Ngày cá tháng 4 có những trò đùa chơi khăm nào thú vị nhất ?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Hãy cùng tạo ra những trò “chơi khăm” đủ để khiến bạn bè và người thân có những phen hú vía trong ngày “cá tháng tư”.
Giả mạo thông báo lỗi trên Windows:
Nếu sử dụng máy tính chung với bạn bè hoặc một ai đó trong gia đình, và bạn muốn thực hiện một trò đùa ngộ nghĩnh để khiến cho bất kỳ ai sử dụng máy tính bị một phen “hết hồn” thì có thể nhờ đến Dr.Windowsapp.
Dr.Windowsapp là tiện ích nhỏ gọn, xuất hiện dưới dạng một ứng dụng antivirus mang tên “Dr.Windows”, nhưng thay vì có tác dụng diệt virus, ứng dụng này cho phép người dùng thiết lập một khoảng thời gian để… xuất một thông báo lỗi trên Windows. Dĩ nhiên đây chỉ là một thông báo lỗi giả để khiến cho người dùng phải lo lắng không biết chuyện gì xảy ra, chứ không hề gây ra bất kỳ một tác hại nào cho hệ thống.
Download Dr.Windowsapp tại
đây.
Sau khi cài đặt, biểu tượng của chương trình sẽ xuất hiện trên khay hệ thống, giống như biểu tượng của một phần mềm diệt virus. Để bắt đầu “trò đùa”, bạn kích chuột phải vào biểu tượng và chọn Options.

Tại hộp thoại Dr.Windows hiện ra, đánh dấu vào tùy chọn ‘Hide Options from tray menu Unless Ctrl held’ để vô hiệu hóa tính năng khi người dùng kích chuột phải vào biểu tượng của Dr.Windows trên khay hệ thống, điều này đảm bảo “nạn nhân” sẽ không thể phát hiện ra trò chơi khăm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thay đổi lại các thiết lập của chương trình, bạn có thể nhấn nút Ctrl trên bàn phím rồi kích chuột phải lên biểu tượng chương trình để xuất hiện các tùy chọn.

Tại mục ‘Trigger once every X minute’ cho phép bạn thiết lập khoản thời gian để thông báo lỗi xuất hiện. Sau khi hoàn tất thiết lập, nhấn nút Close để đóng cửa sổ Options của Dr.Windows.
Phần mềm cung cấp đến 50 kiểu thông báo lỗi khác nhau. Bạn có thể xem trước một vài thông báo lỗi bằng cách chọn kiểu tại mục Test và nhấn vào nút Test Random Dlg. Sau mỗi khoảng thời gian do bạn thiết lập, một thông báo lỗi mới sẽ lại hiện lên.

Một thông báo lỗi được tạo ra bởi Dr.Windows.
Chắc hẳn rằng, “nạn nhân” của trò đùa sẽ bị một phen “hú vía” nếu nhận được những thông báo lỗi kỳ lạ như trên.
Để chấm dứt trò đùa, bạn chỉ việc kích chuột phải vào biểu tượng phần mềm trên khay hệ thống và chọn Exit để thoát khỏi chương trình.
Cài đặt virus giả mạo:
Nếu không chỉ muốn trêu đùa những người sử dụng chung máy tính mà bạn còn muốn khiến những người bạn ở xa phải có một phen “thót tim”, hãy thử sử dụng Lappet.
Lappet là phần mềm nhỏ gọn, xây dựng dưới dạng một virus giả mạo. Sau khi kích hoạt sẽ xuất hiện thông báo lỗi hệ thống và toàn bộ dữ liệu sẽ bị xóa sạch. Dĩ nhiên, đây chỉ là trò đùa và không gây thiệt hại nào về dữ liệu và hệ thống của người dùng.
Download Lappet tại đây.
Sau khi download và giải nén, bạn kích hoạt file LAPEET.exe. Một thông báo virus sẽ xuất hiện. Lúc này, người dùng không thể làm gì khác ngoài nhấn vào nút OK trên thông báo lỗi.

Sau khi nhấn vào nút OK, một hộp thoại hiện ra cho thấy quá trình… xóa dữ liệu ổ cứng đang diễn ra. Người dùng cũng không thể làm gì khác ngoài việc chờ cho quá trình kết thúc.

Sau khi quá trình “xóa ổ cứng” kết thúc, thêm một vài thông báo lỗi hiện ra, trước khi thông báo cuối cùng xuất hiện, cho biết rằng, đây thực chất là một trò đùa, và bạn chính là nạn nhân của trò đùa.

Lappet rất nhỏ gọn và không yêu cầu cài đặt, do vậy bạn có thể dễ dàng gửi nó cho bạn bè để có thể khiến cho họ có những phút “thót tim”.
Có một tính năng ẩn trong Lappet, đó là khi quá trình “trò đùa” đang diễn ra, bạn chỉ việc nhấn phím mũi tên lên trên bàn phím để kết thúc Lappet.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng Lappet, nếu xảy ra tình trạng không thể chuyển qua cửa sổ khác, bạn chỉ việc nhấn tổ hợp phím Alt-Tab trên bàn phím.

Một số website cá tháng tư vui nhộn:
1. Địa chỉ www.rjlsoftware.com/software/entertainment/ được nhắc đến đầu tiên vì những phần mềm prank (phần mềm để chơi khăm) thú vị. Có những thứ rất hay ho như phần mềm làm bạn "nổi điên" vì cứ 45 giây lại click vào menu Start một lần hoặc làm menu Start chạy lung tung. Lại có chương trình "hô biến" tất cả những icons trên desktop hay đưa ra các thông báo giả... Nếu bạn tò mò về chúng thì cứ download về tự thưởng thức, "hại" bạn bè sau cũng chưa muộn. Để xem giới thiệu về "hậu quả" của những phần mềm này, bạn đưa trỏ chuột vào tên chương trình. Bạn yên tâm, những chương trình này được viết nhằm mục đích giải trí nên sẽ không đe dọa đến "tính mạng" PC và cách giải quyết chúng cũng rất đơn giản. Sau khi dọa bạn bè xong, bạn di chuyển chuột lên vị trí càng cao và càng về phía bên trái màn hình càng tốt; máy tính sẽ quay lại hiện trạng ban đầu ngay. Nếu nó vẫn lì lợm, bạn nên dùng đến "hạ sách" là khởi động lại máy tính.

2. Vừa đặt chân đến website www.computerpranks.com, bạn sẽ thấy những dòng chữ hee hee, ha ha, yuk yuk khắp nơi. Đó chính là tiếng cười thoải mái mà website này hứa hẹn mang đến cho bạn, chắc chắn đấy. Giao diện khá thân thiện và dễ thương cùng với những phần mềm prank được sắp xếp rõ ràng cho DOS, Macintosh hay Windows. Nên cẩn thận vì truyện, video, hình, game online, ecard ở đây sẽ khiến bạn và bạn bè phải... vá ruột vì cười. Bạn nên dùng đến chức năng Open in New Window nếu website dẫn bạn đến trang quảng cáo khi xem hình. Hãy thưởng thức rồi gửi tặng cho mọi người để cùng cười vui vẻ trong ngày Cá tháng tư.

3. Không tác động trực quan khiến bạn cười mà ngược lại, bạn sẽ tốn không ít thời gian "nhâm nhi" hết những bài viết về ngày Cá tháng tư trên trang www.thefoolsday.com/. Tất nhiên những thông tin ở đây rất hài hước: những bộ luật và quyết định ngớ ngẩn, lịch sử ngày Cá tháng tư, truyền thống kỷ niệm của các quốc gia trên thế giới, gợi ý một số trò chơi khăm, các món ăn cho bữa tiệc Cá tháng tư...

4. Nếu không thích các trò chơi khăm qua máy tính, bạn vẫn có thể học hỏi một số "chiêu" để cho bạn bè ăn "Cá tháng tư" tại www.aprilfoolzone.com. Hầu hết là đóng góp từ các user và được sắp xếp rõ ràng thành từng thư mục. Ngoài những trò cổ điển, độc đáo, bạn nên xem qua những prank trong văn phòng và tất nhiên không thể thiếu prank cho máy tính. Với những gợi ý của địa chỉ này, bạn sẽ trở thành người câu cá đại tài khi "câu" được không ít nạn nhân trong ngày Cá tháng tư. Bạn cũng có thể chia sẻ prank của mình với mọi người bằng cách click vào Submit a prank.

5. Địa chỉ cuối cùng sẽ giúp bạn "xoa dịu" bạn bè nếu lỡ đùa quá trớn: www.101aprilfools.com/ mang đến cho bạn rất nhiều ecard đặc biệt dành riêng cho ngày Cá tháng tư. Tất cả thiệp ở đây được thiết kế dưới dạng flash, đủ xinh và vui nhộn để khiến bạn phải phì cười. Nếu lỡ làm bạn bè bực bội vì trò nghịch ngợm của mình thì một tấm thiệp có dòng chữ April Fool's Day nhảy nhót gửi từ website này sẽ giúp bạn cứu vãn tình hình.

Tôi yêu VN
Tôi yêu VN
Trả lời 13 năm trước
Ngày 1/4 là cơ hội để bạn bày một số trò vui nhộn có dính dáng đến công nghệ nhằm “hù” những người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Chúng tôi xin giới thiệu một số thủ thuật nhỏ pha chút nghịch ngợm để bạn có thể lựa chọn.

Trò thứ 1: Mớ lộn xộn trên màn hình desktop

Việc thay đổi ảnh nền trên màn hình desktop là trò đùa thuộc loại cơ bản. Khi chọn được ảnh ưng ý, bạn chụp lại nó ngay trên desktop của “nạn nhân”. Nếu dùng Windows 7 hoặc Vista, bạn gõ Snipping Tool trong hộp tìm kiếm, sau đó nhấn phải chuột trên desktop và chọn Personalize, sẽ thấy mục Personalization trong bảng điều khiển (control panel). Riêng với XP, chỉ cần nhấn phím <Print Screen> để chụp lại ảnh.
Giờ đây, trên desktop xuất hiện ảnh mà bạn đã chụp, bạn nhấn phải chuột lần nữa trên desktop, đến mục View, đánh dấu bỏ chọn Show Desktop Icons. Lúc này các biểu tượng trên desktop “biến mất”.
Bạn có thể tìm kiếm những hình ảnh gây “sốc” một chút nhưng không nên quá mức, chẳng hạn một tấm ảnh về chiếc LCD bị vỡ. Bạn có thể tìm kiếm trên Google mục hình ảnh với từ khóa “broken LCD”, sau đó đặt hình đó vào màn hình desktop để khiến người sử dụng máy tính tưởng rằng màn hình bị vỡ do va đập.
Cách dễ dàng nhất để ngăn trò đùa này là khóa máy tính (nhấn <Windows>-L) khi đi ra ngoài, nhưng nếu làm thế thì chẳng vui chút nào. Thay vào đó, bạn có thể dán băng keo trên màn hình desktop của người gây ra trò đùa.

Trò thứ 2: Phá bàn phím

Không giống như trò đùa trên màn hình desktop, việc “quậy” trên bàn phím là cách khá tinh vi không dễ phát hiện. Ở Windows 7 hoặc Vista, trong control panel chọn Region and Language cho phép bạn có thể thay đổi cách sắp xếp trên bàn phím (keyboard layout) hoặc có thể cài thêm bất kỳ ngôn ngữ nào, gồm có cấu hình chuẩn của châu Âu gần như phù hợp với cách sắp xếp bàn phím theo tiêu chuẩn Mỹ. Ví dụ, keyboard layout của ngôn ngữ Anh-Pháp sẽ tương tự nhau, nhưng chỉ có điểm khác là tiếng Pháp dùng thêm những phím chứa 2 ký tự để đánh dấu câu.
Vào control panel mở mục Region and Language, nhấn vào thanh (tab) Keyboards and Languages, chọn Change keyboard.Add…, và sau đó chọn keyboard layout mà bạn muốn.
Bạn cũng có thể giấu thanh ngôn ngữ để sự thay đổi không bị phát hiện ngay. Để thực hiện, nhấn vào tab Language Bar, sau đó chọn Hidden.
Để truy cập keyboard layout ở XP, vào mục Control Panel.Region and Language và chọn tab Language. Bạn sẽ làm gìnếu như bạn chính là mục tiêu của tròđùa này? Không lẻ bạn tháo tháo hết các phím rakhỏi bàn phím của mình!

Ngoài ra, chức năng Auto Replace của Microsoft Word cũng là một nguồn tài nguyên tiềm năng để thỏa mãn việc “quậy” của bạn, cụ thể là trong Word chọn Options.Proofing.AutoReplace, bạn có thể thay thế các từ đặc biệt thành một chuỗi ký tự khác. Bạn có thể tạo chữ viết tắt như “definately” thay vì “definitely” hoặc tạo một từ lặp lại “the” thành “the the”. Ở XP, trong Word, bạn chọn Tools.AutoCorrect Options, và chọn tab AutoCorrect.

Trò thứ 3: Quậy trên điện thoại

Điện thoại là nơi dễ bày ra nhiều trò quậy nhất, nhưng ở bài này chỉ gợi ý một số mẹo nhỏ.
Có khá nhiều ứng dụng để phục vụ cho nhu cầu “châm chọc” trên điện thoại. Hãy ghé trang Soundboard Archive (soundboardarchive.com), hàng tá bộ sưu tập châm biếm “nhái” giọng các nhân vật nổi tiếng từ George Bush cho đến Arnorld Schwarzenegger… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng Fake Call để “dụ” bạn bè nhận một cuộc gọi từ tổng thống Obama chẳng hạn. Bạn có thể tải ứng dụng miễn phí Fake-a-Call dành cho iPhone (http://www.pcworld.com/downloads/file/fid,75518-order,4/description.html), Fake-a-Call miễn phí dành cho điện thoại dùng Android, hoặc Fake My Call dành cho BlackBerry (trả phí 3USD).

Trò thứ 4: Chiếm quyền sử dụng chuột máy tính
Bạn có thể "lén" gắn đầu giao tiếp USB của chuột máy tính không dây vào trong máy tínhcủa một đồng nghiệp,lúc này bạn có thể can thiệptừ xa khi mỗi lần người bạn đồng nghiệp nhấn chuột và di chuyển con trỏ trên màn hình.
Một cách khác, bạn có thể dùng một thiết bị trình chiếu không dây đầu giao tiếp USB và để nó vào túi áo, đừng để cho người bạn của mình phát hiện. Sau đó, bạn đứng phía sau lưng của người ấy và có thể gây nhiễu một cách rất tự nhiên. Nếu lỡ như ngườiđồngnghiệp của bạn biếttròđùa này,có thể người bạn này sẽ dùng chiêu "gậyôngđập lưngông". Bạn nên“giả vờ” gọiđến bộ phận công nghệ thông tin, báo cáo rằng máy tính của bạn có thể bị hackertấn công, chuột hoạt động không bình thường và thế là có thể ăn trưa lâu hơn.

Trò thứ 5: Chuyển sang hệ điều hành khác
Bạn có muốn hệ điều hành (HĐH) đang sử dụng trên máy tính của một người bạn sẽ chuyển sang một HĐH mới không? Để thực hiện việc “giả vờ” chuyển sang HĐH mới, bạn nên có một đĩa khởi động Linux (thử dùng Knoppix, find.pcworld.com/57261), thiết lập BIOS trên máy tính của người bạn để chọnkhởi động từ đĩa CD. Dĩ nhiên, dữ liệu trên máy sẽ vẫn còn nguyên vẹn. Một cách khác, bạn cũng có thể khởi động từ ổ USB. Tuy nhiên, nếu nhận được lời đề nghị nâng cấp HĐH, bạn nên chuyển sang chế độ cài đặt một HĐH mới trên máy, sau đó có thể thực hiện một số thao tác để biến Windows Vista hoặc Windows 7 trông giống Windows XP với màu sắc lòe loẹt (tham khảo các bước thực hiện ở find.pcworld.com/69415), hoặc chuyển sang nền Windows cũ, cụ thể Windows 95. Một sự lựa chọn khác, nếu máy tính đang chạy XP, chỉ cần nâng cấp lên Vista (find.pcworld.com/69418).

Muốn có nhiều trò đùa nữa trong ngày Cá tháng Tư, bạn có thể vào find.pcworld.com/69419 để tham khảo thêm.

Mai Phương