Tháng 11 là tháng dành cho thầy cô, là tháng là lúc chúng ta nghĩ nhiều về thầy cô, khi còn đi học các bạn đã thể hiện tình cảm của mình như thế nào, và lúc rời ghế nhà trường, rời giảng đường, tình thầy trò đã để lại gì trong ký ức của các bạn ? .. 12 năm cắp sách đến trường cộng thêm vài năm thưở sinh viên nữa. Cả quyển sổ dày để viết để ghi những kỷ niệm về thầy cô trong đó có bạn bè luôn (cho vào đây là ko nhầm...hehe)...Còn chần chừ gì , hãy vào đây để nói lên tình yêu, hãy kể về tình cảm "Thầy trò" một thời của các bạn nhá. Biết đâu vô tình hay tình cờ người thầy năm xưa của chúng ta vô tình đọc được, biết đâu vô tình bài viết của bạn là một bó hoa, là nguồn động lực dâng tặng các thầy các cô trong suốt quãng đời "làm người đưa đò" của mình...
Nhân đây con xin gởi đến thầy cô bài thơ để tỏ lòng (bài thơ này con sưu tầm ạh ^_^). Xin lỗi vì con không còn cơ hội để gặp lại thầy cô nữa rồi, và con cũng ko đủ can đảm để về gặp lại thầy cô, con xin lỗi
Lời Thầy Cô !
Trống Trường vẳng những ngày qua
Mới đây mà đã mù xa cuối trời
Nhớ xưa vẫn nói vẫn cười
Vẫn hờ vẫn hững với lời Thầy Cô
Bước ra cuộc sống xô bồ
Ganh đua, cám dỗ chực chờ kéo lôi
Đi qua vấp ngã đầu đời
Mới thấm, mới thía lời Người khi xưa!
nguyễn lương vinh
Trả lời 16 năm trước
em không biết làm thơ để chúc mừng thầy cô..........em đã đọc mấy câu thơ này..........xin chúc tất cả thầy cô mạnh khỏe.......
......phấn trắng là phấn trắng thôi
dưới tay thầy hóa thành lời quê hương
chiếc bảng là chiếc bảng thôi
dưới tay thầy hóa thành đường em đi.....
ko biết là em chép lại có đúng không nữa.........
Hà Trung Kiên
Trả lời 16 năm trước
"Nhất tự vi sư, bán tự vi sư"
Học tập, rèn luyện, phấn đấu vì ngày mai lập nghiệp cũng là cách để đáp lại công ơn Thầy Cô.
[b]Mọi thông tin, nhu cầu về các dòng sản phẩm cũng như giải pháp, triển khai:[/b]
1.Truyền hình hội nghị - POLYCOM (Đại lý)
2.Quét chụp sách bán/tự động - ATIZ (độc quyền)
3.Modem công nghiệp - WESTERMO (độc quyền)
4.UPS công nghiệp cho các toà nhà lớn - POWERTRONIC (độc quyền)
5.Fiber optical & accesories - VECTOR INFOTECH (độc quyền)
6.Kaspersky Antivirus cho cá nhân & Doanh nghiệp (Đại lý)
7.Astaro Firewall (Đại lý)
[b]Please contact directly with me:[/b]
Hà Trung Kiên - 0904 920 289 – Y!h: polycom_kien
kienht (a)vimas.com.vn & hatrungkien08 (a)gmail.com
cance
Trả lời 16 năm trước
Lịch Sử Ngày quốc tế hiến chương các Nhà giáo và Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22.7.1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày 'Quốc tế Hiến chương các nhà giáo' được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày Lễ 20 tháng 11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20 - 11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến.
Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ý nghĩa của ngày 'Quốc tế Hiến chương các nhà giáo' đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20 -11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam.
Chính vì thế theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Nội dung Quyết định có những điều khoản như sau:
Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Điều 2: Để ngày Nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa thiết thực hàng năm, từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình.
Điều 3: Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Uỷ ban nhân dân và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp của ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4: Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các hoạt động của nhà trường và của
địa phương.
Ngày 20 tháng 11 năm 1982, là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta, và từ đó dến nay, đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng với thầy giáo, cô giáo - những người đã dày công vun đắp cho chúng ta - những cây đời mãi mãi xanh tươi./.
Xin chúc các thầy các cô vui khoẻ,hạnh phúc.
Nguyễn Như Hương
Trả lời 16 năm trước
Chúc các thầy cô dồi dào sức khỏe. Và mong thầy cô bao dung thương yêu hơn nữa những đứa học trò nghịch ngợm, có lẽ bây giờ chúng quậy phá, không vâng lời nhưng quãng thời gian dài phía trước là những chuỗi ngày chúng thầm cảm ơn người thầy đã tạo cho mình tương lai tươi sáng ngày hôm nay.
HANOISTAMP - KHẮC DẤU HÀNG ĐẦU
Trả lời 16 năm trước
[red][size_4][b]Ngay 20/11 nay ban tang thay/ co mon qua gi? Chi co 95000 VND, ban da co the co mot mon qua co 1 - 0 - 2 rui. Do la mot HOP DAU TU DONG LIEN MUC mang ho ten ( va chuc vu quan ly – neu co) cua thay co minh rui. Cac thay/ co se rat bat ngo, an tuong van ho mai mon qua nay cua ban day. (Cac ban o xa dat hang se duoc mien phi cuoc van chuyen).
Hay goi dt ngay de duoc tu van: ( Gio hanh chinh )
VĂN PHÒNG KHẮC DẤU HANOISTAMP
Đ/c: Số 549 Minh Khai, HBT, Hà Nội
ĐT: (04).6278.03.03
Fax: (04).6278.0378
Hotline: (04).6278.0345
Email: sales@hanoistamp.com
Website: www.hanoistamp.com[/b][/size_4][/red]
nguyễn thanh vân
Trả lời 16 năm trước
Con nhớ lắm, người thầy năm ấy
Dìu dắt con suốt cả đoạn đường dài
Thầy ơi!
Bụi phấn cứ rơi, tóc thầy bạc trắng
Thao thức từng đêm trang giấy đầy nét chữ
Thầy vẫn đứng trên bờ bụt giảng
Truyền cho con tri thức của cuộc đời
Thầy ơi! con nhớ lắm thầy ơi
Lời thầy dạy in vào trong ký ức
Giữ bên mình cùng tri thức thầy trao.
lời thơ tyu không đựoc trao chuốt lắm nhưng đây là tấm lòng của chúng em gởi đến tất cả quý thầy cô nhân ngày 20/11. Xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ,hạnh phúc và thành công trên con đường truyền đạt tri thức.
Lin Phạm
Trả lời 16 năm trước
Theo cách truyền thống thôi là học thật tốt để không phụ lòng thầy cô.
le hoai phuong
Trả lời 16 năm trước
Rồi một ngày con xa rồi mái trường thân yêu, xa rồi thầy cô và bạn bè để bước vào cuộc sống, con mới thấy nuối tiếc cho những tháng ngày đã qua ... Cái thưở bình yên, mộng mơ của một thời tuổi xanh, áo trắng đã không còn nữa, mà thay vào đó là nỗi buồn! Nỗi buồn của những lần vấp ngã trước vòng quay khắc nghiệt, đầy cạm bẫy của hiện thực cuộc sống. Bài học ngày xưa thầy đã dạy còn đâu ?! Kiến thức bao năm đèn sách giờ chỉ còn là một lỗ hổng lớn; không đủ để giúp con đứng vững va `đi trên con đường đời ...
Thưa thầy! Khi thời gian trôi qua, con mới nhận ra rằng sự nghèo nàn tri thức là sự thiếu hụt, mất mát nghiêm trọng cho tuổi trẻ của con; và cho dẫu xót xa, hối hận thì cũng đã muộn rồi !
Ngày xưa ... con đã không hiểu được rằng tuổi học trò đầy mơ mộng nhưng cũng phải đầy hoài bão cho tương lai . "Bài học chiều nay" mà thầy đã dạy chính là điều cần thiết để con thực hiện hoài bão ấy . Thế nhưng, bài học đó con đã "bỏ quên ngoài cửa lớp", để đắm mình "nằm nghe chim hót" và mộng "thành bướm và hoa!"
Ngaỳ xưa ... con đã không hiểu rằng tuổi học trò đầy sôi động, vui chơi nhưng cũng không được quên rèn luyện kiến thức. "Baì tập hôm qua" thầy cho, con "bỏ vào ngăn khóa kín" để "lượn lờ theo từng vòng sóng" cùng "cú ngã điệu đàng" trên "sân trượt patin".
Ngày xưa ... con đã tập tành ngồi "bên ly cà phê đen" để đốt "thời gian bằng khói thuốc" mà quên đi rằng thời gian đã trôi đi sẽ không bao giờ trở lại ! Con đã quên đi sự kỳ vọng của Mẹ Cha, công lao của thầy, con mải vui chơi va `chỉ biết "Sống cho mình và không bao giờ mơ ước". Tương lai ra sao ? "Mình là ai ? Tôi sẽ là ai ?" Con cũng không bao giờ tự hỏi!
Thưa thầy! Con trượt dài trên sự hư hỏng của bản thân, con đã tự đánh mất tương lai của mình, con giật mình, con hốt hoảng khi dần nhận ra: mình đã phụ lòng mẹ cha, phụ công thầy sớm khuya dạy dỗ.
Xin thầy tạ lỗi cho con, khi "khuya nay" con tình cờ "qua ngõ nhà thầy"; thầy vẫn còn ngồi "soạn bài trong tiếng ho khan" - lòng con nhói đau! Thầy đã tậ n tụy vì chúng con với mong ước duy nhất là sự thành đạt trong tương lai của những thế hệ mà thầy đã bỏ công dạy dỗ...
Thưa thầy! Đến bây giờ con mới hiểu được thì đã muộn rồi, tất cả đã làm phụ ơn thầy rồi! Con chợt khóc... "Điều giản đơn: cho là nhận" ấy giản dị, bình thường lắm mà con đã vô tâm "không thuộc"!
Con xin thầy thứ lỗi, dẫu có muộn màng... Thầy ơi!
nguyễn thanh vân
Trả lời 16 năm trước
VƯỜN HOA
Vườn hoa tươi rực rỡ
Tràn ngập ánh nắng vàng
Tươi như đàn em nhỏ
Được thầy cô dạy bảo
Hoa hồng dành mừng cô
Hoa cúc mang tặng thầy
Người chúng em yêu mến
Trồng nên vườn hoa tươi
Hoa ơi, tươi nữa lên
Vui lòng thầy cô nhé
Thầy cô ơi em biết
Đêm khuya em thức giấc
Thầy cô còn soạn bài
Chuẩn bị cho ngày mai
Dạy chúng em cho hết
Biết ơn thầy cô giáo
Tất cả vì chúng em
Điểm mười tươi rạng rỡ
Đã ngoan càng ngoan hơn./.
Nguyễn Đức Hà
Trả lời 16 năm trước
Tặng thầy Lý
Khi con ngước mắt lên
Là lúc thầy nhìn xuống
Bắt gặp ánh mắt thầy
Tràn đầy những trìu mến!