Trung thu đưa bé đi đâu, xem gì?

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước
Không khí Trung thu 2010 đang tràn ngập khắp mọi nơi. Tại TP.HCM và Hà Nội đều tổ chức rất nhiều chương trình vui chơi dành cho các bé.
Nhà Thiếu nhi TP.HCM
Từ ngày 18 đến 22-9 sẽ diễn ra nhiều hoạt động dành cho các bé với chủ đề “Trung thu nhớ Bác” gồm hội thi bày cỗ và cắm hoa, các bé sẽ trổ tài bày biện, sắp đặt, ngoài trái cây ra còn có bánh trung thu, lồng đèn, bánh ngọt, đèn cầy, rau củ. Đặc biệt là biểu diễn bắn tên lửa nước, những chiếc tên lửa nước được làm từ vật liệu tận dụng, dễ kiếm (như ống nước, chai nhựa…) được bắn lên cao vài chục mét và tách thành nhiều tầng và rơi xuống nhẹ nhàng… sẽ làm nhiều bạn nhỏ thích thú. Tại đây, Sân khấu Hoàng Thái Thanh liên tục diễn vở Nữ hoàng ngang ngược (đạo diễn Thành Hội) qua tài diễn xuất của Thành Hội, Ái Như, Kim Huyền, Tuyết Mai, Trí Quang…
Nhà hát Bến Thành
Ngày 18-9 (từ 8h sáng đến 22h tối) diễn ra Hội chợ Trung thu từ thiện với nhiều sân chơi vui nhộn, những tiết mục sân khấu hấp dẫn cho các bé. Hội chợ này nhằm gây quỹ để tài trợ cho các bệnh nhi mổ tim có hoàn cảnh khó khăn Bệnh viện Nhi đồng 2. Cũng tại đây, Sân khấu IDECAF sẽ liên tục biểu diễn chương trình Ngày xửa ngày xưa vở Võ công tiểu quái (kịch bản và đạo diễn Vũ Minh) với sự tham gia của dàn diễn viên hùng hậu: NSƯT Thành Lộc, Thanh Thủy, Hữu Châu, Bạch Long, Lê Khánh, Đại Nghĩa…
Rạp xiếc ở Công viên 23/9
Từ 18 đến 22-9 công diễn vở kịch xiếc Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Với nhiều tiết mục xiếc mới, âm nhạc và cảnh trí được biên đạo kỹ càng, vở kịch xiếc được đầu tư hơn 300 triệu đồng này không chỉ đem lại niềm vui mà còn giúp các bạn nhỏ hiểu thêm về lịch sử dân tộc. Giá vé là 80.000 đ/người lớn và 60.000 đ/trẻ em.
Công viên Văn hóa Đầm Sen và Khu du lịch Bình Quới 1
Những ngày Trung thu, Khu du lịch Bình Quới 1 sẽ giúp các em nhỏ và gia đình trở về với không khí làng quê Việt Nam qua các trò câu cá, chèo thuyền trên kênh, đi xe ngựa, xe điện… Đặc biệt, các trò chơi dân gian đồng quê tưởng đã mai một nay lại được tái hiện cho các em tìm hiểu như: bịt mắt đập niêu, đi cầu thăng bằng, nhảy sạp, đi cà kheo… Giá vé 170.000 đ/người lớn, 100.000 đ/trẻ em. Công viên Văn hóa Đầm Sen cũng biểu diễn lân sư rồng, ca nhạc thiếu nhi với chủ đề Trung thu sum vầy: hội thi rước đèn, các show diễn kể lại sự tích cây đa, chú Cuội, nàng Tiên cá, Na Tra…
Nhà Thi đấu Nguyễn Du
Ngày 19 đến 20-9 diễn ra chương trình Vầng trăng lung linh dành cho trẻ em từ 3 đến 14 tuổi với các trò chơi dân gian như: Ông Địa đập trống, gánh nước về làng, ném còn, mục đồng qua cầu khỉ, làm bánh trung thu, trang trí lồng đèn, múa lân. Ngoài những trò chơi dành cho các bé và phụ huynh thì chương trình này còn có hoạt động “Rước đèn”, “Phá cỗ” hấp dẫn với sự tham gia của chú Cuội (nghệ sĩ hài Anh Vũ), Thỏ ngọc (nghệ sĩ hài Minh Béo), chị Hằng (ca sĩ Thanh Ngọc), ca sĩ Bảo Thy, nhóm Mắt Ngọc…Vào cửa tự do.
Công viên Hồ Tây (Hà Nội)
Diễn ra chương trình Cùng bé bày cỗ trông trăng từ ngày 19-9 đến 22-9 với sự tham gia của 100 trường tiểu học tại Hà Nội. Mỗi trường sẽ có 10-15 bạn nhỏ cùng hai giáo viên tham gia bày cỗ. Chương trình còn có sự tham gia của nghệ nhân các làng nghề làm đồ chơi dân gian như làng tò he, làng đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân, làng rối cạn, làng diều… Đêm hội Trung thu sẽ được truyền hình trực tiếp vào tối 22-9 trên kênh VTV1 với các màn diễn ca nhạc thiếu nhi, các màn múa lân, rước đèn ông sao… cùng sự tham gia của danh hài Xuân Bắc và các nghệ sĩ thuộc Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
Sân khấu Kịch Phú Nhuận
Liên tục diễn vở hài kịch thiếu nhi Cuộc chiến ẩm thực (đạo diễn Hạnh Thúy) với sự tham gia của Minh Nhí, Anh Vũ, Trấn Thành, Hạnh Thúy…
Nhà hát Kịch TP
Tối 18 đến 21-9 diễn ra chương trình Vui trăng cùng chú Cuội do Công ty Đại Hỏa Sơn hợp tác với Nhà hát Kịch TP thực hiện, nội dung rất phong phú: trò chơi tập thể có thưởng như: Tôi bảo, Bé làm ca sĩ, Tiếng hò sông Hậu; xiếc, hài, ảo thuật. Đặc biệt là vở kịch thiếu nhi Chuyện hai đứa trẻ rất cảm động do Hoàng Duẩn đạo diễn với sự tham gia của Bảo Trí, Thu Nga, Tiến Luật…
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng
Mùa Trung thu này, Phú Mỹ Hưng cũng tổ chức “Đêm hội trăng rằm - 2010” với 5.000 em thiếu nhi tham dự.Các em thiếu nhi đều được phát lồng đèn, quà cũng như thưởng thức nhiều hoạt động đặc sắc như: thi lồng đèn đẹp, thi hóa trang chủ đề “Trung thu yêu thương”, rước đèn, văn nghệ… Hoạt động này nhằm chung tay cùng cộng đồngchăm lo đời sống tinh thần cho thiếu nhi, đồng thờigóp phần giáo dục cho các em về văn hóa cội nguồn dân tộc. Vào cổng tự do.
(Theo giaoduc.edu.vn)
ha
ha
Trả lời 11 năm trước

Phố cổ rực rỡ sắc màu

Được xem là khu phố sầm uất nhất Hà Nội, phố cổ lâu nay luôn thu hút được lượng lớn khách người dân tụ họp về trong những ngày lễ, Tết.

Cũng như mọi năm, năm nay, phố cổ đang được xem là một địa điểm vui chơi lý tưởng trong đêm Trung thu. Ngay từ nhiều ngày trước đây, nếu ai có dịp qua khu phố như Hàng Mã, Lương Văn Can…. sẽ thấy một không khí vui nhộn và náo nhiệt lạ thường.


Khi đến đây, cả gia đình bạn có thể thả mình vào không gian đông vui tấp nập. Ngắm nhìn và mua sắm những món quà màu sắc, bắt mắt, ngộ nghĩnh, từ truyền thống đến hiện đại được bày bán khắp khu phố, như chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân, tò he, các kiểu đèn lồng cách tân, đồ hóa trang như tóc giả, mũ hình các con vật… .

Đặc biệt, từ ngày 18 - 30/9, Ban Quản lý phố cổ còn tổ chức Tết Trung thu truyền thống tại 4 điểm di tích trong khu phố cổ, nhằm quảng bá nét văn hóa đất Kinh kỳ xưa đến với đông đảo người dân. Đây được xem là những hoạt động thu hút không ít những gia đình có con nhỏ.

Được biết, bốn điểm di tích được tổ chức gồm: Đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào), Trung tâm Thông tin phố cổ Hà Nội (28 Hàng Buồm), Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây và Đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc).

Bảo tàng dân tộc học: Cùng hoà mình vào không khí dân gian

Lâu nay, Trung thu luôn là thời điểm thích hợp để các tụ điểm giải trí tổ chức những chương trình vui chơi để hút khách. Vì vậy, tận dụng cơ hội này, năm nay Bảo tàng dân tộc học cũng đã lên kế hoạch tổ chức một chương trình Trung thu khá vui nhộn, với chủ đề: Vui cùng đồ chơi dân gian.

Theo đó, bên cạnh các trò múa lân, rồng, đi cà kheo, rối nước… của Việt Nam, tại Bảo tàng dân tộc học còn có múa yosakor, trình diễn làm bánh đango, nghệ thuật gấp giấy origami, thử trang phục kimônô, kỹ thuật làm giấy truyền thống… của Nhật Bản.

Ngoài ra, giữ hồn dân tộc trong ngày Tết Trung thu, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam còn có trình diễn và hướng dẫn làm bánh dẻo, bánh nướng, làm ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, làm đèn trung thu, tò he và các đồ chơi làm bằng lá cọ, lá dừa.

Cùng với đó là các trò chơi dân gian, như nhảy lò cò, đi cà kheo, đánh quay, kéo co, rồng rắn lên mây và các trò chơi của Nhật, như tìm người giấu mặt (kagome) bắt đuôi (onigokko), mặt cười (Fuku- warai)...cũng sẽ được đan xem.

Đặc biệt tại Bảo tàng Dân tộc học, trong 2 ngày 29 - 30/9 còn diễn ra chương trình “Sắc màu Trung thu” với nhiều hoạt động trình diễn giao lưu như: hát dân ca, chơi bài chòi, múa rối nước...

Giá vé vào cửa đối với người lớn trong dịp này lên đến 25 nghìn đồng/người, còn đối tượng ưu tiên, học sinh, sinh viên, trẻ em là 12.500 đồng.

Thiên Đường Bảo Sơn

Được biết đến là khu du lịch giải trí, văn hóa hiện đại với những nét độc đáo của thiên nhiên, Thiên Đường Bảo Sơn đang là một điểm đến khá lý tưởng mà nhiều gia đình lựa chọn trong những dịp cuối tuần hoặc lễ Tết.

Hoà vào không khí ấm cúng của mùa Trung Thu năm nay, Thiên Đường Bảo Sơn đã tổ chức chương trình nghệ thuật vô cùng đặc sắc mang chủ đề: “Vui Tết Trung Thu”. Chương trình diễn ra từ 11h30 – 12h30 ngày 30/9/2012 với sự tham gia của rất nhiều nghệ sĩ hài, xiếc và những ngôi sao nhí rất được yêu thích hiện nay.

Cùng với đó là sự góp mặt của các nghệ sĩ với các tiết mục ca múa nhạc, ảo thuật, xiếc và các tiết mục dance sport mới lạ,… hứa hẹn sẽ mang đến cho quý khách một không khí tết vui tươi và hấp dẫn.

Đây cũng được xem là một địa điểm khó thể bỏ qua trong Tết Trung thu năm nay.

Vincom Center Hà Nội

Là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất cả nước, Vincom Center Hà Nội luôn thu thú được lượng lớn khách hàng đến vui chơi và mua sắm.

Cũng giống như mọi năm, trong nhiều ngày gần đây, không khí Tết Trung thu đã rộn ràng và lượng người đổ về nơi đây mỗi tốt khá đông. Dự báo địa điểm này sẽ còn đông đúc và chật chội hơn đúng vào đêm rằm trung thu, bởi các chương trình hấp dẫn mà Vincom Center Hà Nội đem đến.

Tại đây, những trò chơi chơi dân gian như nặn tò he, làm bánh Trung thu, làm châu chấu bằng tre, kéo co, đi thăng bằng trên sào tre, thi nhảy bao bố, cướp cờ… đầy vui nhộn cũng sẽ được Vincom Center Hà Nội tổ chức.
hao
hao
Trả lời 11 năm trước
1. Trung Thu phố cổ
Cứ vào dịp trung tuần tháng 8 âm lịch, dọc theo các con phố cổ của Hà Nội lại rực rỡ màu sắc của các món đồ trung thu. Tại các khu vực chính như chợ Đồng Xuân, tuyến phố đi bộ Hàng Đào sẽ liên tục diễn ra các lễ hội dân gian truyền thống.
Đặc biết, phố Hàng Mã luôn là một trong những địa điểm chụp ảnh yêu thích của mỗi bạn trẻ dịp Trung thu. Từ cuối tháng 7 âm lich, các cửa tiệm trên con phố này đã rục rịch chuẩn bị hàng hóa, màu sắc của đủ loại đồ chơi, đồ thủ công truyền thống tại đây đã trở thành một trong những điểm chụp ảnh “hot” nhất mùa thu của giới trẻ.
Tuy nhiên, bạn nên có kế hoạch đến đây từ trước, bởi càng sát đến trung thu, lượng người đổ về đông đúc tới mức xe cộ hầu như không thể lưu thông vào các khoảng thời gian cao điểm (từ chiều đến tối), điều này sẽ khó làm bạn thưởng thức được hết vẻ đẹp của mùa lễ hội Trung thu.
2. Thả đèn trời ở Mỹ Đình và bến Hàn Quốc

Những năm gần đây, Mỹ Đình và bến Hàn Quốc là nơi được rất nhiều người lựa chọn để vui chơi dịp Trung thu. Với không gian rộng mênh mông, cách xa khu dân cư sinh sống, đây thực sự là điểm lý tưởng để các bạn trẻ thả đèn trời. Nếu không muốn “lách cách” mang đèn đi trên đường thì tại những nơi này bạn cũng có thể mua ngay một chiếc với giá khoảng 20.000 – 25.000đ. Sau đó mỗi người viết ước mơ của mình gắn vào đèn, đốt bấc rồi thả đèn lên trời. Theo quan niệm của các bạn trẻ thì đèn trời tượng trựng cho ước mơ, đèn bay càng cao, càng xa thì ước mơ của bạn càng dễ dàng thực hiện.
Đây là một trong những trò chơi thu hút nhiều bạn trẻ, không phải chen chúc trong phố xá ồn ào, lại có thể chơi theo nhóm hoặc từng đôi yêu nhau, vừa vui, vừa lãng mạn.

3. Lễ hội Trung Thu

“Lễ hội Trung Thu” diễn ra trong 5 ngày từ ngày 14/9 đến ngày 18/9/2013 tại Nhà A2 – Trung tâm Triển lãm Giảng Võ, số 148 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.
Lễ hội tái hiện một lễ hội trung truyền thống với nhiều hoạt động dân gian như đấu vật, thổi cơm thi, rước đèn, rước ông tiến sĩ giấy,…các trò chơi, đồ chơi truyền thống dịp trung thu. Bên cạnh đó, người tham gia còn được trải nghiệm với các hoạt động làm bánh, vẽ mặt nạ giấy bồi, làm đèn ông sao,…
Tiêu chí của “Lễ hội Trung Thu” – “Nâng cao tinh thần người Việt dùng hàng Việt”, các gian hàng tham gia lễ hội đều là những mặt hàng sản xuất trong nước. Tất cả được diễn ra trong một không gian đậm chất làng quê Việt với cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình,…
Đây là một sự kiện nhằm giữ gìn các nét đẹp trong văn hóa Việt Nam đồng thời tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp các sản phẩm thuần Việt có cơ hội tiếp xúc với thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước, tìm kiếm những đối tác kinh doanh mới.
4. “Vui Trung thu cùng khám phá Đông Nam Á” tại bảo tàng dân tộc học

Chương trình sẽ diễn ra trong 2 ngày 14 – 15/9 (tức ngày 11 – 12/8 âm lịch) từ 8:30 đến 12h và 14:30 đến 18:30. Tại đây diễn ra nhiều hoạt động khám phá về các nước Đông Nam Á như: múa hát, trang phục truyền thống, ẩm thực,.. Về trò chơi dân gian, chương trình sẽ có hàng chục trò chơi của các nước, cùng với các trò chơi quen thuộc ở Việt Nam.
Thông qua các hoạt động này, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tạo cơ hội để công chúng nói chúng và trẻ em nói riêng được vui chơi, tiếp cận với những nét văn hóa cổ truyền, nét tương đồng cũng như khác biệt giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
5. Hội chợ Trung thu và quà tặng 2013

Hội chợ sẽ được tổ chức và mở cửa từ ngày 14/9 đến hết ngày 20/9 tại Công viên Thống Nhất, cổng chính đường Trần Nhân Tông với các mặt hàng đa dạng như: Các sản phẩm dệt may, dụng cụ chăm sóc sắc đẹp, các sản phẩm, thiết bị điện tử, các mặt hàng đồ chơi, bánh kẹo, đồ uống các loại,…
6. Hội chợ giao lưu LÀM CHA MẸ - Trung thu 2013

“Hội chợ giao lưu Làm Cha Mẹ - Trung thu 2013” - ngày hội giao lưu giữa các thành viên trên diễn đàn lamchame.com vào ngày 8/9/2013 tới đây tại trường PTTH Chu Văn An, số 10 thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
Hội chợ giao lưu làm cha mẹ, ngoài việc mua sắm còn là cơ hội để các bậc cha mẹ và con cái cùng nhau “xuống chợ”, vun đắp thêm hạnh phúc gia đình. Hơn thế nữa, đây cũng chính là dịp giao lưu sinh hoạt thường kì của các thành viên trong cộng đồng làm cha mẹ thông qua hình thức mua bán.

Hy vọng với những gợi ý trên đây, bạn và người thân sẽ có một mùa trung thu vui vẻ và ý nghĩa.