Nguyễn Thành Nhân đã chế tạo được hệ thống cống chống ngập tự động???

Trả lời 16 năm trước
“Lúc mới xây, nền nhà tôi cao hơn mực nước kênh tới một m nhưng mỗi năm nước triều một cao dần, nhà cửa, rau, quả trong vườn đều bị ngập úng. Bức xúc quá nên tôi mới tự mày mò nghĩ cách chế tạo hệ thống cống chống ngập...”- anh Nguyễn Thành Nhân (hộ khẩu thường trú ở phường 14, quận Bình Thạnh - TPHCM), vừa nói vừa chỉ tôi xem hệ thống cống thoát nước chống ngập tự động trong khu vườn rộng gần 4 ha, ở ấp Phú Hội, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ba năm thử nghiệm “Hệ thống cống này đã làm từ năm 2004, nhưng ổng không nói cho ai biết vì chưa biết hiệu quả thực hư ra sao. Mãi đến đợt triều lịch sử vừa rồi, xung quanh đây nhà nào cũng bị ngập mênh mông nhưng vườn nhà tôi vẫn khô rang. Thấy vậy, ổng mừng quá nên mới khoe với bạn bè”- chị Hòa, vợ anh Nhân, chia sẻ niềm vui với chồng. Gom những đoạn ống nhựa cũ loại đường kính khoảng 20 cm ngoài vườn đem vào sân, anh Nhân lấy đồ nghề ra hì hục cắt, khoan và lắp ráp thành một đoạn cống hoàn chỉnh rồi giải thích: Bên trong đường cống này, tôi sẽ lắp đặt thêm nhiều ống nhựa nhỏ, chia ra nhiều tầng cùng với các lò xo để tạo thành hệ thống đóng mở tự động, không cần dùng đến điện. Sau đó lắp đặt tuyến cống này ở dưới đáy nơi vườn thông ra kênh. Khi nước triều lên, cống sẽ tự đóng lại, ngăn không cho nước vào. Đến khi nước rút, cống lại tự động mở ra cho nước thoát. Nếu cần tưới tiêu, có thể giữ nước với lưu lượng cần thiết. Tôi đã thử nghiệm ba năm nay và thấy rất hiệu quả, không có trục trặc gì đáng kể. Chưa hết bất ngờ với ý tưởng độc đáo này, tôi lại càng ngạc nhiên hơn khi anh Nhân cho biết toàn bộ chi phí để làm hệ thống cống thoát nước cho khu vườn nhà anh chưa tới một triệu đồng. Muốn góp sức chống ngập ở TPHCM Anh Phạm Văn Sự, chủ xưởng cơ khí Hai Sự ở quận 4-TPHCM, cho biết anh Nguyễn Thành Nhân trước đây là một thợ cơ khí giỏi, vào những năm 1980 cũng đã mày mò tự chế tạo ra máy chà gạo, máy tiện để bán cho một số cơ sở. “Đến thập niên 90, máy móc hiện đại nhập về Việt Nam nhiều, việc sản xuất máy móc thua lỗ nên tôi bỏ nghề về Bình Dương mua đất làm vườn. Cứ tưởng mình đã an phận nhà nông nhưng cũng may nhờ đụng chuyện nước ngập nên máu nghề lại nổi lên...” - anh Nhân tâm sự. Anh nói đầy nhiệt huyết: “Tôi thấy nhiều năm nay, người dân TPHCM rất khổ sở vì triều cường. Do đó, tôi muốn mô hình của mình được các nhà khoa học xem xét và sử dụng để chống ngập cho TP”. Trao đổi với chúng tôi về mô hình trên, ông Lương Minh Phúc, Trưởng Phòng Quản lý thoát nước, Khu Quản lý Giao thông Đô thị số một - sở GTCC TPHCM, cho biết sẽ xem xét nếu thấy hiệu quả và chi phí thấp sẽ đề xuất sở GTCC ứng dụng vào các dự án chống ngập. Ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP, nói sở hoan nghênh những ý tưởng và sáng tạo khoa học từ những người dân bình thường. Riêng về trường hợp của anh Nhân, nên gửi đề tài nghiên cứu này cho Sở Khoa học và Công nghệ để lấy ý kiến các chuyên gia. Nếu thấy ý tưởng và đề tài có giá trị, sở sẽ thành lập hội đồng khoa học thẩm định công trình nghiên cứu này và đưa ra ứng dụng.