Du lịch Sapa: kinh nghiệm, Đi lại, Tour?

Sắp tới mình với gia đình sẽ đi Sapa, đây là lần đầu tiên cả nhà mình đi Sapa nên chưa có kinh nghiệm gì, bác nào có kinh nghiệm đi Sapa có thể phổ biến cho mình một chút kiến thức được không?

Thank các bác trước :d

Trần Thị Thu Hà
Trần Thị Thu Hà
Trả lời 13 năm trước

Sa Pa là một thị trấn và là khu nghỉ mát thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Từ Hà Nội, có thể đi bằng tàu hỏa hay ô tô đến thị xã Lào Cai (376 km). Tuy nhiên việc đi lại bằng ô tô có thể gặp trở ngại về mùa mưa. Từ Lào Cai đến Sa Pa bằng ô tô hoặc xe máy trên quãng đường khoảng 38 km. Sa Pa đồng thời cũng là tên gọi của một huyện của tỉnh Lào Cai.

@ Các địa danh du lịch ở Sapa:

- Hàm Rồng, thác Bạc, Cầu Mây, bản Cát Cát, bản Tả Van, Tả Phìn, Bãi đá cổ

- Phanxipang - Nóc nhà của Đông Dương.

- Chợ Bắc Hà, sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu

@ Đi lại:

Từ Hà nội đi Sapa bạn có đi bằng tàu hoả vé ghế mềm giá 150k/lượt cho tàu SP (tàu du lịch). Nếu bạn mua vé giường nằm điều hào giá 240k/lượt, còn bạn đi tàu LC (tàu chợ) vé sẽ rẻ hơn nhưng tàu đi muộn và chậm hơn . Lên tàu 9h30 tối đến Lào Cai 6h sáng. Đến Lào Cai bạn đi xe khách (rất nhiều tại sân ga) lên Sapa giá vé 25k. Đến Sapa bạn nên ở KS Mùa xuân giá phòng 100k cho phòng 2 giường (KS này nhìn ra thung lũng và có thể nhìn ngọn núi Fanxipăng rất đẹp). Bạn có thể thuê xe máy giá 100k/ngày (đổ đầy xăng) hoặc 75k/ngày (tự đổ xăng) đi chu du những địa điểm bạn thích. Trước hết bạn nên hỏi mua bản đồ du lịch Sapa (tại các văn phòng DL hoặc tại quầy bán vé lên núi Hàm Rồng) đề bạn có thể xác định đường và lịch trình cụ thể.
Đến Sapa vào cuối tháng 8, trong tháng 9 các ruộng bậc thang rất đẹp hoặc bạn đi vào sau Tết âm lịch để ngắm hoa đào Sapa.

@ Ăn ở:




- Khách sạn Mountain View: giá fòng là 150k, hình như vẫn còn loại rẻ hơn. MV ở ngay cạnh Royal, vị trí nói chung là đẹp hơn Mùa Xuân, Cát Cát…, Bamboo và Victoria (chính ra ở V. rất buồn mà lại đắt). Nếu ở được fòng 204 là sướng nhất vì fòng này có ban công nhìn xuống đường mà cũng ra được cái sân thượng trồng hoa nhìn xuống thung lũng rất đẹp.

- Khách sạn Mùa Xuân (0203824890)

-Khách sạn Apatit đi, tớ kô nhớ số ĐT (có thể gọi 1080 Lào cai để hỏi). Lớp tớ mới đi hồi tháng 3. Đợt đó đi hơn 10 người, KS nói là 100k/fòng/đêm, nhưng cuối cùng thanh toán có 70k thôi. hehe. Bi giờ vào mùa chính có lẽ sẽ đắt hơn đấy, nhưng có thể rẻ hơn chỗ khác. Cái KS nè chỉ cách nhà thờ một đoạn, mà trông giống như vila ý, có khuôn viên cây cối thoáng, rất đẹp.

-KS Cao nguyên -Phố Cầu Mây,phòng đẹp mà rẻ .Lần trước bọn tớ cũng ở đây,tại gần quán ăn Anh Đào .Ăn ở Anh đào ngon .THuê xe máy của mấy anh xe ôm ngay cửa Ks (Ko biết có ưu đãi gì ko nhưng giá thuê rẻ lắm:30.000đ)

-Xuân Ngần - phố Xuân Viên - ĐT : 020 871 704 - 0912578325 . Giá : 80-100K/ph , 2 giường rộng rãi . Đến SP gọi điện là chủ nhà ra đón .
Ăn nhớ hỏi giá trước , nói chung không đắt lắm . Đêm ra phố nướng mà uống rượu , có nhiều đồ nướng lạ : trứng nướng , lòng nướng , dạ dày nướng , gà nướng . . . Trời rét mà ăn dồ nướng rồi uống rượu San lùng hay phết !!!

- Ăn uống :

Riêng mấy cái củ khoai tím nướng, trứng gà, trứng vịt lộn nướng, cơm lam, chả lợn cắp nách đã đủ béo phì. 2000d/củ khoai, 3000 /xiên thịt lợn cắp nách, cơm lam thì 2 000 thì phải ( ăn miễn phí nên không biết ạ), quả trứng cứ 2000 mà nướng ( mag nhớ chọn cái quả nào bịn rịn mồ hôi như nắng chang chang mùa hè mà xơi, nếu ko thì cứ trứng luộc mà nướng…mất thơm ngon tinh khiết). À quên! hạt dẻ…nó to như ngón chân cái…. mấy nghìn một xiên cũng không biết chắc là 1 ngàn( miễn phí mà, có phải giả xiền đâu) Còn chú heo con nào thích ăn rau su su, cải mèo…thì cứ a lê hấp vào chợ ẩm thực ngay trước nhà thờ mà gặm

Phòng trên Sapa có thể 4,5 người thậm chí 10 người ở cũng được nhé :-) (Jetravel)

@Một số lịch trình cơ bản:

LT1: 4 đêm – 3 ngày từ tối thứ 5 sáng thứ 2

Preparation: Đặt vé tàu (2 chiều nếu được, ~220k/ng) và phòng khách sạn (2 đêm – 24, 25, 1 phòng ~80-100k chia 2-3 người)
Mua: mì, bánh kẹo, sữa, giấy ăn… nói chung là hậu cần (total ~40k/ng)
Thứ 5 – HN-LÀO CAI – tối lên tàu (LC1: 10h10)
Thứ 6 – LÀO CAI-SAPA
- Sáng sớm đến (7h10), mua vé xe bus du lịch (~25k/ng) lên Sapa (nếu đi bus thường thì 10k nhưng fải chờ, ko đợi sẵn ở ga)
- Nhận phòng KS, mua bản đồ. Nếu chưa mua được vé tàu về về thì đặt của KS (phí 20k/vé) + hỏi các tour ngủ đêm tại bản  đặt tour cho cả ngày thứ 7 + sáng CN – hỏi: có giảm tiền KS hôm ngủ bản ko?) – maybe đi Tả Van, Tả Phìn + hỏi thuê xe máy tự lái.
- Ăn sáng. (Chapa Restaurant, vì mọi người giới thiệu dữ quá, he he)
- Đi bộ thăm Hàm Rồng , trên đó có radio tower and look-out (lệ phí 15k). Ăn trưa. Nghỉ tại khách sạn.
- Chiều: loanh quanh khu phố, nhà thờ…, chiều tối ra chợ shopping (đào, souvenir…) – toàn đi bộ.
- Ăn tối. Về nghỉ sớm mai đi tour (máu thì ra thăm nghĩa địa xem đom đóm)
Thứ 7, 25 – Trekking Tour – nơi đặt tour được đề nghị: Auberge Hotel (871 243), Mountain View Hotel (871 334)…
CN – SAPA surroundings + SAPA-LÀO CAI
- Tầm trưa về SAPA. Ăn trưa.
- Thuê xe máy (~100k/xe cả xăng) or đi tour xe ôm (Thác Bạc, chân núi Fanxipan, Cầu Mây, and/or Cổng Trời, Bãi Đá Cổ… tự chọn sau ~ 50k lệ phí tất cả)
- Bắt xe lên Lào Cai. Chơi. Ăn tối, chờ lên tàu.
- 7h (LC2) or 8h35 (SP2) tối lên tàu về HN.
Thứ 2 – Sáng sớm về đến HN, the end (4h or 4h20)

Nếu tính trung bình mỗi bữa ăn ~30k, ngày 3 bữa  Ăn uống cả tour ~180k
KS ~80k/ng, Xe cộ các loại ~200k, Tàu ~220k, Đồ mua ở HN ~40k, Lệ phí tham quan, mua sắm và các khoản phụ khác ~200k

TOTAL: < 900.000 VND (tính dư dả lắm rồi, ko lo thiếu.)

Đấy là mình rút ngắn để tiết kiệm thời gian và tiền của (theo ý của bạn em). Đã tham khảo topic về Sapa trên các diễn đàn, kể cả ttvnol, box Du nịch.
Nếu máu để em dựng lại cái plan mà đi cả chợ Bắc Hà, thêm 1 ngày nữa.
Sáng sớm tinh mơ thứ 2 về nên các bác ko phải nghỉ làm.
À còn nữa, đấy là mình tính đợt vắng khách, ko biết các dịp lễ tết giá cả nó thế nào.

Comment tiếp nhân chuyến trekking Minh Lương - Sapa vừa rồi:

- Bản Hồ, bản Sín Chải là những bản dân tộc đáng để đi, Cát Cát gần hơn nhưng không bằng

- Thác Bạc rất mùa xuân rất ít nước, nói chung là không đẹp

Ngoài ra bạn có thể truy cập vào trang:http://didau.org

mình thấy trang didau.org cập nhật rất đầy đủ, trang đó như là từ điển cho những người đi du lịch như bạn ^_^

Trần Thị Thu Hà
Trần Thị Thu Hà
Trả lời 13 năm trước

Nếu chỉ đi Sapa theo kiểu đó thì chả ai việc gì phải hỏi kinh nghiệm. Nếu bạn thật lòng muốn tìm hiểu Sapa thì hãy làm tour trekking (đi bộ xuyên rừng) vào bản, ngủ đêm ở bản và thăm thú cảnh sống thực của người Mông, Dao, Dáy ra sao. Sẽ cực kỳ thú vị. Cái giá của nó không quá đắt so với những gì bạn được nếm trải. Chỉ cần mua tour ở chính khách sạn bạn ở, những khách sạn từ hạng trung ở Sapa trở lên đều có dịch vụ bán tour trekking cho khách du lịch. Bạn hãy chọn cung đường vừa với sức khỏe và khả năng tài chính của mình nhất., gần nhất và cũng rẻ nhất và ngắn ngày nhất có tour đi Tả Van hai ngày một đêm ngủ bản. Dài ngày hơn và đi xa hơn là tour Tả Phìn 3 ngày hai đêm ngủ bản. Thích hơn nữa là tour Tả Van – Tả Phìn kết hợp, bạn sẽ đi Xuyên từ Tả Van sang Tả Phìn 5 ngày 4 đêm sướng ngất người.

Đáng buồn là hầu như chẳng có khách Việt nào đi những tour này cả. Tôi và bạn trai của tôi đã lọt thỏm giữa một đoàn mười mấy Tây Balô đủ quốc tịch Pháp, Italia và Tây Ban Nha (buồn cười thật toàn mấy nước gần nhau). Thực ra đó là cả mấy đội của mấy khách sạn gộp vào vì đi cùng cung đường nên tất cả chúng tôi chẳng ai bảo ai tự nhập vào cho vui. Mỗi đội của mỗi khách sạn có một tourist guide người bản xứ, hầu hết là người Mông và là con gái, suốt quãng đường ngần ấy ngày chúng tôi chỉ gặp duy nhất một đoàn khách Hàn Quốc có anh hướng dẫn viên chắc là người Kinh (tội nghiệp anh chàng chẳng có đồng nghiệp nào cùng giới, dọc đường chỉ biết xì xồ với mấy ông khách Hàn nói tiếng Anh cực tệ. Còn các cô gái guider của chúng tôi thì ríu rít với nhau như chim bằng tiếng Mông của các cô và mỗi khi có khách nào hỏi han gì đó tất nhiên các cô nói tiếng Anh như gió. Tôi thấy khả năng nghe nói của các cô này rõ ràng là khá hơn chính tôi, nhưng tôi chẳng buồn lắm vì dù sao tôi cũng không phải là dân Ngoại ngữ, đi du lịch cùng một đoàn Tây mà không cần phải dùng ngôn ngữ bàn tay là khá lắm rồi. Bọn tôi rong ruổi qua những vạt nương lúa đang ngậm sữa thơm ngát cả thung lũng, có chỗ lúa đã hươm vàng làm mấy vạt đồi như mặc áo hoa. Đầu tiên là đến Tả Van, đi xuyên qua rừng tre trúc nên con đường được gọi là đường tre Tả Van, chỉ có một lối mòn vừa một người đi kể cũng hơi lép nhép vì luôn ẩm ướt, phải hết sức cẩn thận nếu không muốn chụp ếch do đường rất trơn. Đi hết con đường tre, qua một sườn núi nữa thì mở ra một thung lũng đẹp mơ mộng nhấp nhô những đỉnh tam giác vắt vẻo mấy dải mây trắng như tơ sống. Tớ hỏi hướng dẫn viên của đội tớ là đấy có phải đỉnh Phanxipan không nhưng cô ấy chỉ tay ra tít đằng sau lưng cả đoàn đã bị che bởi mấy dãy núi nhấp nhô bọn tớ vừa mới vượt qua, bảo Phanxipan ở tận đấy cơ. Hóa ra đỉnh chóp cao lừng lững trước mặt vưỡn chả là gì vì nó không phải là nóc nhà Asian. Dù sao nó vẫn thật đẹp và gây cho chúng tôi cảm giác thèm muốn. Đành bằng lòng với việc chụp những tấm ảnh cùng nhau ở nút thắt của con đường tạo ra bởi hai quả núi đứng sát nhau ở cuối đường vô tình làm thành hai bức vách ngăn cách tầm nhìn của mắt để mở ra phía sau đó là những đỉnh nhấp nhô xanh mờ vì bị mây bao bọc, sườn núi lốm đốm những vạt nương uốn lượn đủ kiểu màu chuyển từ xanh ngắt đến vàng hươm, đẹp không bút nào tả xiết. Cứ luyến tiếc mãi nhưng phải đi tiếp vì chặng đường còn xa, đến được bản đầu tiên thì còn đi lâu lắm. Bọn tôi lại đi hết vạt nương này sang vạt nương khác, qua bãi đá cổ, qua cả con suối hiền lành có một cái vũng sâu và trong leo lẻo, bọn đàn ông thi nhau tụt áo nhảy xuống bơi ào ào và té nước trêu các cô hướng dẫn viên người Mông nhí nhảnh. Nhưng không cô gái nào bắt chước bọn họ, tất cả đều le lưỡi vì nước lạnh thấu xương dù đang là mùa hè. Ha ha hóa ra bọn con gái người nước ngoài cũng chả bạo dạn hơn gì mình. Tôi cứ tiếc mãi vì không chụp được ảnh bãi đá cổ Sapa. Đi ào ào và chỉ dừng khoảng một tiếng để nghỉ và ăn trưa, vậy mà từ sáng đến tận 4h chiều bọn tôi mới đến được bản đầu tiên trong chuyến thăm thú. Đấy là bản của người Dáy, họ ăn mặc hơi giống người Dao, lại pha người Thái, nhà họ rất sạch sẽ lợp mái ngói và nền đất nện (đấy là đội chúng tôi ở nhà vào loại giàu có vào hạng nhất nhì bản) còn các nhà khác vẫn lợp mái lá hoặc mái bằng gỗ xẻ ra như tấm ngói nhưng to gấp 3-4 lần). Nếu bạn đi trên con đường vòng vèo bằng đất trong bản sẽ gặp thường xuyên những chuồng trâu làm bằng gỗ có những con trâu béo mập hiền lành, đặc biệt rất nhiều con (có lẽ đến 30% chúng) là trâu trắng. Bình thường lúc nằm trong chuồng nhai lại cỏ trông chúng hiền lành hết cỡ vậy mà khi bạn gặp phải chúng được thả ngoài nương thì khôn hồn đi cho mau xa ra khỏi chúng và đừng có nhìn, chúng nó phì mũi, ngoắc sừng và sầm sập lao đến chỗ bạn từ xa để cảnh cáo là đừng có lại đây trêu bọn này, khiếp lắm, mà bọn trâu ở Sapa con nào con nấy to vật vã chứ không nhỏ con như trâu dưới đồng bằng. Bạn sẽ rất ngạc nhiên thấy hệ thống dẫn nước hết sức tự nhiên của người dân bản xứ: đó chính là dòng suối chảy ngang qua bản được bà con bắt ra một nhánh nhỏ cho chảy tự nhiên về bản chạy len lỏi qua hết nhà này sang nhà khác dẫn nước cho tất cả, thật là nước trời cho, chả cần mua, không cần sở nào đến lắp dồng hồ đào đường đặt ống nước cả. Nhà nào tiện thì thậm chí còn đắp một con đập be bé tạo ra một cái vũng nhỏ trở thành chỗ giặt giũ, rửa ráy, và nhất là để nuôi vịt hay là ngan cũng không rõ nữa, trông chúng nó rõ ràng là vịt bầu, nhưng mà to đến mức không tin được. Tôi nghĩ cả đoàn mười người chúng tôi mà ăn cũng chỉ cần thịt một con. Khắp nơi trong bản vang lên tiếng rền rền của dòng suối, thi thoảng đây đó có tiếng thình thình đều đặn của một cái cối giã gạo nào đó chậm rãi làm công việc của mình (ở đây người ta tận dụng dòng suối để lẩy sức nước giã gạo luôn). Tôi cứ tự hỏi chả hiểu có bao giờ gạo trong cối bị ăn trộm không, vì làm gì có người canh những cái cối đó? Nước cứ đều đều chảy qua và làm việc nện cối, rất chậm rãi và khoan thai. Người trong bản đi làm, ban ngày lang thang trong bản bạn chẳng mấy khi gặp được người nào. Chiều tối mới thấy khói bếp lan ra khắp nơi cộng với mùi khói thơm nói với bạn rằng đó là cuộc sống. Bạn sẽ cùng với cả đội của mình thưởng thức những món ăn được nấu bằng bếp củi có mùi ám khói ngon tuyệt vời đối với cái dạ dày chỉ chực nhảy lên đớp lấy thức ăn của bạn. Chúng tôi có ba đội của ba khách sạn khác nhau với ba quốc tịch: Pháp, Ý và Việt Nam ở cùng một nhà, thế là cả bọn ghép bàn lại cùng ăn uống vui vẻ, nói chuyện phiếm và đội của chúng tôi, của khách sạn Đặng Trung gồm có một đôi vợ chồng trẻ người Pháp, tôi và bạn trai tôi được khen là Best team vì toàn những bộ giò khỏe, đi nhanh và dai sức nhất (ha ha đơn giản vì đội chúng tôi toàn người trẻ và không béo phục phịch như hai đội còn lại, thế thôi).

Sau bữa tối, bạn chắc chắn sẽ được mời chơi bài (những người bạn nước ngoài của bạn chắc chắn là những người lịch sự và thích vui vẻ, hơn nữa tôi nghĩ có lẽ chơi bài là lựa chọn tiêu khiển phổ biến của khách du lịch hay sao ấy, bằng chứng là nhà chủ đã tích sẵn mấy cỗ bài và khách vừa ăn cơm xong, dọn bàn sạch sẽ là họ đưa ra cho khách luôn. Nếu bạn không giỏi chơi bài cũng chẳng vấn đề gì, những người bạn đi cùng sẵn sàng dạy bạn, tôi và bạn trai còn học được một kiểu chơi bài hoàn toàn mới để về nhà dạy lại bạn bè. Cuộc sống không internet, không điện thoại té ra chẳng hề nhàm chán khi cả ngày bạn đã lội bộ quãng đường ngót nghét chục cây số, bạn sẽ buồn ngủ díp mắt chỉ sau chục ván bài. Giường không được êm, chiếu không được sạch chẳng là vấn đề (sự thực là bạn được người nhà chủ dẫn lên gác, ở đó xếp những tấm đệm đủ cho một người nằm lần lượt cạnh nhau từ đầu đến cuối phòng, mỗi người một cái gối và một tấm chăn bông, đúng là không thơm tho lắm nhưng chúng tôi vẫn ngủ như chết). Sáng ra bạn sẽ quên mất là hôm qua mình đã bị đau nhức hết cả bắp và mấy đầu ngón chân, buổi sáng cực kỳ trong lành cũng có mùi khói bếp thoang thoảng nhưng nó vẫn khác hẳn mùi khói buổi chiều. Bạn sẽ thèm đi ra suối, chẳng xa lắm chỉ chục phút đi bộ đến cuối bản, bờ suối với những phiến đá nằm ngồi lổm ngổm đang chờ bạn ra trèo lên chúng và tận hưởng tiếng ầm ào xen lẫn róc rách, dùng một vốc nước ấy để làm tỉnh ngủ sẽ cực kỳ hiệu nghiệm. Rồi bạn lại trở về ăn sáng cùng các bạn trong đoàn và lại cùng nhau tiếp tục lên đường, có thể sẽ chia tay với vài người bạn mới quen vì họ sẽ đi con đường khác bạn nếu hành trình của họ là ngắn hơn. Nhưng mà kể đến đây thì tay mỏi dừ rồi. Nhớ Sapa quá nên gõ liền tù tì một mạch đến nỗi cứng đờ cả mấy ngón tay. Oài không tưởng tượng nổi mình đã nói nhiều đến thế. Thôi vậy nhé, các chỗ khác thì để mọi người tự đi và tự cảm nhận, kẻo mình nói nhiều quá thì còn gì mà khám phá. Chỉ cần sức khỏe cộng với niềm ham mê khám phá, thêm một chút tiền (mua tour của khách sạn Đặng Trung 200k/người/1 ngày 1 đêm, 5 ngày chơi đã đời hết 1 tê, không phải quá đắt đúng không). Đi đi rồi về kể chuyện Sapa để người khác thấy ham. Chúc đi vui vẻ.

Mạng du lịch | Thông tin tour | Thông tin du lịch | Du lịch Sapa

Trần Thị Thu Hà
Trần Thị Thu Hà
Trả lời 13 năm trước

I- Địa danh du lịch ở Sapa:
Bản Tả Van- Phanxipang - Nóc nhà của Đông Dương.- Chợ Bắc Hà- cửa khẩu Hà Khẩu
+ Núi Hàm Rồng: đi bộ tới được, tiền vé tham quan núi Hàm Rồng : 30.000đồng/khách.
+ Bản Cát Cát: vé tham quan : 10.000đồng/khách. ( nên đi xe ôm )
+ Bản Tả Phìn: Cách Trung tâm Sapa 10km. Tiền Vé: 15.000/khách
- Bản Hồ, bản Sín Chải là những bản dân tộc đáng để đi: Hành trình bắt đầu từ Sapa, qua vườn hồng xuôi theo dòng suối Hoa, qua cây cầu treo bập bềnh tới bản Ý Ninh Hồ của người Hmông, tham quan nhà dân tộc Hmông với nhiều nét văn hoá độc đáo. Tiếp tục cuộc hành trình tới Lao Chải, xe đón thăm bãi đá khắc cổ. Trở về thị trấn, mua quà lưu niệm tại chợ trung tâm.
+Cầu Mây- Bãi đá cổ: cách khoảng 9km Qua trạm Cầu Mây 15.000 đồng/khách, tham quan bãi đá cổ 5.000 đồng/ khách( cầu mới xấu, hỏi ra cầu cũ đẹp, có bãi đá)
+Thác Bạc: cách khoảng 12km. Tiền vé 5000/khách. (không hay lắm,mùa xuân ít nước, xấu). Nếu định đi bản Hồ thì ko đi Thác Bạc.
Lưu ý:Thuê xe máy 100k/ng(đổ đầy xăng) -75k/ngày (tự đổ xăng).Mua bản đồ du lịch Sapa (tại các văn phòng DL hoặc tại quầy bán vé lên núi Hàm Rồng) đề xác định đường và lịch trình cụ thể.
Sapa cuối tháng 8, trong tháng 9 các ruộng bậc thang rất đẹp hoặc sau Tết âm lịch để ngắm hoa đào Sapa.
II- Đặt vé Tàu du lịch:
+ TSC: giá tốt, mang tận nhà. 104 Phó Đức Chính. Điện thoại: 04 37162868 (04 37162863)
+ Ratraco: 95 - 97 Lê Duẩn (844) 39422889 - (04)39429732
Livitrans:118-120 Lê Duẩn i -- ĐT: 04. 942. 9919 - Fax: 04. 942. 9918
King Express 9040608- Lotus:2633633- ET Pumpkin SDT 9260739,
+ Tulico 04.8287.806 Hàng Cân
III- Khách sạn:
- Mountain View: 150k(fòng 204 có ban công nhìn xuống đường , ra được sân thượng trồng hoa nhìn xuống thung lũng rất đẹp).. MV ở cạnh Royal, vị trí đẹp hơn Mùa Xuân,(
- Đại Dương
ĐT : 020 871537 020872130 DD : 0912359241 , phòng ngoài tầng 4 là tầng cao nhất, view đẹp . Phòng rộng, mới , đẹp, ở 4-5 người . 210k/ phòng
- Phương Đông - chị Giang,(nhiệt tình và hiền lành), phòng mới ,đẹp,giá 120k. 17 Phanxipang - SP
Tel: 020.871582 Chị Giang 0983379646 ( ôtô rẻ hơn thuê ở ngoài )
- Mùa Xuân- Phố PhanXiPăng - TT SaPa - Lào Cai Tel: 020.871380 - 0975134075 (Hỏi cô Xuân, chú Nhập) www.muaxuanhotel.com
-Khách sạn Apatit (gọi 1080 Lào cai hỏi). 100k/fòng/đêm, cách nhà thờ một đoạn,,trông giống vila, có khuôn viên cây cối thoáng,đẹp.
Phoenix, Pinochio
-KS Cao nguyên -Phố Cầu Mây,phòng , rẻ. Gần quán ăn Anh Đào .Ăn ở Anh đào ngon .THuê xe máy của mấy anh xe ôm ngay cửa Ks (giá thuê rẻ :30.000đ)
-Xuân Ngần - phố Xuân Viên - ĐT : 020 871 704 - 0912578325 . Giá : 80-100K/ph , 2 giường rộng rãi .
- Khách sạn hàm rồng ở ngay chân núi Hàm rồng, KS xây theo kiểu từng lo biệt thự biệt lập theo kiến trúc Pháp cổ có vườn cây khá đẹp. ĐT: 020871251- fax 020871303
KS Công đoàn sạch đẹp,200k (2 giường). ĐT: 020871315 hoặc 020216618

Mạng du lịch | Thông tin tour | Thông tin du lịch | Du lịch Sapa

phamkieuhoa
phamkieuhoa
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn, Ban gọi bên này, bên đó có đội ngũ nhân viên tư vấn miễn phí cho bạn. Họ am hiểu về vùng đất Sapa vì họ chuyên tour Hạ Long, Sapa khởi hành hàng ngày....

Bạn tham khảo nha.

Công Ty TNHH Du Lịch Hoàng Nam

Địa chỉ: 57- Hàng Bè – Hoàn Kiếm - HN

Tel:( +84) .66838629 hotline: 09875209, 0988220229
Email: honeydaytravel@gmail.com.Web: honeydaytravel.com

Y: hoangnam_travel1, Hoangnamtravel.

Mail: hoangnamtravel@gmail.com

Trần Thị Thu Hà
Trần Thị Thu Hà
Trả lời 13 năm trước

Du lịch SaPa (Lào Cai) không chỉ được ngắm mây vờn núi, ruộng bậc thang và những địa danh như cầu Mây, thác Bạc, đỉnh Phanxipăng - nóc nhà của Đông Dương... mà ở đây nhiều bản (thôn, ấp) đã được quy hoạch để đón khách du lịch như bản: Cát Cát, Tả Phìn, Lao Chải, Tả Van...[/COLOR][/I]

Chợ Sa Pa giờ đây ngày càng tấp nập và không còn là chợ của riêng người Mông, người Dao như trước đây nữa mà là điểm đến của hầu hết khách du lịch khi đến Sa Pa.

Bản Cát Cát



Chúng tôi có mặt ở Sa Pa vào một ngày thời tiết mát dịu và hơi se lạnh, trong lúc đó thời tiết ở Hà Nội đang là mùa hè nắng nóng đến 37độ C. Lần đầu tiên đặt chân đến đây nên mọi thứ đều làm chúng tôi vô cùng bỡ ngỡ. Tại thị trấn Sa Pa, tình cờ chúng tôi quen được chị Tần Sa Mẩy (34 tuổi, dân tộc Dao, ngụ xã Trung Chải, huyện Sa Pa, Lào Cai) và được chị chỉ đường cho chúng tôi đi thăm bản Cát Cát, nằm ở gần thị trấn. Theo lời giới thiệu của Tần Sa Mẩy, Cát Cát là bản của người dân tộc Mông (còn gọi là người Mèo, người H’Mông) sinh sống. Ở bản Cát Cát có một thác nước rất đẹp mà theo tiếng Pháp là: CatScat. Do đó, từ đầu thế kỷ XX, người Pháp đã phát hiện và chọn nơi đây làm khu nghỉ dưỡng cho các quan chức. Cũng từ đó, bản của người dân tộc Mông nằm bên dòng thác có tên là bản Cát Cát cho đến ngày nay.

Người Mông ở bản Cát Cát sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa trên các ruộng bậc thang, các nghề truyền thống như dệt vải, chạm trổ bạc và rèn nông cụ. Hiện nay, do du lịch phát triển, một bộ phận người Mông ở Cát Cát đã chuyển hẳn sang làm dịch vụ du lịch. Nhiều người - đa số là người trẻ biết nói cả tiếng Anh, tiếng Pháp và đi làm hướng dẫn viên du lịch. Những người lớn tuổi thì làm nương, làm rẫy, làm nghề truyền thống. Bà Vàng Thị Tòng (67 tuổi) cho biết bà làm nghề dệt vải thổ cẩm đã 30 năm nay, bây giờ cả gia đình và con cháu của bà đều làm dịch vụ du lịch. Tham quan một vòng bản Cát Cát, chúng tôi thấy có những nét hoang sơ, truyền thống của người dân tộc, xen lẫn cái hiện đại, tấp nập do du lịch phát triển.

Chiều ở Tả Van



Các xã Tả Van, Hầu Thào, Sử Pán (huyện Sa Pa) nằm trong thung lũng Mường Hoa nơi có hai bãi đá cổ nổi tiếng và con sông Mường Hoa chảy qua. Riêng xã Tả Van có cầu Mây bắc qua sông Mường Hoa. Vào những buổi sáng sớm, mây còn đọng lại trên sông làm cho chiếc cầu trở nên đẹp huyền ảo, bềnh bồng trong mây. Cái tên cầu Mây cũng xuất phát từ đó. Hiện nay, xã Tả Van được quy hoạch thành làng du lịch mang đậm nét sinh hoạt truyền thống của người Giáy, Mông, Dao. Từ trung tâm thị trấn Sa Pa, chúng tôi đi bằng xe máy về Tả Van qua hơn 17km đường triền núi quanh co, khúc khuỷu (người dân tộc thường đi bộ hết từ 3 - 5 tiếng đồng hồ). Hai bên đường là những nương ngô xanh mướt đang trổ bắp, xen lẫn những thửa ruộng bậc thang trải dài lưng chừng đồi, đang mùa gieo cấy. Khung cảnh ở Tả Van càng đẹp và trở nên hoang sơ khi trời chiều dần xuống, những đứa trẻ mặt mày lem luốc bụi đất cưỡi trên lưng trâu đi về bản. Trên đường cái, từng đoàn những em nhỏ, những cô gái Mông, Dao trở về từ thị trấn, sau khi tan chợ. Tất cả đẹp hoàn hảo như một bức tranh vẽ.

Vòng qua hơn 3km đường mòn, đầy sỏi đá gập ghềnh, chúng tôi mới xuống được suối Mường Hoa và đi qua cầu Mây để sang một thác nước, tuyệt đẹp. Anh Lò Sử Mẩy cho chúng tôi biết khách du lịch có thể ngủ lại ở Tả Van trong những ngôi nhà của người dân làm dịch vụ du lịch. Không những thế, ở Tả Van đang được kinh doanh và du lịch hóa. Chúng tôi xuống sông Mường Hoa để chụp ảnh và ở trên cầu Mây cũng vậy, mỗi người đều bị thu 5.000 đồng, do một phụ nữ người Mông đứng ra thu. Ở 2 phía cầu Mây vừa đi vừa chụp ảnh và ngắm cảnh chúng tôi đều nhận được những câu mời chào của người dân: “Chụp ảnh thì xin 2 ngàn”, hoặc “Mua hàng đi, 10 ngàn 1 món” - đó là cái dây vải thổ cẩm để đeo tay dài khoảng 20cm, to bằng ngón tay trỏ.

Đi chợ Sa Pa



Chợ Sa Pa nằm ở ngay trung tâm thị trấn Sa Pa, là nơi mua bán trao đổi hàng hóa của người dân trong vùng, nhưng được xem là chợ của người dân tộc Mông, người Dao, thường họp vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần. Theo người dân bản địa, cuối tuần là những ngày mà vợ chồng, con trai, con gái người Mông, người Dao dắt nhau xuống chợ để vui chơi, uống rượu, ca hát, hẹn hò. Những sản vật mà họ thường mang xuống chợ Sa Pa để bán lấy tiền là măng tươi, rau cải (loại rau đặc sản thường được gọi là cải Mèo), có người thì mang theo chú lợn con cắp ở nách, hay mấy con gà do họ nuôi được. Cũng chính từ những sản vật của người dân tộc mang xuống chợ đã trở thành những món ăn đặc sản trong nhà hàng của khách dưới xuôi như: thịt lợn bản, lợn cắp nách, gà bản...

Không chỉ những sản vật, người Mông còn mang xuống chợ những món hàng thổ cẩm, vòng bạc, dao, nông cụ là những vật dụng có tính đặc trưng của dân tộc mình. Còn người Dao thì mang xuống chợ những loại lá thuốc để tắm, xông hơi, chữa bệnh, đôi khi có cả những loại cây cảnh và các loại khăn, áo... Từ việc bán những sản vật do mình làm ra, số tiền thu được những người dân tộc sẽ mua đồ dùng trong gia đình như mắm, muối, đồ dùng sinh hoạt... và đặc biệt là dành tiền để uống rượu. Khi chiều xuống, những người con trai, con gái lại tụ tập ở khu vực trung tâm thị trấn Sa Pa để ca hát, múa khèn, tìm bạn. Cho đến khi màn đêm xuống thì những người có vợ chồng, con cái mới ngất ngưởng dìu dắt nhau về bản và người chồng trong tình trạng say bí tỉ. Lang thang gần một ngày ở chợ Sa Pa, chúng tôi mua được khá nhiều mặt hàng thổ cẩm, vòng bạc, đồng tiền may mắn, khăn, áo, túi xách... từ tay những người dân tộc Mông, Dao, Giáy... bán ra. Tuy nhiên, nếu không khéo chúng ta cũng có thể mua phải hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng của người dân tộc, bởi cũng dễ hiểu bởi ở đây đã bị du lịch và thương mại hóa.

Mạng du lịch | Thông tin tour | Thông tin du lịch | Du lịch Sapa

Trần Thị Thu Hà
Trần Thị Thu Hà
Trả lời 13 năm trước

Lâu nay khi nhắc đến cổng trời, người ta thường nghĩ đến Hà Giang, nơi có cổng trời Quản Bạ. Nhưng ít ai biết rằng Sapa cũng có một cổng trời. Đây là đỉnh đường bộ cao nhất Việt Nam có thể đi tới để chiêm ngưỡng đỉnh Phan Xi Păng - nóc nhà của Đông Dương.

Ra khỏi thị trấn Sapa, đi theo hướng Bắc khoảng 18 km, đường lên cổng trời ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp với những bóng nắng chạy dài thoắt ẩn thoắt hiện. Chỉ có gió thổi làm cho thảm thực vật phải dán mình vào đá. Con đường đèo này có tên là Trạm Tôn, len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Và cổng trời chính là đỉnh của con đèo này.


Con đường đèo ngoằng nghèo lên cổng trời.

Ngồi trên xe vượt qua chục km, đôi lúc bất giác quay đầu nhìn lại, chợt thấy choáng ngợp vì cảnh tượng kỳ ảo sau lưng mình. Con đường chúng tôi vừa đi qua giờ chỉ như sợi dây thừng ai đó buộc quanh lưng núi, khúc khuỷu giăng ngang giữa muôn trùng mây.

Chúng tôi đến cổng trời tầm 11h trưa vào một ngày tháng 7. Lúc này, sương đã tan, trời hửng nắng từ lâu. Nhưng cái nắng không làm rát da thịt hay muốn trốn chạy. Nắng chỉ giúp ấm áp hơn và cho chúng tôi cảm nhận rõ hơn nét đẹp của bức tranh mây núi. Từ màu xanh ngút ngàn của cây, màu vàng của lúa chín chen lẫn những mảng lúa xanh non đến sắc nâu trầm ấm của đất. Được làm dịu bởi gió núi Hoàng Liên Sơn, khí hậu ở đây và cả phố núi Sapa mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình chỉ từ 15 đến 18 độ C. Dễ hiểu vì sao mùa hè, vào các đợt nóng liên tục từ 35 độ C trở lên, người miền xuôi trong Nam ngoài Bắc, khách Tây khách Ta nô nức đổ về Sapa.

Đứng giữa cổng trời Sapa, có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũng rộng lớn phía dưới với những ruộng nương xanh rì, con đường ôtô xuôi ngược Phong Thổ (Lai Châu) - Sapa (Lào Cai), xa xa là Thác Bạc - một trong 10 thác nước đẹp nhất Lào Cai, luôn được giới trẻ tìm đến khám phá. Cao khoảng 200m, Thác Bạc ngày đêm ào ào nước đổ như góp nên âm thanh của núi rừng heo hút. Hay đơn giản đứng chỉ để nhìn khoảng không vô tận và khoáng đạt phía trước.


Những mảng lúa xanh non làm mát mắt du khách.

Cũng ở cổng trời này mới cảm nhận được vẻ kiêu hùng của đỉnh Phan Xi Păng vời vợi lưng trời. Bên dưới là những vực sâu thăm thẳm, với thảm rừng nguyên sinh chứa đựng nhiều bí ẩn chưa được khám phá. Đây cũng là nơi năm xưa có trạm khí tượng địa cầu xa xôi hẻo lánh, ít người qua lại đã được nhà văn Nguyễn Thành Long lấy làm nguyên mẫu trong truyện ngắn nổi tiếng của mình "Lặng lẽ Sa Pa".

Từ ngày tái lập tỉnh tới nay, cổng trời trở nên hấp dẫn du khách mỗi dịp lên Sa Pa, vì nhiều người tham quan Thác Bạc bao giờ cũng cố ngược lên cổng trời để ngắm cảnh sắc kỳ vĩ của núi rừng Hoàng Liên đã được vinh danh là "Vườn di sản Asian Sa Pa". Chúng tôi cũng nằm trong số những du khách thích chinh phục, ưa khám phá như thế.

Lên cổng trời mới biết Sapa không chỉ nổi tiếng vì cảnh đẹp, vì những thửa ruộng bậc thang đã được tạp chí Travel and Leisure của Mỹ bình chọn là một trong bảy thửa ruộng bậc thang đẹp nhất châu Á và thế giới, mà bởi nó còn đậm nét hoang sơ, phảng phất vẻ yên bình lặng lẽ của vùng rẻo cao Tây Bắc. Những nét đẹp này còn được vô tình tạo ra bởi sự tổng hòa bản sắc của các dân tộc anh em: Người H’Mong, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó… với bề dày của đặc trưng văn hóa tộc người đã góp phần tô điểm cho bức tranh Tây Bắc đã lạ nay càng lạ thêm.


Vẻ đẹp mộc mạc của các cô gái dân tộc vùng Tây Bắc.

Những món ăn mang đậm hương vị núi rừng: cơm lam, thắng cố, mèn mén, cá suối, lợn mường… hòa trong tiếng cười khúc khích, nhịp xòe uyển chuyển của các thiếu nữ H’Mong hay những chiếc gùi khi ẩn khi hiện của các cô gái Dao đi hái lá thuốc khiến chúng tôi càng thêm say giữa đất trời Sapa huyền ảo.

Đến với cổng trời Sapa là dịp để mỗi chúng tôi thử lòng can đảm của mình bởi đèo cao vực thẳm, cung đường quanh co với nhiều khúc “cua tay áo” đến chóng mặt. Nhưng đổi lại, chúng tôi đã được những ngày đắm mình với thiên nhiên hùng vĩ, khám phá cuộc sống bình dị của các dân tộc vùng cao, được thả hồn trong tiếng khèn, tiếng sáo. Đó là điều khiến chúng tôi ngẩn ngơ khi rời chốn xa xôi này.

Trần Thị Thu Hà
Trần Thị Thu Hà
Trả lời 13 năm trước

Đến với Sapa, người ta thường đi vào mùa đông, tuy nhiên, nếu có dịp đi vào mùa hạ, nơi đây cũng sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị. Tiết trời Sapa vào hạ chỉ hơi lạnh hơn Đà Lạt một chút nên khá dễ chịu. Tuy nhiên, đôi lúc, thời tiết như cố tình tạo thêm điều kiện cho nàng Sapa đỏng đảnh trong sắc hạ. Bầu trời vừa bừng lên ánh nắng chan hòa, lại sụp nắng xuống, nhanh chóng cho cơn mưa nhỏ chạy lướt qua đủ làm ướt nhẹ những tà áo đa sắc màu của các cô sơn nữ, rồi lại tạnh ngay...
Hạ là mùa kết trái của đào, lê, mận, nếu “kết nối” được với người dân địa phương, bạn sẽ có dịp đến với các vườn trái cây nằm trên các ngọn đồi để chụp ảnh và được thưởng thức thỏa thích.



Ngoài ra, đến Sapa vào mùa hạ, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những thác nước tuyệt đẹp. Thác Bạc nằm cách thị trấn Sapa khoảng 12 km, từng làm cho nhiều du khách quyến luyến khi rời bước. Từ trên khe núi cao, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xóa trông như những đóa hoa.
Bên cạnh đó, bạn còn có dịp hiểu rõ hơn về văn hóa của các dân tộc ít người tại đây, khi mà thời tiết dễ chịu, thuận lợi cho việc di chuyển giữa các bản làng.
“Tôi luôn đắm đuối với những chiếc khăn, tà áo, những đường chỉ thêu trên từng kiểu áo khác nhau của các dân tộc. Chẳng hạn, phụ nữ Mông mặc áo màu đen và họa tiết thêu đơn giản. Chiếc quần ngắn ngang đầu gối được cuốn xà cạp quanh bắp chân bằng một băng vải hẹp. Những cô gái Dao đỏ có nụ cười tươi rạng rỡ, khuôn mặt đầy đặn trong vành khăn đỏ rực quấn cao trên đầu với các tua rua rũ xuống vai. Áo quần được thêu cầu kỳ qua hai, ba lần họa tiết đè lên nhau tạo nên những hoa văn nổi trên nền vải thô. Trang phục của họ luôn nổi bật ở mỗi phiên chợ Sapa. Còn trang phục của các cô gái Tày khá đơn giản, duy nhất một màu chàm thẫm, áo cánh, cổ tròn có hai túi ở vạt áo trước và một chiếc thắt lưng bằng vải rộng bản quấn ngang eo, cổ đeo những chiếc vòng bạc lớn. Các cô gái Xa Phó thì e lệ trong bộ áo váy rời sặc sỡ, trên đầu đội những chiếc khăn sọc đỏ, xanh, trắng…” - Chị Thanh Hương, một du khách chia sẻ trải nghiệm.



Người dân tộc cũng rất hiếu khách. Bạn có thể đến với gia đình người Giáy ở thung lũng Tả Van hay gia đình dân tộc khác để tìm hiểu về đời sống của họ.
Riêng với người Giáy, mọi sinh hoạt của họ vẫn còn giữ nguyên nét truyền thống xưa, chưa bị các dịch vụ du lịch thâm nhập như một số làng bản khác ở Sapa. Với trang phục đơn giản, áo ngắn cài nút chéo, các băng vải màu viền quanh cổ và tay áo, họ luôn niềm nở đón khách nếu có ai đó muốn ghế vào thăm. Rất nhiều ngôi nhà của người Giáy có mùi thơm thoang thoảng của gỗ pơmu rất dễ chịu.
Khác với người Mông và người Dao thường chọn vùng núi cao hay lưng chừng núi để sinh sống, người Giáy chọn các thung lũng bên các con suối lớn, có đồng ruộng bằng phẳng, có vườn rau quanh nhà. Người Giáy còn nổi tiếng với nghề thủ công như đan lát, làm bàn ghế trúc, chưng cất dầu hồi. Các cô gái Giáy nổi tiếng ở Sapa về sắc đẹp và nết na…

Nguồn: didau.org

Mạng du lịch | Thông tin tour | Thông tin du lịch | Du lịch Sapa

Trần Thị Thu Hà
Trần Thị Thu Hà
Trả lời 13 năm trước

[i]Vị trí: Hang động Tả Phìn nằm ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Ðặc điểm: Hang động Tả Phìn là nơi có nhiều giá trị nghiên cứu, khảo cổ, và tham quan du lịch.[/i]



Bản Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa 12km, chếch về phía bắc, nơi có hai dân tộc Dao và H'Mông cư trú.

Cách trụ sở UBND xã Tả Phìn gần 1km về phía bắc có dãy núi đá vôi, là một nhánh của dãy Hoàng Liên Sơn. Trong dãy núi này có một quả núi nhỏ, dưới chân núi nứt ra một cửa hang, chiều cao khoảng 5m, rộng khoảng 3m, mở ra một lối đi xuyên xuống đất. Đi khoảng hơn 30m trong tối tăm, gập ghềnh sẽ gặp một hang động. Từ đây động chia đi rất nhiều ngả chúc xuống lòng đất chỉ vừa một người chui lọt, nhiều đoạn cheo leo phải bám vào những tai đá, đu người mà lên xuống. Đi theo những vách nhỏ này càng tỏa ra nhiều lối, thậm chí có những ngách đi vòng vèo, rích rắc và cuối cùng vẫn trở về vị trí ban đầu.

Đi theo đường của vách lớn, ta có thể cảm giác như xuyên lên vách núi, đường đi ngoằn ngoèo, khi lên lúc xuống, chỗ phình to chỗ giống người thiếu phụ đang bồng con, chỗ giống các nàng tiên đang tắm, chỗ giống mâm xôi khổng lồ với những mảng nham thạch xù xì phớt trắng, hệt những mảng san hô bám viền xung quanh, có chỗ giống như những dãy cột nhà trắng mịn buông từ trên nóc xuống…Đặc biệt chỗ rộng nhất lòng động trên vòm cao khoảng 8m, các nhũ đá rủ xuống, đan thành dãy “đăng ten” uốn lượn, nhấp nhô, long lanh màu ngọc bích, những giọt nước từ đỉnh núi thấm dần rồi đọng lại nơi chóp của nhũ đá thánh thót nhỏ giọt, như điểm từng nhịp trong không gian hư ảo.

Vào sâu ta gặp một tảng đá lớn nằm hơi nghiêng, trên nền đá in hình những vết chân gà, ngay chóp đá bên phải còn hằn lên những vệt lõm hệt như móng chân ngựa. Một vách đá đối diện, những dòng chữ Pháp được khắc bằng vật cứng, cho đến ngày nay mặc dù bụi thời gian phủ lên ta vẫn còn đọc được.

Hang động Tả Phìn có rất nhiều bí ẩn với chúng ta, cần được bảo vệ và giữ gìn.
[i]
Nguồn: didau.org[/i]

Mạng du lịch | Thông tin tour | Thông tin du lịch | Du lịch Sapa

Trần Thị Thu Hà
Trần Thị Thu Hà
Trả lời 13 năm trước
Đá vợ đá chồng nằm trong khu di tích Bãi đá cổ Sa Pa là thắng cảnh cho khách [url=http://didau.org/forum/tags/du-lich-sapa.html]du lịch sapa[/url] đến chiêm ngưỡng, thuộc thung lũng Mường Hoa, xã Hầu Thào, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đá vợ đá chồng là một cặp đá có tư thế đang hướng về nhau, đang tìm đến nhau. Hai tảng đá có liên quan đến truyền thuyết về mối tình thủy chung của đôi trai gái vượt lên mọi gian nan, thử thách, mong tìm đến với nhau và được sống hạnh phúc, nhưng khi sắp sửa gặp nhau thì họ đều đã bị hóa đá
[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/k7gg0.jpg[/IMG][/CENTER]
Phía đầu bãi đá khắc cổ cạnh con đường trục chính liên xã (cũ) có một tảng đá nằm dưới vùng sình lầy. Hòn đá có hình người nằm phủ phục, đầu quay xuống phía hạ huyện. Ở cuối bãi đá đó, cách chừng 2km, có tảng đá lớn cũng hình người nằm phủ phục, đầu quay lên, hai tảng đá có hình dáng giống nhau.
Đồng bào H’Mông ở quanh vùng Hầu Thào - Tả Van có kể lại: Từ lâu lắm rồi, ở mãi phương Bắc xa xôi đã xảy ra một cuộc chiến thảm khốc giữa hai bộ tộc. Kẻ chiến thắng là một tộc trưởng tàn ác, hắn còn có một tên phù thủy gian manh làm quân sư. Tên quân sư gian manh rắp tâm chiếm đoạt người con gái độc nhất của tộc trưởng
Nàng tiểu thư xinh đẹp - con gái tộc trưởng lại đem lòng yêu chàng trai con tộc trưởng chiến bại trong cuộc chiến tranh vừa qua. Những ngày hai bộ tộc còn chung sống hòa bình thì tình yêu của đôi trai gái đẹp biết bao. Nghe lời xúc xiểm của tên quân sư, chiến tranh giữa hai bộ tộc đã xảy ra. Dù vậy, đôi trai gái vẫn quyết tâm bảo vệ hạnh phúc và họ đã cùng nhau trốn chạy về hướng nam mong rằng sẽ tìm được hạnh phúc ở nơi xa lạ.
Được tin, tộc trưởng huy động quân lính đuổi theo. Tên phù thủy quân sư uất ức nguyện rằng: “Nếu hai đứa trẻ đến suối Kim Hoa mà thoát vào đêm thứ mười thì hắn sẽ chọn thất bại. Nếu ngày mười một mà chưa qua suối Kim Hoa thì đôi trẻ sẽ hóa đá”.
Đêm thứ mười đôi trai gái đến thượng nguồn suối Kim Hoa (nay là đất Tả Van - Hầu Thào) thì cô gái không may sa xuống bãi sình lầy còn chàng trai đã vượt qua bãi sình lầy, không thấy cô gái, chàng trai liền quay lại để tìm, chạy được một quãng, mệt quá, chàng gục xuống. Trời sáng, chàng hóa đá đầu vẫn quay về phương Bắc - nơi người vợ còn ở đó. Còn cô gái cũng đã hóa đá đầu quay về hướng nam như cố chạy theo chồng. Vì thế, tảng đá chồng lớn hơn tảng đá vợ và chúng có hình dạng giống nhau.
Người già trong vùng nói rằng hai tảng đá hình như vẫn lần tìm đến nhau. Ở phía phải và trái của hai tảng đá vẫn tồn tại hai cánh rừng nhỏ, cả hai cánh rừng đều có những cây cổ thụ và có hai miếu thờ, một của đồng bào Giáy, một của đồng bào H'Mông thờ mối tình chung thủy của chàng trai, cô gái.
Nguồn: [url=http://didau.org/forum/mien-bac/1517-du-lich-sapa-da-vo-chong-o-sapa.html#post2458]Du lịch Sapa - ĐÁ VỢ CHỒNG Ở SAPA[/url]
[URL=http://didau.org]Mạng du lịch [/URL]| [URL=http://didau.org/forum/thong-tin-tour-7]Thông tin tour[/URL] | [URL=http://didau.org/forum/thong-tin-du-lich-12]Thông tin du lịch [/URL] | [URL=http://didau.org/forum/tags/du-lich-sapa.html]Du lịch Sapa[/URL]
Đá vợ đá chồng nằm trong khu di tích Bãi đá cổ Sa Pa là thắng cảnh cho khách [url=http://didau.org/forum/tags/du-lich-sapa.html]du lịch sapa[/url] đến chiêm ngưỡng, thuộc thung lũng Mường Hoa, xã Hầu Thào, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đá vợ đá chồng là một cặp đá có tư thế đang hướng về nhau, đang tìm đến nhau. Hai tảng đá có liên quan đến truyền thuyết về mối tình thủy chung của đôi trai gái vượt lên mọi gian nan, thử thách, mong tìm đến với nhau và được sống hạnh phúc, nhưng khi sắp sửa gặp nhau thì họ đều đã bị hóa đá
[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/k7gg0.jpg[/IMG][/CENTER]
Phía đầu bãi đá khắc cổ cạnh con đường trục chính liên xã (cũ) có một tảng đá nằm dưới vùng sình lầy. Hòn đá có hình người nằm phủ phục, đầu quay xuống phía hạ huyện. Ở cuối bãi đá đó, cách chừng 2km, có tảng đá lớn cũng hình người nằm phủ phục, đầu quay lên, hai tảng đá có hình dáng giống nhau.
Đồng bào H’Mông ở quanh vùng Hầu Thào - Tả Van có kể lại: Từ lâu lắm rồi, ở mãi phương Bắc xa xôi đã xảy ra một cuộc chiến thảm khốc giữa hai bộ tộc. Kẻ chiến thắng là một tộc trưởng tàn ác, hắn còn có một tên phù thủy gian manh làm quân sư. Tên quân sư gian manh rắp tâm chiếm đoạt người con gái độc nhất của tộc trưởng
Nàng tiểu thư xinh đẹp - con gái tộc trưởng lại đem lòng yêu chàng trai con tộc trưởng chiến bại trong cuộc chiến tranh vừa qua. Những ngày hai bộ tộc còn chung sống hòa bình thì tình yêu của đôi trai gái đẹp biết bao. Nghe lời xúc xiểm của tên quân sư, chiến tranh giữa hai bộ tộc đã xảy ra. Dù vậy, đôi trai gái vẫn quyết tâm bảo vệ hạnh phúc và họ đã cùng nhau trốn chạy về hướng nam mong rằng sẽ tìm được hạnh phúc ở nơi xa lạ.
Được tin, tộc trưởng huy động quân lính đuổi theo. Tên phù thủy quân sư uất ức nguyện rằng: “Nếu hai đứa trẻ đến suối Kim Hoa mà thoát vào đêm thứ mười thì hắn sẽ chọn thất bại. Nếu ngày mười một mà chưa qua suối Kim Hoa thì đôi trẻ sẽ hóa đá”.
Đêm thứ mười đôi trai gái đến thượng nguồn suối Kim Hoa (nay là đất Tả Van - Hầu Thào) thì cô gái không may sa xuống bãi sình lầy còn chàng trai đã vượt qua bãi sình lầy, không thấy cô gái, chàng trai liền quay lại để tìm, chạy được một quãng, mệt quá, chàng gục xuống. Trời sáng, chàng hóa đá đầu vẫn quay về phương Bắc - nơi người vợ còn ở đó. Còn cô gái cũng đã hóa đá đầu quay về hướng nam như cố chạy theo chồng. Vì thế, tảng đá chồng lớn hơn tảng đá vợ và chúng có hình dạng giống nhau.
Người già trong vùng nói rằng hai tảng đá hình như vẫn lần tìm đến nhau. Ở phía phải và trái của hai tảng đá vẫn tồn tại hai cánh rừng nhỏ, cả hai cánh rừng đều có những cây cổ thụ và có hai miếu thờ, một của đồng bào Giáy, một của đồng bào H'Mông thờ mối tình chung thủy của chàng trai, cô gái.
Nguồn: [url=http://didau.org/forum/mien-bac/1517-du-lich-sapa-da-vo-chong-o-sapa.html#post2458]Du lịch Sapa - ĐÁ VỢ CHỒNG Ở SAPA[/url]
[URL=http://didau.org]Mạng du lịch [/URL]| [URL=http://didau.org/forum/thong-tin-tour-7]Thông tin tour[/URL] | [URL=http://didau.org/forum/thong-tin-du-lich-12]Thông tin du lịch [/URL] | [URL=http://didau.org/forum/tags/du-lich-sapa.html]Du lịch Sapa[/URL]

Đá vợ đá chồng nằm trong khu di tích Bãi đá cổ Sa Pa là thắng cảnh cho khách du lịch sapa đến chiêm ngưỡng, thuộc thung lũng Mường Hoa, xã Hầu Thào, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đá vợ đá chồng là một cặp đá có tư thế đang hướng về nhau, đang tìm đến nhau. Hai tảng đá có liên quan đến truyền thuyết về mối tình thủy chung của đôi trai gái vượt lên mọi gian nan, thử thách, mong tìm đến với nhau và được sống hạnh phúc, nhưng khi sắp sửa gặp nhau thì họ đều đã bị hóa đá

Phía đầu bãi đá khắc cổ cạnh con đường trục chính liên xã (cũ) có một tảng đá nằm dưới vùng sình lầy. Hòn đá có hình người nằm phủ phục, đầu quay xuống phía hạ huyện. Ở cuối bãi đá đó, cách chừng 2km, có tảng đá lớn cũng hình người nằm phủ phục, đầu quay lên, hai tảng đá có hình dáng giống nhau.

Đồng bào H’Mông ở quanh vùng Hầu Thào - Tả Van có kể lại: Từ lâu lắm rồi, ở mãi phương Bắc xa xôi đã xảy ra một cuộc chiến thảm khốc giữa hai bộ tộc. Kẻ chiến thắng là một tộc trưởng tàn ác, hắn còn có một tên phù thủy gian manh làm quân sư. Tên quân sư gian manh rắp tâm chiếm đoạt người con gái độc nhất của tộc trưởng

Nàng tiểu thư xinh đẹp - con gái tộc trưởng lại đem lòng yêu chàng trai con tộc trưởng chiến bại trong cuộc chiến tranh vừa qua. Những ngày hai bộ tộc còn chung sống hòa bình thì tình yêu của đôi trai gái đẹp biết bao. Nghe lời xúc xiểm của tên quân sư, chiến tranh giữa hai bộ tộc đã xảy ra. Dù vậy, đôi trai gái vẫn quyết tâm bảo vệ hạnh phúc và họ đã cùng nhau trốn chạy về hướng nam mong rằng sẽ tìm được hạnh phúc ở nơi xa lạ.
Được tin, tộc trưởng huy động quân lính đuổi theo. Tên phù thủy quân sư uất ức nguyện rằng: “Nếu hai đứa trẻ đến suối Kim Hoa mà thoát vào đêm thứ mười thì hắn sẽ chọn thất bại. Nếu ngày mười một mà chưa qua suối Kim Hoa thì đôi trẻ sẽ hóa đá”.


Đêm thứ mười đôi trai gái đến thượng nguồn suối Kim Hoa (nay là đất Tả Van - Hầu Thào) thì cô gái không may sa xuống bãi sình lầy còn chàng trai đã vượt qua bãi sình lầy, không thấy cô gái, chàng trai liền quay lại để tìm, chạy được một quãng, mệt quá, chàng gục xuống. Trời sáng, chàng hóa đá đầu vẫn quay về phương Bắc - nơi người vợ còn ở đó. Còn cô gái cũng đã hóa đá đầu quay về hướng nam như cố chạy theo chồng. Vì thế, tảng đá chồng lớn hơn tảng đá vợ và chúng có hình dạng giống nhau.


Người già trong vùng nói rằng hai tảng đá hình như vẫn lần tìm đến nhau. Ở phía phải và trái của hai tảng đá vẫn tồn tại hai cánh rừng nhỏ, cả hai cánh rừng đều có những cây cổ thụ và có hai miếu thờ, một của đồng bào Giáy, một của đồng bào H'Mông thờ mối tình chung thủy của chàng trai, cô gái.

Nguồn: Du lịch Sapa - ĐÁ VỢ CHỒNG Ở SAPA

Trần Thị Thu Hà
Trần Thị Thu Hà
Trả lời 13 năm trước

Du lịch Sapa - Giới thiệu Sa Pa

Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.


Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều.


Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”.
Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt.
Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.


Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.



Núi Hàm Rồng



Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.


Du lịch SaPa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến hang động Tả Phìn với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh.
Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia.


Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc với những dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng đầy ấn tượng.



Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian.
Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng với các lễ hội như lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.


Chợ Sa Pa


Chợ phiên của Sa Pa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”.


Chợ Bắc Hà, Chợ Cốc Ly, Chợ Cán Cấu, Chợ Sapa, Chợ Mường Khương, Chợ Lũng Khấu Nhin, Chợ Pha Long, Chợ, Núi Hàm Rồng, Núi Fansipan, Bản Hồ, Bản Lao Chải, Bản Cát Cát, Bản Tà Phìn, Thác Bạc, Thời tiết Sapa, Văn hóa Sapa, Người Sapa, Thị trấn Sapa, Sự kiện Sapa, Thành phố Lào Cai

Mạng du lịch | Thông tin tour | Thông tin du lịch | Du lịch Sapa


Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, [URL="http://didau.org/forum/tags/sapa.html"]Sa Pa[/URL] là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.

[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/JrPt1.jpg[/IMG][/CENTER]

Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều.

Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”.

Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt.

Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.

Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.

[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/qNLLv.jpg[/IMG][/CENTER]

Núi Hàm Rồng

[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/6ZmQ7.jpg[/IMG][/CENTER]

Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.

[URL="http://didau.org/forum/tags/du-lich-sapa.html"]Du lịch SaPa[/URL] còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến hang động Tả Phìn với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh.

Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia.

Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc với những dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng đầy ấn tượng.

[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/baFQa.jpg[/IMG][/CENTER]

Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian.

Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng với các lễ hội như lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.

Chợ Sa Pa

Chợ phiên của Sa Pa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”.

Chợ Bắc Hà, Chợ Cốc Ly, Chợ Cán Cấu, Chợ Sapa, Chợ Mường Khương, Chợ Lũng Khấu Nhin, Chợ Pha Long, Chợ, Núi Hàm Rồng, Núi Fansipan, Bản Hồ, Bản Lao Chải, Bản Cát Cát, Bản Tà Phìn, Thác Bạc, Thời tiết Sapa, Văn hóa Sapa, Người Sapa, Thị trấn Sapa, Sự kiện Sapa, Thành phố Lào Cai

Nguồn: [url="http://didau.org/forum/mien-bac/1537-du-lich-sapa-gioi-thieu-sa-pa.html#post2501"]Du lịch Sapa - Giới thiệu Sa Pa[/url]

[URL="http://didau.org"]Mạng du lịch [/URL]| [URL="http://didau.org/forum/thong-tin-tour-7"]Thông tin tour[/URL] | [URL="http://didau.org/forum/thong-tin-du-lich-12"]Thông tin du lịch [/URL] | [URL="http://didau.org/forum/tags/du-lich-sapa.html"]Du lịch Sapa[/URL]

Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, [URL="http://didau.org/forum/tags/sapa.html"]Sa Pa[/URL] là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.
[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/JrPt1.jpg[/IMG][/CENTER]
Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều.
Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”.
Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt.
Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.
Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.
[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/qNLLv.jpg[/IMG][/CENTER]
Núi Hàm Rồng
[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/6ZmQ7.jpg[/IMG][/CENTER]
Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.
[URL="http://didau.org/forum/tags/du-lich-sapa.html"]Du lịch SaPa[/URL] còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến hang động Tả Phìn với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh.
Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia.
Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc với những dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng đầy ấn tượng.
[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/baFQa.jpg[/IMG][/CENTER]
Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian.
Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng với các lễ hội như lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.
Chợ Sa Pa
Chợ phiên của Sa Pa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”.
Chợ Bắc Hà, Chợ Cốc Ly, Chợ Cán Cấu, Chợ Sapa, Chợ Mường Khương, Chợ Lũng Khấu Nhin, Chợ Pha Long, Chợ, Núi Hàm Rồng, Núi Fansipan, Bản Hồ, Bản Lao Chải, Bản Cát Cát, Bản Tà Phìn, Thác Bạc, Thời tiết Sapa, Văn hóa Sapa, Người Sapa, Thị trấn Sapa, Sự kiện Sapa, Thành phố Lào Cai
Nguồn: [url="http://didau.org/forum/mien-bac/1537-du-lich-sapa-gioi-thieu-sa-pa.html#post2501"]Du lịch Sapa - Giới thiệu Sa Pa[/url]
[URL="http://didau.org"]Mạng du lịch [/URL]| [URL="http://didau.org/forum/thong-tin-tour-7"]Thông tin tour[/URL] | [URL="http://didau.org/forum/thong-tin-du-lich-12"]Thông tin du lịch [/URL] | [URL="http://didau.org/forum/tags/du-lich-sapa.html"]Du lịch Sapa[/URL]
Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, [URL="http://didau.org/forum/tags/sapa.html"]Sa Pa[/URL] là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.
[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/JrPt1.jpg[/IMG][/CENTER]
Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều.
Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”.
Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt.
Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.
Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.
[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/qNLLv.jpg[/IMG][/CENTER]
Núi Hàm Rồng
[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/6ZmQ7.jpg[/IMG][/CENTER]
Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.
[URL="http://didau.org/forum/tags/du-lich-sapa.html"]Du lịch SaPa[/URL] còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến hang động Tả Phìn với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh.
Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia.
Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc với những dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng đầy ấn tượng.
[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/baFQa.jpg[/IMG][/CENTER]
Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian.
Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng với các lễ hội như lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.
Chợ Sa Pa
Chợ phiên của Sa Pa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”.
Chợ Bắc Hà, Chợ Cốc Ly, Chợ Cán Cấu, Chợ Sapa, Chợ Mường Khương, Chợ Lũng Khấu Nhin, Chợ Pha Long, Chợ, Núi Hàm Rồng, Núi Fansipan, Bản Hồ, Bản Lao Chải, Bản Cát Cát, Bản Tà Phìn, Thác Bạc, Thời tiết Sapa, Văn hóa Sapa, Người Sapa, Thị trấn Sapa, Sự kiện Sapa, Thành phố Lào Cai
Nguồn: [url="http://didau.org/forum/mien-bac/1537-du-lich-sapa-gioi-thieu-sa-pa.html#post2501"]Du lịch Sapa - Giới thiệu Sa Pa[/url]
[URL="http://didau.org"]Mạng du lịch [/URL]| [URL="http://didau.org/forum/thong-tin-tour-7"]Thông tin tour[/URL] | [URL="http://didau.org/forum/thong-tin-du-lich-12"]Thông tin du lịch [/URL] | [URL="http://didau.org/forum/tags/du-lich-sapa.html"]Du lịch Sapa[/URL]
Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, [URL="http://didau.org/forum/tags/sapa.html"]Sa Pa[/URL] là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.
[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/JrPt1.jpg[/IMG][/CENTER]
Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều.
Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”.
Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt.
Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.
Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.
[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/qNLLv.jpg[/IMG][/CENTER]
Núi Hàm Rồng
[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/6ZmQ7.jpg[/IMG][/CENTER]
Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.
[URL="http://didau.org/forum/tags/du-lich-sapa.html"]Du lịch SaPa[/URL] còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến hang động Tả Phìn với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh.
Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia.
Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc với những dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng đầy ấn tượng.
[CENTER][IMG]http://i.imgur.com/baFQa.jpg[/IMG][/CENTER]
Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian.
Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng với các lễ hội như lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.
Chợ Sa Pa
Chợ phiên của Sa Pa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”.
Chợ Bắc Hà, Chợ Cốc Ly, Chợ Cán Cấu, Chợ Sapa, Chợ Mường Khương, Chợ Lũng Khấu Nhin, Chợ Pha Long, Chợ, Núi Hàm Rồng, Núi Fansipan, Bản Hồ, Bản Lao Chải, Bản Cát Cát, Bản Tà Phìn, Thác Bạc, Thời tiết Sapa, Văn hóa Sapa, Người Sapa, Thị trấn Sapa, Sự kiện Sapa, Thành phố Lào Cai
Nguồn: [url="http://didau.org/forum/mien-bac/1537-du-lich-sapa-gioi-thieu-sa-pa.html#post2501"]Du lịch Sapa - Giới thiệu Sa Pa[/url]
[URL="http://didau.org"]Mạng du lịch [/URL]| [URL="http://didau.org/forum/thong-tin-tour-7"]Thông tin tour[/URL] | [URL="http://didau.org/forum/thong-tin-du-lich-12"]Thông tin du lịch [/URL] | [URL="http://didau.org/forum/tags/du-lich-sapa.html"]Du lịch Sapa[/URL]