Đi chùa hương có thích ko các bạn?

Mình muốn đi chùa hương mà ko có kinh nghiệm?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Bạn cứ đi thoải mái đi, sớm hơn cũng có đò ý chứ. Tốt nhất là đi sớm cho đỡ đông. Trước khi lên đò thì phải thống nhất giá trước. Dân ở đấy ghê gớm lắm. Muốn mua thứ gì cũng phải mặc cả kỹ rồi hãy mua, thậm chí nếu bạn muốn viết sớ để vào Đền Trình thì cũng phải mặc cả cho kỹ. Bọn đấy lởm khởm lắm. Bạn nên đi lên Động Hương Tích bằng cáp treo (mặc dù thời điểm này chen chân đc vào cáp treo cũng mệt lắm. Nhưng nếu đi sớm thì sẽ đỡ hơn). Kinh nghiệm của nhiều ng thì họ thường mua vé cáp treo 1 chiều (chiều đi thôi), còn chiều về thì họ sẽ đi bộ xuống. Nhưng theo mình thì nên đi cáp treo cả 2 chiều. Hì, cho đỡ mệt mà.
biert rui
biert rui
Trả lời 14 năm trước
Đi chùa Hương thì đến giờ nào cũng có đò cả, chỉ tội là đò chở quá tải thôi! - Tốt nhất là chuẩn bị lễ lạt, sớ siếc sẵn từ nhà. - Trên đường vào nhiều cò chèo kéo dụ dỗ lắm, phải hết sức tỉnh táo, thương lượng đàm phán thống nhất hẳn hon thì may ra mới không bị bắt chẹt, thường là đi cả hội đông thì còn đỡ còn đi nhỏ lẻ dễ bị ép lắm. - Mua bán gì cũng phải mặc cả rõ ràng. - Đi cáp thì chỉ nên đi 1 chiều vì lúc xuống nhanh lắm, chừng độ 30' là đã thấy xuống đến nơi rồi trong khi với thời gian ấy mà chờ cáp cũng ngắc ngoải. - Dù có mê mải cúng vái sửa soạn lễ thì cũng phải luôn tỉnh táo kẻo mà điện thoại túi ví bay sơ sểnh tý là bay nhanh lắm.
Đỗ Thị Trinh
Đỗ Thị Trinh
Trả lời 14 năm trước
Nhà mình vừa đi hôm CN . Tình hình là vẫn đông dã man. Thế mà người dân ở đấy bảo là hôm nay (tức hôm CN) thế là vắng đấy. Đợi cáp treo lượt lên chỉ mất ~30' thôi, lượt về thì 1 mình 1 cabin cũng được. NHưng đường từ chỗ cáp treo ra vào động chính thì tắc ứ, dù BTC cũng có dải phân cách 2 đường lên và xuống. Thế mà dân mình vẫn cứ thích đi ngược đường. Kết quả là tắc, rồi chen nhau... MÌnh đi chỉ bị đông lúc lên động thôi, chứ lúc xuống thì chả chen với ai cả, vắng teo. Lúc mình đi xuống, nhìn bà con đường lên mà thương ghê. Cứ đứng nguyên 1 chỗ, tắc ứ lại. À, lễ thì làm lễ chay nhé, vì cả ở động Hương Tích và Thiên Trù đều là chùa mà. Bạn có thể chuẩn bị lễ mặn ở Đền Trình, trình xong, vừa ngồi đò vừa thụ lộc cũng vui phết đấy Sau khi đi + hỏi thăm người dân ở đấy, nhà mình rút ra kinh nghiệm thế này: - Khoảng 10h bắt đầu vào bến (mua vé...) là vừa kịp hết tua đông buổi sáng. Lúc này thì chả ai chen với ai cả. Đò cũng vắng, đền Trình, cáp treo vắng hết. Còn lên động Hương Tích cũng vắng nốt, vì người ta đã lên xong và đang xuống rồi. - Xuống đò, lên thẳng Hương Tích luôn, lễ ở Hương Tích xong rồi quay lại lễ ở Thiên Trù. Vừa nhanh, vừa nhàn. Chùa Thiên Trù đẹp lắm, còn ở Hương Tích thì là chùa trong động thôi, nên ko nhiều cảnh ngắm lắm, lễ là chính thôi. - Ăn uống thì đừng ăn ở THiên Trù. Vì ở đây ko có nước máy, họ bơm nước suối lên nấu đó Như nhà tớ là ăn tạm bánh mì cầm hơi rồi lên xe, quay về hẳn Vân Đình ăn vịt cỏ. Ngon và rẻ - Dịch vụ ở chùa Hương ko thiếu, nhưng mua gì/làm gì cũng phải mặc cả trước. Vậy thôi, chúc vui.
Tran Hong
Tran Hong
Trả lời 14 năm trước

Nhà mình mới đi chùa Hương về, hi vọng đi vào dịp vắng khách thì đỡ mệt nhưng còn mệt hơn, đây là bài post trên blog của mình, bạn tham khảo:

- Vào đến cổng chào của chùa Hương đã có biển báo mua vé thăm quan và vé đi đò, trên biển ghi
"Giá vé thăm quan:
Khách du lịch trong nước : 35.000Đ/ người
Khách nước ngoài : 35.000Đ/ người
Giá vé đò:
Khách du lịch trong nước : 30.000Đ/ người
Khách nước ngoài : 30.000Đ/ người"
--> nếu giá bằng nhau thì có cần tách ra người khách trong nước và khách nước ngoài ko nhỉ?
Theo lời ngừoi dân địa phương thì bàn bán vé ở cổng chào là bàn "của nhà nước", khách du lich có thể mua vé ở đó hoặc ở bàn "của địa phương" hay ở một số nhà đò tư nhân cũng nhận dịch vụ trọn gói là 65k/ người gồm cả tiền thăm quan và tiền đò ( chưa tính tiền bồi dưỡng cho lái đò"
- Đường từ quốc lộ vào Hương Sơn đã khó vì ko có biển báo dọc đường nhưng đường từ cổng chào vào đến bến đò còn khó hơn vì cũng ko có biển báo, nếu hỏi người dân địa phương thì sẽ đc chỉ đường tận tình nhưng sau đó sẽ bị thu phí "chỉ đường"
- Đến bàn điều phối đò, du khách phải trình vé đò cho ban tổ chức để sắp xếp đò. Đến đây bạn nào quen đi xe buýt thì nhớ sự khác biệt rõ rệt, bạn đi xe buýt 1 tuyến là 3k/người dù trên xe có 1, hay 50 người cũng thế nhưng ở Hương sơn chính xác ko phải giá vé đò là "35k/ người" mà là "210k/đò" dù đi 6 người 1 đò hay 1 người 1 đò cũng thế. Điều đáng nói là qui định này ko đc ghi ngay ở bàn bán vé ở cổng chào mà mãi đến bàn điều phối đò (cách cổng 1km) thì mới có biển báo qui định này. (30k/ người và 210k/đò rõ ràng là tạo ra cách hiểu khác nhau.)

- Xuống đò, theo lời chị lái đò thì mỗi đò, người chở đò đc trả công 80k (lái đò tự lo phương tiện chở)và mỗi tháng chỉ đc chở khách 1 lần do số hộ chèo đò quá đông. Thế nên người dân sống chủ yếu nhờ vào tiền bồi dưỡng của khách. Không biết có phải vì thế ko mà từ khi xuống đò chị lái đò đã nói tục và bóng gió là nếu ko bồi dưỡng sẽ phải chờ đò, đi 4 tiếng mới ra tới bến, ko lên đc bến.....
- Lên chùa, chùa yên tĩnh vì đã qua mùa hội chính. Kiến trúc chùa đẹp và cổ kính tuy nhiên có lẽ sẽ đẹp hơn nếu ko có 2 biển chào mừng rất lớn nôm na là mừng ngày lễ phật đản đc dịch sang tiếng Anh là "nammo buddha birthday". Để gọi ngày lễ phật đản đã có tên chung là "Vesak", vừa rồi ở đại lễ phật đản tổ chức ở Việt Nam cũng dùng tên này, ở chùa Hương sao ko dùng cái tên này mà lại dùng cách giải thích bằng tiếng anh rất ko trang trọng và ko chính xác thế nhỉ, nếu cần giải thích thì có thể in 1 dòng chữ nhỏ hơn phía dưới thì hợp lý hơn. Biển chào mừng thứ là dòng chữ "thiên thượng thiên hạ" "duy ngã độc tôn". Không biết trong văn hóa phật giáo có dòng chữ này ko nhưng "duy ngã độc tôn" thì chưa gặp ở đâu ngoài truyện và phim kiếm hiệp.