Vết bỏng ở chân của tớ cũng khá nhỏ( to hơn đốt ngón tay cái 1 chút ),ko sâu, lúc bị bỏng tớ đã kịp thời dội nước là chườm đá, bôi thuốc ( cái loại thuốc mà xịt ra như keo bọt ý). bây h ở vết bỏng ấy nỏi lên bong bóng nước, vậy fải làm gì với cái bong bóng ấy đây, có đc đi ra ngoài đường ko ( tớ sợ bị nhiễm trùng)....., bố mẹ thì bảo cứ để đấy nhưng mình vẫn ko yên tâm, bạn nào biết thì giải đáp cho mình nhé.
thanks
Các bước xử trí vết thương ngay sau khi bị phỏng:
1. Ngay lập tức làm mát vùng da bị phỏng bằng cách đặt vết phỏng dưới vòi nước hoặc dội nhiều nước sạch lên vết phỏng trong vài phút.
2. Nếu có sẵn nên bôi phủ vết phỏng bằng thuốc mỡ đặc trị phỏng để làm dịu và giúp vết phỏng mau lành.
3. Băng lại bằng gạc sạch.
4. Thay băng sau 24 giờ và sau đó mỗi 2 – 3 ngày: Rửa vết thương bằng nước muối, bôi thuốc mỡ đặc trị (Biafin hoặc Silvirin) phủ kín vết phỏng và băng lại bằng gạc sạch.
Những sai lầm trong sơ cứu bỏng:
Rất nhiều người vẫn có quan niệm sai lầm khi dùng kem đánh răng, mỡ trăn, dầu cá, nước mắm… bôi lên vết thương bỏng. Thực chất kem đánh răng có chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vết bỏng sẽ làm tăng đau đớn. Còn mỡ trăn và dầu cá đều có thể chữa bỏng nhưng phải dùng đúng lúc. Chất Vitamin A trong dầu cá và mỡ trăn có tác dụng kích thích sự tái tạo tế bào biểu mô.
Vì vậy, người ta thường sử dụng kết hợp với các thuốc khác tạo thành hợp chất có tác dụng như mỡ, kem. Tuy nhiên thuốc chỉ định cho những trường hợp bị bỏng sâu, dùng vào tuần lễ thứ ba sau khi bỏng. Không dùng mỡ trăn và dầu cá vào việc sơ cứu. Chưa kể những lọ mỡ trăn để lâu thì hầu hết bị nhiễm vi sinh, dầu cá thì tanh ruồi dễ bay vào và kết quả là vết thương bị nhiễm trùng. Do vậy sơ cứu vết bỏng này ta chỉ nên dùng nước sạch là tốt nhất.
Xử lý sẹo thâm sau khi bị bỏng như thế nào?
Vết bỏng cũng thường để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ. Nguyên nhân do tình trạng tăng sắc tố tạm thời hoặc vĩnh viễn tại vùng bỏng nhiệt, tổn thương thuộc nhóm bệnh tăng sắc tố da