Nghị Luận xã hội " cái khó bó cái khôn"

Các anh chi pro ơi giúp em với cô giáo em bắt làm bai` văn ni` ma em lại chẳng hiểu anh chị lam giúp em bài văn nghi luận này đc ko ah??? đề bài la`: Nghị luận xã hội về câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn" Anh chi giúp em với nhe'!! Thank anh chj nhieu`nhieeu` [:D][:D][:D]
Trả lời 16 năm trước
[b]“Cái khôn” là chỉ điều ta biết nên làm gì. “Cái khó bó cái khôn” thành ngữ nói rằng ta biết điều nên làm, nhưng ta không làm được vì ta không có điều kiện vật chất để thực hiện[/b] [b]Gợi ý[/b] Cuộc sống luôn không là một vườn hoa hồng, và dẫu có là hoa hồng thì cũng nhiều gai nhọn. Bơi trong cuộc sống lúc nào chẵng gặp khó khăn. Ngày xưa thường nghe câu tục ngữ: “Cái khó ló Cái khôn”. Chắc cũng không cần phải làm một bài văn phân tích câu nói này, nhưng hãy xét đến yếu tố cần để câu này thành kết quả. Điều thứ nhất, yếu tố chủ quan là người gặp khó này là người kiên trì, có nghị lực, bình tĩnh và sáng suốt, vâng, tốt nữa nếu anh ta thông minh. Điều thứ hai, yếu tố khách quan là hoàn cảnh tạo nên cái khó. Đây lại là điều quan trọng, đặt biệt trong cuộc sống hiện nay. Một yếu tố cũng quan trọng là phân biệt cái khó, ở đây mình không chia nhỏ ra, cứ đi thẳng đến kết quả nếu cái khó được giải quyết thì bạn sẽ được quyền lợi gì, tinh thần hay vật chất. (dĩ nhiên có lúc đạt cả hai, nhưng mình cứ chia theo dạng cho dù được nhưng cái nào nặng hơn). Bây giờ mình xét về nguồn gốc câu nói, đây là câu tục ngữ, nghĩa là từ ngày xa xưa, do Cha Ông truyền lại. Vậy ngày xưa khác ngày nay sao, ngày xưa ngày nay con người đều phải sống, cái khác nhau cơ bản nhất đang hình thành rõ rệt là những vòng tròn cuộc sống đan lồng nhau, liên quan nhau không còn vì tình cãm, tinh thần như ngày xưa nữa mà vì quyền lợi, vì vật chất. Thế thì, ngày xưa đúng là “Cái khó ló cái khôn”, hoàn cảnh xã hội ít nhiều hổ trợ cho cái khôn được thực thi. Ngày nay, có vẽ “ló” thành “bó” mất. Cái khó bó cái khôn chăng, vì cái khó ngày nay trăm chiều, cái khó ngày nay mang tính khách quan khá cao. Người ta vẫn cố gắng, vẫn có những sự sống bền bỉ, nhưng khó phát thành ngọn lữa to. Với tốc độ cuộc sống cái khó ngày nay tạo một khoãng cách khá lớn, rõ rệt hơn giữa đối tượng gặp khó và đối tượng không khó, huống chi đến đối tượng gặp dễ. Cái khó ngày nay xuất phát từ những lý lơi cuộc đời, con người cố vượt khỏi những lý lơi đó cũng đã mạnh mẽ lắm. Vượt cái khó ngày nay để được sống, chứ chưa đủ để thành cái khôn, hay đúng hơn, những cái khó đã làm người ta vướng víu, đa đoan … ôm tròn, đôi lúc siết chặt cuộc sống, …bó cái khôn mất rồi. Thực tế phũ phàng hay cái nhìn quá bi quan vậy. Ừ thì “cái khó vẫn ló cái khôn, … mà khôn lỏi”. Trong cuộc sống mà ít nhiều tự thân vận động, ít nhiều cần sự khéo khôn, cuộc sống mà từ “mềm dẻo” trở thành phải biết thì cái khôn thành khôn lỏi mất rồi. [i]Đọc truyện ngắn “Con Rắn Ri Voi” của nhà văn Sơn Nam, cái thời loạn lạc mà dân Nam dồn xuống vùng Tây Nam Bộ lập sống và khẩn hoang, nghiệm thấy cái khôn lỏi mà cười. Truyện kể một thương buôn người Hoa muốn mua da con rắn ri voi đem dìa SanhCaBo để thuộc làm bóp đầm. Dân mừng như hạn gặp mưa, mà da rắn mắc rẻ mua theo bề ngang, cái nào dưới tất thì loại. Dân mình buộc đuôi rắn, thổi hơi vô cho da nó căng ra, miếng nào miếng nấy bề ngang lớn dữ. Rồi thì cũng bán …nhưng chỉ một mùa. Người ta nói vì da rắn xứ mình mỏng quá, người ta chê, may lên bóp đầm bị rách, cái khôn lỏi này chỉ ăn xổi ở thì. Cái dạng này ngày nay đâu đó vẫn gặp, nhưng dân mình đối với dân mình mua Nem bị quá nhiều lá, mua Cá hay Mực bị độn sinh sa… chỉ còn chua xót.[/i] Người ta tự bơi, đường không thông, không phẳng, đôi khi còn gặp sự trướng ngại của xã hội, thì cái khôn được nãy sinh để đối phó, để tránh, để lách. Rồi những va chạm đôi lúc làm trầy sướt, đôi lúc rướm máu, thậm trí mất mát xãy ra… Nhưng cũng có những “lách” trở thành “luồn” thì cái khôn chỉ còn chữ “lỏi”, cái khó cộng cái tham biến người ta thành “lỏi”. Đã là cái lỏi thì lại dẫn đến lòng tin; mà lòng tin giữa người và người còn mất thì còn gì mà tin nữa. “Lỏi” ừ thì “lỏi”, lỏi được mấy lần, được mấy thời rồi cũng mất.