Phát triển thị lực cho bé như thế nào cho đúng cách?

Em nghe nói, trẻ phát triển thị lực tốt sẽ tăng cơi hội học hỏi và lĩnh hội kiến thức từ thế giới xung quanh. Vợ chồng em đều bị cận, chồng em cận tới 3 độ và là do bẩm sinh, em thì cũng tầm 4 độ, điều này đôi khi có nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày cho nên bọn em rất ý thức và không muốn con em cũng bị cận sớm từ lúc nhỏ. Em có đọc một số tài liệu thì thấy nói rằng bố mẹ bị cận thị dưới 3 độ thì khả năng di truyền cho con là rất ít, còn trên 6 độ thì khả năng rất cao. Bé nhà em mới đươc 5 tháng thôi, mong được tham khảo ý kiến của mọi người các kinh nghiệm để giữ gìn để bé không bị các tật về mắt và phát triển thị lực. Cảm ơn các bạn

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Thị lực của bé và các mốc phát triển

Con bạn có thể biết nhìn ngay khi bé chào đời. Sau đó, bé sẽ dùng đôi mắt để thu thập thông tin về thế giới quanh bé, những thông tin này sẽ kích thích não bộ phát triển và giúp bé có thể ngồi, lẫy, bò và đi lại.


Khi nào thì thị lực phát triển


Qua một vài tháng đầu, thị lực của bé sẽ phát triển. Khi bé 6 hoặc 8 tháng tuổi, khả năng nhìn của bé sẽ giống với khả năng nhìn của người lớn.


Thị lực phát triển như thế nào?


Thị lực của bé phát triển từ từ. Lúc mới sinh, con bạn chưa nhìn rõ. Mặc dù bé có thể nhìn thấy ánh sáng, các hình thù và sự chuyển động, nhưng bé chỉ có thể nhìn rõ những đồ vật cách xa từ 20 đến 40cm - bé có thể nhìn rõ khuôn mặt của người bế bé. Trong giai đoạn này, bé thích nhất khuôn mặt bạn, bé tập trung và những thứ có độ tương phản cao như các đồ vật có mầu đen - trắng, mầu đỏ - xanh,...


Thị lực của con bạn sẽ tăng dần dần, khoảng 8 tháng, thị lực của bé bằng thị lực của bạn.

1 tháng tuổi

Khi mới sinh, con bạn chưa biết phối hợp cả hai mắt, do đó, nhiều khi trông bé có vẻ như bị lác. Nhưng khi bé 1 hoặc 2 tháng tuổi, bé sẽ biết nhìn bằng cả hai mắt và bé có thể theo dõi đồ vật di chuyển (mặc dù khi mới sinh bé đã có thể nhìn theo đồ vật trong thời gian ngắn). Bé sẽ ngạc nhiên khi bạn đưa một cái xúc xắc ngang qua mặt bé, hoặc bạn có thể nhìn sát vào mặt bé và từ từ nghiêng đầu; mắt bé thường dán chặt vào mắt bạn.

2 tháng tuổi

Các bé có thể nhìn thấy màu sắc ngay khi mới sinh, nhưng bé rất khó phân biệt các màu tương tự như màu đỏ và màu da cam. Do đó, bé thường thích nhìn các màu tương phản như đen và trắng, hoặc các màu có độ tương phản cao. Nhưng từ 2 đến 3 tháng tuổi, sự khác biệt về màu sắc trở nên rõ ràng hơn, con bạn có thể bắt đầu phân biệt được các màu đậm. Do đó, bé có thể thích xem những quyển sách có nhiều màu rực rỡ, các bức tranh và các hình thù chi tiết và phức tạp hơn. Khuyến khích bé bằng cách để bé xem các quyển sách, bức tranh và chơi các đồ chơi có màu sắc rực rỡ. Khoảng 2 tháng tiếp theo, bé sẽ hoàn thiện các kỹ năng dõi theo đồ vật.

4 tháng tuổi

Trong khoảng thời gian này, con bạn bắt đầu có khái niệm về chiều sâu. Bé cũng điều khiển tay tốt hơn, do đó, thị lực phát triển đúng thời điểm này sẽ giúp con bạn cầm tóc và tai chính xác hơn nhiều.

5 tháng tuổi

Con bạn có thể nhìn một điểm ở đồ vật nhỏ tốt hơn và theo dõi những vật chuyển động. Bé có thể nhận ra đồ vật sau khi thoáng nhìn thấy một phần của đồ vật đó - những tháng tiếp theo bạn nên chơi trò chơi ú tìm với bé. Hầu hết các bé 5 tháng tuổi đã có thể phân biệt được các màu sắc tương tự, và bé bắt đầu phân loại các màu nhạt.

8 tháng tuổi

Con bạn nhìn rõ và có khả năng nhìn theo chiều sâu giống như người lớn. Mặc dù vậy, bé vẫn nhìn các đồ vật ở gần tốt hơn các đồ vật ở xa, khoảng 8 tháng tuổi, con bạn có thể nhận ra mọi người hoặc đồ vật ở phòng khác.


Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo


Thị lực của con bạn phát triển hoàn toàn khi bé vẫn còn nhỏ, nhưng điều quan trọng là bạn phải cho bé đi khám thị lực thường xuyên để bạn có thể loại bỏ sớm các vấn đề về thị giác.

biet roi
biet roi
Trả lời 14 năm trước

Ngoài ra trong quá trình phát triển của bé, mình nghĩ mọi người nên chú ý về tư thế ngồi đọc hay ngồi viết của các bé, lúc nào cũng phải nhắc nhở bé ngồi thẳng lưng, sách vở để xa tầm mắt khoảng 2 gang tay & đọc trong điều kiện ánh sáng đầy đủ. Và đặc biệt là giới hạn giờ coi ti vi của bé. Trẻ em thời nay mê xem ti vi lắm, nhất là phim hoạt hình. Cái này mình suy từ bé nhà mình ra ;-) Có như vậy bé mới không bị tật khúc xạ về mắt.

lu mo
lu mo
Trả lời 14 năm trước

Nếu trẻ luôn dụi mắt hoặc phàn nàn là không nhìn rõ, hay thấy rõ gấp đôi bình thường, bạn nên đưa con đi khám ngay lập tức có thể mắt bé đang bị tổn thương. Trong khi chờ được khám, nên dùng khăn lạnh đắp lên mắt trẻ khoảng 15 phút mỗi giờ.

6 cách chăm sóc và bảo vệ thị lực cho trẻ

1. Cung cấp đầy đủ vitamin A, nhất là từ chuối chín vàng. Cụ thể: 400 mcg/ngày đối với trẻ dưới 3 tuổi, 500 mcg/ngày đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi và 700-800 mcg/ngày đối với trẻ từ 7 đến 10 tuổi.

2. Cho trẻ tham gia các trò chơi hoặc hoạt động có tác dụng kích thích thị lực phát triển và kích thích khả năng phối hợp mắt với các bộ phận khác.

3. Tập cho trẻ thói quen học tập hay chơi ở những nơi có ánh sáng đầy đủ và trong "giới hạn nhìn" an toàn: từ 20 cm đến 30 cm.

4. Cho trẻ mang kính có chất lượng tốt khi ra ngoài nhằm tránh những tác hại của tia hồng ngoại và tử ngoại (nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều).

5. Trang bị cho trẻ đầy đủ vật dụng bảo vệ cần thiết khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

6. Thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra mắt định kỳ.

Nên cho bé đi khám mắt bao lâu một lần?

Thật ra không có một hướng dẫn nào là cụ thể chung chung cho trường hợp này. Tùy vào tình trạng mắt của bé và thị lực của bé cũng như các bệnh di truyền về mắt trong gia đình để đưa bé đi kiểm tra mắt định kỳ. Trong một số các trường hợp, bé cần phải được kiểm tra bởi các bác sĩ chuyên nhãn khoa, các kỹ thuật viên khúc xạ. Nếu trong gia đình cha mẹ hoặc anh chị em có vấn đề về mắt thì bạn nên cho bé đi kiểm tra càng sớm càng tốt và phải được kiểm tra ở các bệnh viện chuyên khoa mắt.

roi biet
roi biet
Trả lời 14 năm trước

Trong giai đoạn từ 5 tháng đến 3 tuổi:

1. Khuyến khích trẻ bò quanh giường hoặc sàn nhà để phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.

2. Nên kết hợp việc nói chuyện hoặc "chọc ghẹo” trẻ trong lúc bạn đi qua đi lại trong phòng nhằm khuyến khích mắt trẻ di chuyển theo hướng đi của bạn.

3. Đưa những đồ chơi lên trước mặt trẻ để chúng tự cầm lấy và tự "khám phá”.

Trong giai đoạn từ 4 tuổi trở lên, tiếp tục phát triển thị lực của trẻ bằng những hoạt động có tác dụng rèn luyện dây thần kinh vận động và kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt:

1. Chơi các trò chơi như: xếp hoặc nối các hình khối, lắp hình, xâu hạt thành chuỗi, gắn đồ vật vào bảng...

5. Thường xuyên khuyến khích trẻ vẽ những đồ vật đơn giản xung quanh.

6. Phát triển khả năng quan sát của trẻ bằng cách hướng dẫn chúng chơi trò nặn hình (bằng đất sét) theo một mẫu cho sẵn.

biet rui
biet rui
Trả lời 14 năm trước

Có rất nhiều thứ bạn có thể làm để giữ gìn và bảo vệ cho đôi mắt của bé yêu từ khi bé vừa mới sinh ra cho đến những năm bé ở tuổi vị thành niên.

Từ khi bé mới sinh, làm sao để giúp trẻ phát triển tốt thị lực?


- Đặt đồ chơi không quá tầm quan sát của bé, từ khoảng 16 đến 24cm


- Khuyến khích bé bò nhiều. Động tác này giúp bé phát triển tốt kỹ năng kết hợp giữa tay và mắt.


- Vừa nói chuyện với bé vừa di chuyển xung quanh phòng để khuyến khích bé đảo tầm mắt để theo dõi hình dáng của bạn.

- Treo chiếc điện thoại đồ chơi có nhạc chuông phía trên hoặc bên ngoài giường cũi của bé.

- Cho bé thật nhiều đồ chơi đủ màu sắc mà bé có thể cầm nắm và ngắm nghía.


Hãy chắc chắn rằng bé của bạn biết quan sát theo những đồ vật đang di chuyển và biết kết hợp giữa tay và mắt trong các động tác cầm nắm hoặc khi bé muốn với tới một vật nào đó. Nếu bạn thấy bé phát triển tầm nhìn chậm và thị lực của bé có vấn đề thì bạn phải đưa bé đến khám tại bác sĩ chuyên khoa mắt.


Khi bé đã lớn hơn, tiếp tục khuyến khích bé trong những hoạt động vui chơi bằng cách cho bé những đồ chơi hào hứng có nhiều màu sắc để phát triển hệ thần kinh vận động của bé, phát triển kỹ năng kết hợp làm việc giữa tay và mắt. Sau đây là một số trò chơi được gợi ý:


- Sắp xếp các hình khối khác màu


- Trò chơi xếp hình


- Sắp xếp chuỗi hạt


- Vẽ bằng bút chì màu, phấn, bút chì sáp


- Dùng màu nước để vẽ bằng các ngón tay


- Nặn đất sét


Bảo vệ thị lực cho bé bằng cách nào?


- Ăn uống đủ chất bổ khi bạn đang mang thai và trong thời gian bạn cho bé bú.


- Cho bé ăn dặm đúng cách, cân bằng đủ liều lượng các vitamin và khoáng chất trong bữa ăn của bé.


- Cho bé đủ các đồ chơi đúng theo từng độ tuổi để bảo đảm rằng bé không bị nguy hiểm bởi những vật sắc nhọn.


- Cho bé đồ chơi giúp cho tầm nhìn của bé phát triển.


- Quan sát mắt bé thường xuyên để phát hiện sớm những bất thường và các tật về mắt: lé mắt, nheo mắt, mắt nháy liên tục vì khó điều tiết…


- Quan sát kỹ tròng mặt bé để phát hiện sớm mắt bé bị kéo màn nhầy hay tầm nhìn của bé có bị cản trở bởi các vết đục trong thủy tinh thể hay không.


- Hãy bảo vệ mắt bé khỏi các tác hại của anh nắng khi bé đi ra ngoài tắm biển, chơi thể thao hoặc dạo phố bằng kính mát chống tia UV.


- Thường xuyên đưa bé đi kiểm tra thị lực 6 tháng một lần.

gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 14 năm trước

Nguyên nhân trẻ bị cận thị

- Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ: đặc biệt là từ 7 - 9 tuổi và 12 - 14 tuổi, trong khoảng thời gian này nếu trẻ ngủ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị.


- Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ: hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể dưới 2,5 kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.


- Trẻ sơ sinh thiếu tháng: trẻ sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận thị từ khi học vỡ lòng.


- Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái: mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.


- Trẻ xem ti-vi quá gần: nếu như ngày nào trẻ cũng xem ti-vi nhiều hơn 2 giờ, với khoảng cách từ mắt tới ti-vi nhỏ hơn 3m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều. Trong điều kiện như vậy, một số trẻ bị cận thị, một số khác thì không.


Phòng ngừa cận thị ở trẻ em

- Một trong những điều cốt yếu nhất về thị lực là ánh sáng thích hợp. Hãy luôn luôn đảm bảo cho con bạn có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập. Cả ánh sáng quá mạnh lẫn ánh sáng quá mờ đều làm cho mắt trẻ mệt mỏi, cần phải tránh.

- Không để trẻ đọc sách, viết chữ liền trong thời gian dài. Chỉ 1 giờ là phải nghỉ đọc, viết một lát, nhìn ra xa để cho mắt được nghỉ ngơi thư giãn. Cũng không nên xem ti vi 2 – 3 giờ liền.


- Kiểm soát khoảng cách đọc sách và viết chữ của trẻ. Khoảng cách từ mắt đến mặt trang sách, trang giấy cần khoảng 30 - 50cm. Đồng thời phải chú ý đến cả tỷ lệ cao thấp của ghế tựa. Nếu độ cao này không thích hợp, phải điều chỉnh.


- Tư thế ngồi học của trẻ phải ngay ngắn. Khi viết không để đầu trẻ nghiêng ngả hoặc không nằm xem sách, vừa ăn vừa xem sách báo, xem ti vi, hoặc vừa đi vừa xem.


- Cần hình thành thói quen tự giác, kiên trì làm những động tác nhắm mắt, không những làm vào thời gian qui định trên lớp học, mà ngay cả sau những lúc học tập, xem sách đều cần thường xuyên làm.


- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm gồm các chất protein và vitamin. Khi học tập căng thẳng, càng phải chú ý bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tập luyện thể thao thể dục.


- Giáo dục cho trẻ thói quen giữ gìn đôi mắt sạch sẽ.


- Trẻ em nên được kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp của thị giác.


Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc tật cận thị, hãy kiểm tra thị lực cho con ngay lập tức, để tình trạng không nặng thêm. Thời điểm tốt nhất để kiểm tra thị lực cho trẻ là trước khi bé bắt đầu đến trường. Thị giác và tình trạng mắt mập mờ không được phát hiện có khả năng gây mù trong tương lai, đặc biệt suốt trong những giai đoạn quyết định của sự phát triển mắt, tức là từ 6 – 9 tuổi.