Bài này Miền Bắc :
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.
Nói về Lịch sử nha:
Văn Miếu được xây dựng từ "tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.".
Bia tiến sĩ khoa thi nho học năm Nhâm Tuất (1442)Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.
Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.
Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi.
Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.
Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.
Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.
Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại
Kiến trúc:
Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.
Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.
Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia "Hạ Mã", xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ "Văn Miếu Môn" kiểu chữ Hán cổ xưa.
Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau :
Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.
Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85 cm x 85 cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời toả tia sáng. Hình tượng Khuê Văn Các mang tất cả những tinh tú cua bầu trời toả xuống trái đất và trái đất nơi đây được tượng trưng hình vuông của giếng Thiên Quang. Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tượng trưng cho văn học. Đây là nơi thường được dùng làm nơi thưởng thức các sáng tác văn thơ từ cổ xưa tới nay. Hai bên phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sỹ.
Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là 2 khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện còn 82 tấm bia tiến sĩ về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779, chia đều cho hai khu tả và hữu. Trong đó, 12 bia đầu tiên (cho các khoa thi những năm 1442-1514) được dựng vào thời Lê sơ, 2 bia (cho các khoa 1518, 1529) được dựng vào triều nhà Mạc, còn 68 bia cuối cùng (các khoa thi những năm 1554-1779) được dựng vào thời Lê trung hưng. Mỗi khu nhà bia gồm có 1 Bi đình nằm ở chính giữa và 4 nhà bia (mỗi nhà 10 bia) xếp thành hai hàng, nằm hai bên Bi đình. Bi đình khu bên trái Thiên Quang Tỉnh chứa bia tiến sĩ năm 1442, còn Bi đình khu bên phải chứa bia tiến sĩ năm 1448.
Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toà trong là Thượng cung.
Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá hủy. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.
Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Đây là hình tượng rất đặc trưng tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt nam. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu..., hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.
Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội
Dinh Cô thuộc thị trấn Long hải (huyện Long Điền) nằm bên sườn ngọn đồi nhỏ, trước mặt là bãi cát dài và biển khơi mênh mang sóng nước.
Sách Đại Nam nhất thống chí viết giữa thế kỷ 19, mục Núi, Sông cho biết: “Ngoài mõm núi có ngọn Thần Nữ, tục gọi là mõm Dinh Cô, có một đống vừa cát, vừa đá, trước kia có người con gái chứng 17, 18 tuổi, tử nạn, bị bão đánh giạt tới đây được người địa phương chôn cất sau đó mộng thấy người con gái tự xưng là Thị Cách đến đây giúp đỡ; người ta cho là thần, lập đền thờ”.
Từ đó cô luôn hiển linh mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh, độ trì bá tánh nên dân trong vùng tôn xưng là “Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần”.
Lúc đầu Dinh Cô chỉ là ngôi miếu nhỏ được làm đơn sơ, nhưng theo thời gian, cùng với sự “linh thiêng” của Cô được chứng nghiệm. Năm 1930, Dinh Cô được xây dựng khá khang trang. Năm 1987, Dinh Cô bị hoả hoạn, sau đó được xây dựng lại như hiện nay.
Hiện Dinh Cô như một toà lâu đài tráng lệ nhưng cũng thật trang nghiêm bề thế có diện tích trên 1.000m2. Cổng Tam quan vào Dinh Cô nằm dưới chân mũi Thuỳ Vân, đắp nổi "Long hổ hội", phía trên có “Lưỡng long chầu nguyệt” và song phụng chầu, lối lên điện Cô là 37 bậc tam cấp.
Chính điện Dinh Cô bài trí 7 bàn thờ. Ngay trung tâm chánh điện là bàn thờ nổi bật với bức tượng Bà Cô cao hơn 0,5 mét, mặc áo choàng đỏ, viền kim tuyến lấp lánh đội mũ gắn ngọc. Phía sau cạnh bàn thờ Bà Cô là bàn thờ Diêu Trì Phật Mẫu, Chúa Cậu (Nhị vị Công tử, tức là Cậu Tài, Cậu Quý), Ngũ Hành Nương Nương, Tứ Pháp Nương Nương (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), ông Địa, Thần Tài.
Ngoài chính điện, ngư dân còn lập bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Ngọc Nương Nương, chúa Tiên Nương Nương, Chư vị, Bà Mẹ Sanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và miếu thờ Hoả Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế âm Bồ Tát.
Chúng ta thấy, vì sự phối tự với Bà Cô - một nhân thần địa phương, ngư dân Long Hải đã đưa vào Dinh Cô một hệ thống thần thánh đông đảo đại diện cho rất nhiều dòng văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc khác nhau, sống trên những địa bàn khác nhau.
Liên quan đến Dinh Cô và là một bộ phận quan trọng của di tích là Mộ Cô, nằm trên đồi “Cô Sơn", cách Dinh Cô chừng l km. Mộ Cô là một nơi khang trang đẹp đẽ, thu hút nhiều người đến thăm viếng, chiêm bái, đặc biệt là trong dịp lễ hội Nghinh Cô.
Hàng năm, vào các ngày 10, 11, 12 tháng 2 âm lịch ngư dân Long Hải mở lễ hội Dinh Cô (còn gọi là vía Cô). Lễ hội Nghinh Cô là một trong những lễ hội quốc gia lớn nhất ở Nam Bộ. Đây là dịp Dinh Cô thu hút hàng chục ngàn du khách khắp mọi miền đến viếng lễ và tắm biển. Trên đồi núi dọc ven biển là rừng cây xanh tốt, những gộp đá đủ mọi hình thù, phía dưới là bãi cát vàng hình bán nguyệt với những khu tắm biển lúc nào cũng đông người, trước mặt là đại dương nghìn trùng sóng vỗ, nhộn nhịp tàu ghe qua lại. Xa xa phía tây là thành phố Vũng Tàu tươi trẻ cùng bãi tắm Thuỳ Vân (Bãi Sau) bốn mùa nhộn nhịp du khách. Phía tây bắc sừng sững một dãy núi cao có rừng cây bao phủ là khu di tích lịch sử căn cứ Minh Đạm...
Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và kiến trức Dinh Cô, Mộ Cô cùng bãi biển thơ mộng hoà nhập thành một danh lam thắng cảnh nổi tiếng một vùng.
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong Vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên giang. Đảo nằm ờ phía Tây Nam của nước ta, mũi Đông Bắc của đảo cách quốc gia láng giềng Cam Pu Chia 4 hải lý. Đảo cách thành phố Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang 62 hải lý về phía Đông và cách thị xã Hà Tiên là 25 hải lý.
Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở phía Nam. Nếu tính đường chim bay theo hướng Bắc – Nam thì chiều dài lớn nhất của đảo là 49 km . Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông – Tây nằm ở khu vực Bắc đảo với chiều dài là 27 km. Chu vi của đảo Phú Quốc tổng cộng khoảng 130 km. Tổng diện tích của Phú Quốc là 56.500 ha. Có tác giả ví hình dáng đảo giống như một con cá đang bơi, đầu hướng về phương Bắc.
Về điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu trên đảo Phú Quốc thuộc loại nhịêt đới gió mùa mang tính chất nóng ẩm và mưa nhiều. Tuy nhiên do nằm trong vùng vị trí đặc biệt của vịnh Thái Lan nên ít bị thiên tai. Chính vì điều kiện khí hậu như vậy nên Phú Quốc có được một nguồn tài nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu. Đây là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái trên hòn đảo này. Bên cạnh rừng, vì bản thân Phú Quốc là một hòn đảo và là đảo lớn, cho nên những nguồn tài nguyên khác như: tài nguyên biển, tài nguyên đất, tài nguyên nước,… ở đây có tiềm năng lớn để khai thác phát triển kinh tế. Ngoài ra, Phú Quốc cũng có một loài chó rất hoàn chỉnh, đó gọi là chó Phú Quốc.
Nhắc đến Phú Quốc thì không thể không nhắc đến những nghề nghiệp truyền thống của cư dân ở đây. Đó là nghề sản xuất nước mắm và nghề trồng hồ tiêu. Nước mắm Phú Quốc và hồ tiêu Phú Quốc là hai mặt hàng nổi tiếng thế giới lâu nay. Ngoài hai nghề này, hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Phú Quốc là khai thác hải sản. Gần đây, nhờ hoạt động du lịch trên đảo phát triển nhanh chóng, một bộ phận cư dân chuyển sang tham gia cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn,…
Về mặt hành chính, đảo Phú Quốc các đảo nhỏ lân cận khác và 2 quần đảo An Thới, Thổ Chu hợp thành một huyện của Kiên Giang: huyện đảo Phú Quốc với tổng diện tích là 58.283 ha. Trong đó, quần đảo Thổ Chu nằm xa đảo Phú Quốc nhất.
Phú Quốc là hòn đảo có giá trị du lịch cao. Ngày nay, hệ thống đường giao thông trên đảo đang phát triển nhanh chóng, bên cạnh đó là các tuyến vận chuyển hành khách từ đất liền ra đảo bằng cả đường hàng không lẫn hàng hải rất thuận tiện nên du khách có thể yên tâm đến cũng như đi lại trên đảo mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào.
Chắc hẳn ai cũng biết đến chùa Hương một danh lam thắng cảnh của Viêt Nam. Hăng năm cư đến mùng sáu tháng giêng sau tết Nguyên Đán nơi đây lại tổ chức lễ hội chua Hương. Khách hành hương tư khắp mọi miền đất nước, việt kiều, du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong môt diều tốt lành vừ để đăm minh trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.
Chùa Hương thuôc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây, cách thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía tây nam. Từ đây đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đình, thẳng đến bến đục thì dừng. Du khách xuống đò, lướt theo dòng xuối Yến Vĩ trong xanh giữa hai bên là cánh đồng lúa. Trước mắt là những dãy núi trung điệp đẹp vô cùng!
Có thể nói cái đẹp của Hương Sơn đc tạo nên từ bàn tay khéo léo kì công của con người và sự ban tàng của mẹ thiên nhiên. Các ngôi chùa đc xây rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng bên dưới là những rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi đi ngược lên hàng ngàn bâc đá cheo leo,hành khách sẽ thắp nhang ở chùa ngoài rồi vào chùa trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Mụ,với đọng hinh bồng, đọng Hương Tích. Chùa nào cũng cổ kính uy nghi ẩn hiện trong làn mờ mờ ảo ảo, tạo nên một bầu ko khí huyền bí linh thiêng.Mỗi người đến đây đều mang theo một riêng nhưng tất cả mọi người đều cảm thấy trút bỏ đươc vướng bận hằng ngày, tất cả đều lâng thoải mái.
Trên con đường đóc quanh co, dòng người nối đuôi nhau, già trẻ, gái trai đủ mọi lứa tuổi, miền quê. Tất cả mọi người đều có được sự thân quen như người trong nhà trước câu “Nam mô A Di Đà Phật ”. Hương Sơn có rất nhiều động nhưng lớn nhất, kì thú nhất phải nói đến động Hương Tích. Lên đến đây, mọi mệt nhọc đều tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi. nơi đây hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió. Tiếng chim ríu rít, tiếng suối roc rách lúc gần lúc xa. Đưng s tên cửa động, du khách hít căng lồng ngực không khí thơm, trong lành.
Được chúa Trịnh Xâm ca ngợi là “Nam Thiên đệ nhất động”. Từ bên ngoài, cửa động như miêng một con rồng khổng lồ ăn sâu vào trong lòng núi. Đáy rộng và phẳng có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn nến lung linh huyền ảo. Những nhũ đá, cột muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng.
Muốn tham quan được hết chùa Hương phải mất máy ngày mới thăm hêt được. Ngồi trong động Hinh Bồng, lắng tai nghe tiếng gió tạo thành tiếng nhạc du dương trầm bổng ta sẽ được đắm mình vào trong cõi mộng. Trên đỉnh núi co một tảng đá lớn tương truyền dó là bàn cờ tiên. Mỗi năm một lần nơi đây các vị tiên ông thương hay đánh cờ đọ tài cao thấp ở đó. Còn có biết bao những sự tích, huyền thoại gắn liền với chùa Hương, tạo thêm cho vẻ kì bí linh thiêng của chốn phong cảnh hữu tình này.
Khi đi về, trong tay ai cũng đều mang về một thư gì đó làm kỉ niệm. Du khách lên xe mà long bâng khuâng lưu luyến, không ai bảo ai mỗi người đều quay lại ngắm nhìn để in đậm những kỉ niệm về chùa Hương càng thêm tự hào về giang sơn gấm vóc mong sớm đến năm sau để lại có dịp tới thăm chùa Hương một lần nữa.
-------------------
Tìm từ đồng nghĩa