảm nhẹ trước công chúng trong suốt nhiệm kỳ, nhằm hy vọng trì hoãn cho qua thời điểm bỏ phiếu hoặc chuyển giao cho chính quyền mới gánh chịu. Chính điều này đã làm cho tình hình càng trở nên tồi tệ và hậu quả với nền kinh tế trở nên nặng nề hơn nhiều.

Việc lảng tráng, che giấu tình hình trong năm bầu cử đã trở thành một “truyền thống” tại Mỹ. Vào mùa hè năm 1971, tổng thống Richard Nixon đã áp thuế đối với tiền lương và thực thi chính sách kiểm soát giá nhằm hạn chế lạm phát cho tới sau cuộc bầu cử năm 1972. Ông ta đã thành công, tuy nhiêncũng khiến lạm phát càng trở nên tồi tệ hơn vào năm 1973 và một cuộc suy thoái kéo dài đã bắt đầu từ đó.

Trong chiến dịch bầu cử năm 1988, Phó Tổng thống George H.W. Bush và ứng cử viên Đảng Dân chủ Michael Dukakis đã che giấu phần lớn các khoản nợ xấu của quốc gia, do lo ngại những người nộp thuế sẽ không chấp nhận kế hoạch xoá nợ. Việc trì hoãn này càng khiến các khoản nợ xấu tăng lên và chi phí đi kèm với chúng. Chính gánh nặng nợ xấu này đã khiến nền kinh tế lao đao trong đầu những năm 1990.

Trở lại năm 1932 với ví dụ kinh hoàng hơn: Sau khi đánh bại cựu tổng thống Herbert Hoover, tổng thống Franklin D. Roosevelt lên nắm quyền nhưng trong suốt 4 tháng chuyển giao quyền lực sau đó, ông đã sai lầm khi không tuyên bố ủng hộ chính sách của chính quyền tiền nhiệm trong việc củng cố các ngân hàng và giữ giá USD theo giá trị vàng. Khi đó, những người gửi tiền rời bỏ ngân hàng, nhà đầu tư từ chối đồng USD, dẫn đến một làn sóng các ngân hàng sụp đổ, nhấn chìm nền kinh tế trong cuộc Đại suy thoái lớn nhất trong lịch sử.

Ảnh minh họa

Đám đông tụ tập trước cửa American Union Bank tronglàn sóng rút tiền khỏi các ngân hàng trong cuộc Đại suy thoái năm1932


Nhưng có lẽ,trường hợpcay đắng nhất lại là cuộc bầu cử gần đây nhất năm 2008. Sau khi thông qua kế hoạch cứu trợ chưa từng có với ngân hàng Bear Stearns, Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson hiểu rằng cần có quyền và tiền để đối phó với những trường hợp tương tự. Tuy nhiên, ông đã không đề nghị Quốc hội điều đó, lấy lý do là các nhà làm luật sẽ không chập thuận một điều có khả năng gây tranh cãi như vậy trước thời điểm bầu cử (có lẽ ông ta đúng). Vì vậy, khi Lehman Brothers phá sản, ông Paulson đã không có công cụ nào trong tay để hỗ trợ. Như chúng ta đã thấy, Lehman Brothers đã châm ngòi trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng lớn nhất trong hơn 80 năm qua.

Sau đó, ông ta đã đề xuất chương trình mua lại nợ xấu (TARP) để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng, tuy nhiên Quốc hội, e ngại vì chương trình hỗ trợ tài chính thường rất bị ác cảm trong năm bầu cử, đã không phê chuẩn TARP. Thị trường tài chính toàn cầu bổ nhào sau quyết định đó. Cuối cùng các nhà làm luật đành phải thông qua TARP, nhưng niềm tin của nhà đầu tư đã bị lung lay quá nhiều.

Các cuộc bầu cử cũng gây ra khủng hoảng không chỉ ở Mỹ. Khi cuộc bầu cử ở Hy Lạp diễn ra tháng 9 năm 2009, chính phủ tuyên bố thâm hụt ngân sách khoảng 6% GDP, mức cao nhưng vẫn kiểm soát được. Tuy nhiên, khi đảng Xã hội lên nắm quyền, thâm hụt mới hé lộ ở mức 12,5%.Khi lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài giảm sút, tỷ lệ lãi suất của khoản nợ cũng tăng lên. Để tránh phá sản, Hy Lạp buộc phải chấp nhận gói cứu trợ của IMF và EU. Nền kinh tế Hy Lạp sẽ suy giảm ít nhất 3% trong năm nay và năm tới.

Các cuộc khủng hoảng ở Mexico cũng thường trùng với năm bầu cử. Đầu năm 1982, khi thâm hụt ngân sách quá lớn và tiền tệ trượt giá mạnh, các nhà đầu tư rút tiền ra khiến dự trữ ngoại tệ giảm mạnh. Đáng lẽ cần phải hành động ngay nhưng các quan chức muốn trì hoãn đến sau khi bầu cử vào tháng 7. Cục Dự trữ liên bang Mỹ ra tay giúp đỡ bằng cách cấp cho Mexico khoản vay ngắn hạn.

“Chúng tôi dự định kéo dài thời gian và chờ đến khi có chính phủ mới, nhưng chúng tôi đã thất bại!”, Ted Truman, một cựu quan chức FED nhớ lại. Tiền tiếp tục ra đi và một tháng sau cuộc bầu cử, Mexico tuyên bố vỡ nợ, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng nợ ở châu Mỹ Latinh. Một cuộc suy thoái khốc liệt mà sau nay nhiều người gọi đó là “một thập kỷ đi xuống” của châu lục.

Tình huốngnày cũnglặp lạitại Mexico trong năm bầu cử 1994, gây ra sự mất giá mạnh cho đồng peso và cần đến hàng chục tỷ USD trợ giúp từ nước ngoài.

Ảnh minh họa

Người dân Hàn Quốc biểu tình phản đối kế hoạch vay tiềnIMFcủa chính quyền năm 1997.


Ngay cả khi chính quyền hành động đúng đắn, các hoạt động chính trị trong thời gian bầu cử cũng gây nhiều khó khăn. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Hàn Quốc đã đàm phán để vay 55 tỷ USD từ IMF, WB và nhiều nước khác nhắm hỗ trợ cho các ngân hàng; đổi lại chính quyền cam kết sẽ cải cách và đóng cửa các ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên với sự tuyên truyền của ứng cử viên đối lập, lòng tin đã sụt giảm, tiền tệ mất giá khiến việc đàm phán đã gặp khó khăn và không thể thành công.

Tất nhiên, những quốc gia này có chế độ non trẻ và chính sách quản lý kinh tế chưa lão luyện bằng chính quyền Mỹ ? Nhưng nó không có nghĩa là khủng hoảng không lặp lại ở Mỹ

Thử hình dung về cuộc khủng hoảngsắp tới. Thâm hụt ngân sách của Mỹ đang ở mức kỷ lục của thời bình. Các chuyên gia kinh tế đều có chung một nhận định: Cần kết hợp chương trình kích thích kinh tế hiện nay với một kế hoạch giảm thâm hụt và cơ cấu lại nợ. Và trong khi không đảng nào chịu ủng hộ kế tập trung giảm thâm hụt,cơ cấunợ, thì có thể họ lại đồng lòng đặt vấn đề này sang một bên cho đến sau thời điểm bầu cử năm 2012, với hy vọng cuộc bầu cử sẽ trao cho họ một quyền hạn rõ ràng.

Hiện nay, nước Mỹ đang có nguy cơ rơi vào tình trạng trì trệ kiểu Nhật Bản với mức tăng trưởng thấp và giảm phát, khi mà lãi suất luôn duy trì mức thấp. Ngay cả nếu không có nguy cơ này, các nhà đầu tư vào trái phiểu Mỹ vẫn muốn biết kế hoạch giảm thâm hụt và quản lý nợ nần của chính phủ, họ cũng yêu cầu lãi suất cao hơn để bù đắp cho sự bất ổn. Rồi chiến dịch tranh cử 2012 cũng đến.

Ảnh minh họa

Cuộc bầu cử năm 2012 là thời điểm cam go cho nền kinh tế


Đối thủ đảng Cộng hoà sẽ đánh vàosố liệutài chính dưới thời Obama và cam kếtmột chính sách mạnh về vấn đề nợ. Obama sẽ đáp trả bằng cách đổ lỗi cho cựu Tổng thống Bush và hứa công bố một kế hoạch hành động riêng nếu ông tái đắc cử. Sẽ chẳng có ai nói về những thứ thuế mà họ sẽ tăng và quyền lợi mà họ sẽ cắt giảm.

Nếu các nhà đầu tư không tin họ mà bắt đầu lo ngại về hậu quả của lạm phát và nợ nần, thì chúng ta sẽ thấy cái vòng luẩn quẩn của việc lạm phát tăng và thâm hụt ngân sách, kinh tế trì trệ, rồi đến các chính sách thắt chặt hà khắc… Dù sao đi nữa, chúng ta vẫncần khoanh tròn dấu mốc năm 2012 trên lịch.

(* Tác giả bài viết là nhà báo kỳ cựu Greg Ip của tạp chí Economist và là tác giả cuốn sách "Sổ tay kinh tế: Nền kinh tế vận hành ra sao trên thực tế")