Bệnh thoái hóa khớp,cách điều trị bệnh thoái hóa khớp ai biết chỉ giúp mình?

Bà tôi bị thoái hóa khớp đã lâu, nhưng bây giờ chưa biết dùng sản phẩm nào cho phù hợp,có ai biết hãy chỉ giùm tôi với?xin cảm ơn nhi.
lai thi ngoan
lai thi ngoan
Trả lời 14 năm trước
Tôi có biết về sản phẩm RHEULINK của công ty thực phẩm IMC rất tốt cho những người bị bệnh về khớp. bạn hãy tìm hiểu thêm thông tin ở đây nhé [url=http://imc.net.vn/vi-VN/San-pham/RHEULINK.html]http://imc.net.vn/vi-VN/San-pham/RHEULINK.html[/url]
nguyen hoai duy
nguyen hoai duy
Trả lời 14 năm trước
Sản phẩm tốt cho người bị Viêm khớp - Bệnh Gai cột sống ,viêm khớp , thoái hóa cột sống gặp nhiều ở khớp trong cơ thể nhưng thường là khớp cột sống cổ, khớp mắt cá chân ,vai,, lưng, khớp gối.Những khớp này bị sưng và đau do liên tục bị bào mòn và rách. Sụn đệm giữa các khớp bị hư, làm cho các khớp ma sát với nhau. bệnh thường nặng hơn theo thời gian do khớp bị liên tiếp bào mòn và rách. - Mặt khác, viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra bất cứ độ tuổi nào và có thể ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể. Đó là lý do tại sao bệnh này còn gọi là bệnh hệ thống. Một dạng bệnh tự nhiễm trong cơ thể tự phá hủy mô của chính mình như thể chúng là các vật lạ xâm nhập từ ngoài vào. Triệu chứng của bệnh này là rối loạn vận động khớp từ nhẹ tới nặng, sốt, sụt cân, cứng sơ, đau và suy nhược cơ thể - Bệnh viêm khớp xảy ra do cơ thể sản xuất quá nhiều một loại enzym gọi là COX 2. - Các nhà khoa học đã chứng minh Sản phẩm với tên khoa học Morinda Citrifolia là chất ức chế chọn lọc COX 2 , giúp giảm đạu khớp, không gây tác dụng phụ. - Bên cạnh đó, Morinda Citrifolia còn chứa scopoletin, có tác dụng kháng viêm và ức chế histamin, điều này giúp vận động khớp dễ dàng. - Cuối cùng, với tính chất bảo vệ tế bào, Morinda Citrifolia làm giảm nhiều tổn thương khớp và các mô khác. - Sản phẩm Morinda Citrifolia của Mỹ đã được Tiến sĩ -Bác sĩ Lê Anh Thư-Trưởng khoa cơ xương khớp của Bệnh viện Chợ Rẫy kiểm nghiệm Lâm sàng - Nếu bạn rơi vào tình trạng của bệnh này , bạn hãy liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu và sử dụng sản phẩm Morinda Citrifolia, một dòng sản phẩm đến từ nước Mỹ vô cùng tuyệt vời này. ĐIỆN THOẠI: A.DUY-0913828131
minh ngoc
minh ngoc
Trả lời 14 năm trước
Bạn dung thực phẩm chức năng của công ty IMC mình thấy mọi người nói công ty này có sản phẩm chất lương mà tốt lắm đấy [url=http://imc.net.vn/vi-VN/San-pham/imc.html]http://imc.net.vn/vi-VN/San-pham/imc.html[/url]
Ngô Ngọc Hương
Ngô Ngọc Hương
Trả lời 14 năm trước
Bệnh thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm thường hay xuất hiện ở những người lớn tuổi. Theo mình chắc ko có loại thuốc nào để điều trị dứt hẳn được. Thông thường người ta thường hay sử dụng các biện pháp như châm cứu, chuồm muối khi đã rang nóng vào những vùng đau ấy để giảm bớt cơn đau Nếu ko bạn có thể sử dụng máy massage Dr'Hos, máy tạo xung điện rung rung giúp làm căng cơ, đỡ nhức mõi.Giá sp là 1.395.000d, bảo hành 1 năm Bạn có thể tham khảo.
Lê Thị Thùy Linh check gia
Lê Thị Thùy Linh check gia
Trả lời 14 năm trước
Thoái hóa khớp gối là hiện tượng mòn lớp sụn bọc hai đầu xương của khớp gối, dẫn đến lệch trục, gây vẹo khớp, làm biến dạng khớp gối. Thoái hóa khớp gối thường gặp nhất ở người trên 50 tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, những tổn thương sẽ làm bệnh nhân đi lại khó khăn vì đau khớp gối, thậm chí phải ngồi một chỗ nếu bị thoái hóa khớp gối nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối? + Tuổi tác: Thống kê cho thấy thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở người lớn tuổi, nhất là ở phụ nữ đã mãn kinh - sự suy giảm nội tiết tố nữ trong cơ thể ở giai đoạn này có thể đóng một vai trò nhất định gây ra bệnh thoái hóa khớp gối. + Béo phì: Trọng lượng cơ thể tăng làm gia tăng sức đè nặng thường xuyên và lâu dài lên trên hai khớp gối cũng là một yếu tố gây ra bệnh thoái hóa khớp gối. + Viêm đa khớp dạng thấp lâu ngày ở khớp gối. + Gãy xương có tổn thương mặt khớp ở khớp gối, nếu không được nắn sửa tốt, sẽ gây ra thoái hóa khớp gối về lâu dài. Nhận biết và điều trị thoái hóa khớp gối? + Giai đoạn nhẹ: bệnh nhân chỉ thấy đau khớp gối khi xuống cầu thang hoặc khi ngồi xổm đứng dậy. Trong giai đoạn này, bệnh có thể điều trị bằng thuốc giảm đau, kháng viêm. + Giai đoạn trung bình: bệnh nhân thường đau khớp gối hơn, nhất là khi đi đứng, do đó thường xuyên phải dùng thuốc giảm đau. Bệnh ở giai đoạn này có thể điều trị bằng các phương pháp như: cắt xương chỉnh trục, cắt lọc rửa khớp bằng nội soi khớp gối. + Giai đoạn nặng: bệnh nhân đau khớp gối nhiều khi di chuyển, khả năng đi lại bị hạn chế rất nhiều, gần như phải ngồi một chỗ. Bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau, kháng viêm hàng ngày, nhưng cũng chỉ giảm đau phần nào. Ở giai đoạn này, phương pháp thích hợp nhất là thay khớp gối nhân tạo. Đây là phương pháp điều trị hiện đại, mới được áp dụng ở Việt Nam khoảng 6 năm trở lại đây. Thay khớp gối nhân tạo có an toàn cho người cao tuổi hay bị thêm bệnh nội khoa? Phẫu thuật vẫn có thể thực hiện được cho người cao tuổi; với điều kiện phải có đầy đủ trang thiết bị, ekip gây mê chuyên nghiệp và ekip phẫu thuật được đào tạo chuyên sâu. Đối với các trường hợp mắc thêm bệnh nội khoa như: tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường…, bệnh nhân cần được điều trị ổn định các bệnh này trước khi phẫu thuật. Lời khuyên của bác sĩ Ngay khi có triệu chứng đau vùng gối, bệnh nhân cần đi khám ngay để được chụp X-quang, phát hiện và điều trị những tổn thương ở khớp gối, ngăn ngừa bệnh âm thầm phát triển, có thể dẫn đến không đi lại được.
Trần Thị Chinh check gia
Trần Thị Chinh check gia
Trả lời 14 năm trước
[justify]Theo tôi biết bệnh thoái hoá khớp chữa rất khó, nếu bị lâu rồi thì cũng không thể chữa được.với kinh nghiệm thường hay nghe chia sẻ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm tiens, tôi nhận thấy nếu kiên trì sử dụng 3-6 tháng sản phẩm: canxi đại chúng, bổ kẽm, trùng thảo tiens, giáp xác tiens kết hợp với thuốc tây thì kết quả rõ rệt. người bệnh sẽ có những dấu hiệu như sau: trong vòng 2 tuần người bệnh thấy mình rất mệt mỏi, thậm chí đau xương cốt hơn chưa sử dụng. Nhưng sau đó đau giảm dần, đến khi hết đau. Quá trình mệt mỏi và đau buốt này kéo dài từ 7ngày đến 15ngày. Nếu người bệnh thấy hết đau mà dừng lại sẽ bị sớm trở lại. Nếu kiên trì dùng đủ liều 6 tháng trở lên sẽ hết đau hoàn toàn. Theo kinh nghiệm khách hàng chia sẻ thì sau 3năm chưa thấy bệnh tái phát. còn để biết bệnh có hêt hay không thì phải đến bao giờ canxi thất thoát nhiều thì người bệnh sẽ bị bệnh lại như khi họ còn trẻ tuổi thì chưa bị. sau 1 thời gian thất thoát nhiều canxi, hoạt động quá sức người bệnh sẽ mắc bệnh xương khớp. người bệnh phải dùng canxi suốt đời, liều lượng cần đủ cho nhu cầu cơ thể hàng ngày là cần thiết. (người thanh thiếu niên đang lớn cần 1000mg canxi/ngày; người già , phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú cần 1400mg Canxi/ ngày, người trung niên 800mg Canxi/ngày.) người việt nam ta không có thói quen uống sưa từ bé nên thiếu canxi từ rất sớm nên khi trưởng thành bị bệnh do loãng xương cũng sớm hơn.[/justify]
thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Các thể bệnh hư khớp

Thoái hoá khớp có thể nguyên phát hoặc thứ phát.

Thoái hoá khớp nguyên phát do lão hoá của mô khớp, hoặc do sụn khớp được tưới máu và nuôi dưỡng kém,… dẫn đến mất tính đàn hồi và khô cứng. Khi hoạt động, sụn chạm vào đầu xương, gây hoại tử ở nơi chịu áp lực mạnh nhất. Bệnh này chỉ gặp ở người trên 4o tuổi.

Khác với thoái hoá khớp nguyên phát, thoái hoá khớp thứ phát thường do sự lão hoá sớm của sụn khớp, xuất hiện sau chấn thương làm tổn thương diện khớp, hoặc từ những chấn thương nhỏ nhưng tác động nhiều lần, khớp hoạt động quá tải; do di chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm đa khớp dạng thấp…

Những người béo phì cũng thường mắc chứng hư khớp do quá nặng cân, các khớp luôn trong tình trạng bị sức ép lớn. Những thể thứ phát này thường trầm trọng hơn những thể nguyên phát. Ngoài ra, những yếu tố về thời tiết, khí hậu… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh xuất hiện.

Thoái hoá khớp nguyên phát ở các khớp được xếp theo thứ tự “ưu tiên” như sau: Khớp liên đốt sống (trên dưới 50% các trường hợp), khớp gối (13%), khớp háng (8%), khớp liên đốt ngón tay (6%) và các khớp khác (20%).

Tổn thương ở khớp bắt đầu từ những hoại tử của sụn khớp, sau đó là sự phá huỷ hệ thống trượt ở những vùng tỳ đè của xương dưới dạng một dải xơ và đường viền xung quanh khớp, các gai xương ở ngoại vi khớp. Bao hoạt dịch dày lên, hình thành những đường vân, có thể sụn hoá. Sụn hoá của bao hoạt dịch rơi vào ổ khớp gây cản trở cho hoạt động của khớp. Các xơ co kéo gây nên tình trạng cứng khớp.

Bệnh thoái hoá khớp nguyên phát hay gặp ở người 40-50 tuổi, và ở phụ nữ sau khi mãn kinh, nhưng điều nguy hiểm là thoái hoá khớp hầu như không có triệu chứng. Các dấu hiệu chỉ xuất hiện khi xương và hệ thống bao khớp hoạt dịch bị tổn thương thực sự. Bệnh thường khởi đầu âm ỉ, tiến triển chậm với những giai đoạn được cải thiện theo cảm nhận chủ quan. Thể điển hình, người bệnh đau khớp vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy; đau giảm sau khi khớp được hoạt động và hết đau khi nghỉ ngơi. Khớp không sưng và không có các dấu hiệu toàn thân.

Khi khám, phát hiện các dấu hiệu: Hạn chế cử động, các cơ chi phối hoạt động của khớp bị teo và co cứng tăng trương lực; có tiếng lục cục trong khớp khi cử động; có thể sờ thấy đường viền khớp và gai xương. Xét nghiệm cho thấy: Hoạt dịch trong, quánh, chứa dưới 3.000 bạch cầu/1mm3; và dưới 25% là bạch cầu đa nhân trung tính; tốc độ máu lắng bình thường; chụp Xquang không có sự tương xứng giữa triệu chứng chủ quan và những tổn thương trên phim.

Tuỳ theo giai đoạn có thể thấy hình ảnh hẹp khe khớp với sự phá huỷ một phần hay hoàn toàn sụn khớp, ăn mòn diện khớp ở vùng tỳ đè.

Các dấu hiệu của loãng xương cũng có thể được phát hiện nếu sử dụng những phương pháp đặc biệt để phát hiện sớm các tổn thương của khớp, như: chụp cắt lớp, cộng hưởng từ, soi ổ khớp…

Chẩn đoán thoái hoá khớp dựa vào những yếu tố, như: Đau khớp tăng khi hoạt động và giảm khi nghỉ ngơi; không có triệu chứng toàn thân như sốt…; những dấu hiệu viêm tại chỗ rất ít hoặc không có; dịch ổ khớp không có biểu hiện viêm, không có mủ; chụp Xquang thấy hẹp khớp, ăn mòn diện khớp…

Cần lưu ý phân biệt thoái hóa khớp với viêm đa khớp dạng thấp: Viêm khớp tại chỗ rất rõ (sưng, nóng đỏ, đau), dịch ở khớp biểu hiện viêm; tốc độ lắng máu tăng…

Điều trị?

Nhìn chung tổn thương ổ khớp do hư khớp là không thể thay đổi nhưng tiến triển chậm. Ở những khớp chưa cứng hoàn toàn, việc điều trị có thể giảm được nhưng cản trở chức năng.

Thoái hoá khớp có thể điều trị bằng hai phương pháp:

- Điều trị nội khoa: Ở giai đoạn đau khớp, người bệnh cần phải nghỉ ngơi, tránh tất cả những hoạt động gây đau. Dùng vật lý trị liệu để làm tăng tưới máu tại chỗ cho khớp.

Trong giai đoạn đau khớp cấp, bất động khớp, thậm chí bó bột là điều rất cần thiết (chỉ nên bất động trong thời gian ngắn để tránh cứng khớp). Ngay sau khi hết đau cấp, phải tập vận động khớp nhẹ nhàng, phù hợp.

Để dự phòng những tư thế xấu (khớp gối vẹo vào trong hoặc quay ra ngoài), hoặc để giảm đau, có thể sử dụng các loại: Băng, nịt, nẹp, khung đỡ,… hay đơn giản như là một chiếc gậy, một chiếc nạng nếu bị hư khớp chi dưới. Sử dụng thuốc, những thuốc cơ bản là thuốc chống viêm giảm đau, như aspirin và thuốc không có steroid (ibuprofen, diclofenac, indometacin…). Những thuốc an thần, đặc biệt nhóm diazepam có thể sử dụng trong trường hợp đau do co cơ, hoặc người bệnh quá lo lắng, nhưng không được dùng dài ngày vì dễ gây nghiện.

- Điều trị ngoại khoa: Có ba loại phẫu thuật được áp dụng: Đó là, phẫu thuật dự phòng nhằm lập lại tình trạng bình thường các khớp có nguy cơ bị thoái hoá như trật khớp háng bẩm sinh, tiêu chỏm xương, nhuyễn sụn xương bánh chè, lệch trục đầu gối…; Phẫu thuật bảo tồn khi khớp chưa bị hư hỏng nặng, có thể sửa chữa đưa về điều kiện cơ học của chức năng bình thường; Và phẫu thuật thay thế trong trường hợp khớp quá hư hỏng, không thể phục hồi được, có thể thay thế từng phần, thậm chí toàn bộ khớp bằng khớp nhân tạo.