Đánh giá chất lượng TV 3D Sharp Quattron LE830?

mai minh đức
mai minh đức
Trả lời 12 năm trước

Mẫu 3D mới của Sharp tại VN được đánh giá cao về khả năng trình diễn phim ảnh. Đây là một trong những mẫu LED viền có chất lượng tốt nhất hiện nay.

Sharp Aquos LE830 series vừa mới về VN. Ảnh: Tuấn Anh.
Sharp Aquos LE830 series vừa mới về VN. Ảnh: Tuấn Anh.

Aquos LE830 series là HDTV nằm trong dòng sản phẩm 2011 của Sharp vừa được đưa về VN với 4 model khác nhau gồm 40, 46, 52 và 60 inch với giá từ 24,9 triệu đồng cho đến 99,9 triệu đồng. Đây cũng là dòng TV 3D thứ hai được Sharp bán ra thị trường trong nước, sau model LE925 series bắt đầu có mặt trong dịp đầu năm 2011.

Sharp LE830 series cũng chính là model kế nhiệm cho dòng HDTV Quattron thế hệ đầu tiên LE820 series tuy nhiên được bổ sung thêm khả năng trình diễn 3D với kính màn trập. Mẫu 3D này sở hữu màn hình LCD đèn viền LED viền với độ phân giải Full HD và công nghệ RGBY Quattron Quadpixel, cho phép hiển thị màu sắc rực rỡ và sống động.

Ngoài ra, TV 3D mới của Sharp còn được bổ sung thêm các tính năng giải trí trực tuyến với kết nối Wi-Fi tích hợp. Người dùng có thể truy cập kho nội dung video, các ứng dụng mạng xã hội, nội dung theo yêu cầu được trang bị sẵn như Cinema Now, Vudu hay YouTube... Hãng sản xuất của Nhật cũng trang bị các tính năng phát nội dung đa phương tiện như phim, ảnh, ca nhạc trực tiếp thông qua giao tiếp USB hoặc kết nối không dây DLNA.

Thiết kế

Sharp LE830 series.
Sharp LE830 series.

Ấn tượng đầu tiên ở TV 3D Quattron LE830 series mới của Sharp là thiết kế mỏng ấn tượng đi kèm với các viền màn hình mảnh. Độ mỏng đo được ở model 46 inch chỉ còn là 34 mm trong khi các đường viền hai bên và phía trên màn hình cũng chỉ còn vài cm.

Kiểu dáng siêu mỏng của LE830 series.
Kiểu dáng siêu mỏng của LE830 series. Ảnh: Tuấn Anh.

Tuy vẫn giữ phong cách thiết kế giống như các model Quattron đời cũ 2010 nhưng LE830 series của năm nay có vóc dáng hấp dẫn hơn đồng thời cũng tỏ ra hiện đại hơn. Bốn góc cạnh màn hình chỉ hơi bo tròn khiến cho ngoại hình TV trở nên vuông vắn, khỏe hơn những model Quattron tiền nhiệm như LE820, LE925 series.

So với người tiền nhiệm cùng cấp LE820 series của năm ngoái, màn hình của LE830 không còn được phủ lớp kính bảo vệ liền mạch tạo cảm giác không gờ viền Borderless mà thay vào đó, màn hình nằm hơi thụt vào bên trong khiến xuất hiện các đường viền đen bóng xung quanh màn hình.

Việc thay đổi thiết kế này cũng giúp cho mẫu 3D mới của Sharp có được màn hình dạng mờ, hạn chế hiện tượng quá bóng, phản xạ ánh sáng như ở màn gương ở các mẫu Quattron cũ.

Các gờ viền màn hình khá mảnh, dãy phím cảm ứng nằm ở cạnh dưới. Ảnh: Tuấn Anh.
Các gờ viền màn hình khá mảnh, dãy phím cảm ứng nằm ở cạnh dưới. Ảnh: Tuấn Anh.

Nếu nhìn sát vào TV, người xem sẽ thấy được một thay đổi nữa trong thiết kế của LE830 series. Đó là việc đường cạnh viền bên dưới màn hình được tách làm 2 phần riêng biệt. Trong đó, dải nhựa xước màu ghi xám của cạnh dưới màn hình đã được bẻ gập vào bên trong và hơi ngả ra ngoài, giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc thao tác với dãy phím cảm ứng tích hợp sẵn trên TV.

Chân đế. Ảnh: Tuấn Anh.
Chân đế. Ảnh: Tuấn Anh.

Chân đế được thiết kế bằng kim loại phủ một lớp nhựa đen bóng nên khá chắc chắn. Tương tự như các mẫu HDTV của Samsung, LG hay Sony trong năm nay, Sharp cũng cho phép màn hình của TV có thể xoay linh hoạt về hai bên nếu được sử dụng kèm với chân đế.

Toàn bộ hệ thống kết nối tín hiệu của TV được đặt hết về mặt lưng của màn hình. Chỉ có một số cổng dẫn tín hiệu analog như S-video, Component, SCART được đặt kiểu cắm thẳng trực diện với mặt sau. Trong khi đó hầu như tất cả các kết nối quan trọng khác của TV như giắc ăng-ten, HDMI, USB, cổng Ethernet đã được đặt kiểu nằm song song với màn hình hướng về bên phải hoặc xuống dưới. Thiết kế này thuận tiện cho việc treo TV trên tường.

Điều khiển từ xa đi kèm. Ảnh: FHD.
Điều khiển từ xa đi kèm. Ảnh: FHD.

Điều khiển từ xa đi kèm không có nhiều thay đổi so với phụ kiện của năm ngoái khi vẫn sở hữu kiểu dáng dài. Tuy nhiên trọng lượng quánhẹ và chất liệu không thật sự cao cấp khiến cho điều khiển của Sharp không đem lại cảm giác sử dụng thật sự thoải mái với nhiều người.

Tính năng

Bảng điều khiển tính năng DLNA trên LE830 series. Ảnh: Tuấn Anh.
Bảng điều khiển tính năng DLNA trên LE830 series. Ảnh: Tuấn Anh.

Sharp LE830 series sở hữu màn hình LCD với hệ thống đèn LED viền, đạt độ phân giải Full HD 1080p với tốc độ quét 120 Hz. Ngoài công nghệ hình ảnh độc quyền Quattron Quadpixel và khả năng trình diễn phim ảnh 3D với kính màn trập, sản phẩm của Sharp còn sở hữu các tính năng nổi trội khác như ghi lại nội dung Time Shift Recording, kết nối không dây DLNA, nền tảng thông minh NET+ tích hợp nhiều dịch vụ trực tuyến.

Time Shift Recording là một tính năng khá thú vị đối với những người hay xem truyền hình, đặc biệt là các chương trình thể thao hay chương trình được truyền hình trực tiếp. Tương tự như LE820 và LE925 của năm ngoái, tính năng này cho phép người dùng có thể tạm dừng chương trình truyền hình đang được phát, tua ngược và xem được lại những đoạn phim ở trước mà không ảnh hưởng đến nội dung hiện tại.

Tuy nhiên khác với các model năm ngoái, LE830 series năm nay không được trang bị bộ nhớ tích hợp, bởi vậy sử dụng chức năng Time Shift người dùng sẽ phải gắn thêm bộ nhớ rời bên ngoài với 1 trong 3 cổng USB được tích hợp sẵn trên TV.

NET+ trên Sharp LE830 series. Ảnh: FHD.
NET+ trên Sharp LE830 series. Ảnh: FHD.

DLNA hiện tại đang là một kết nối dữ liệu mạng khá phổ biến trên các thiết bị điện tử ngày nay. Nó cho phép người dùng có thể truy cập khác kho dữ liệu cá nhân mà không cần phải kết nối cáp, cắm USB và nối giữa hai hay nhiều thiết bị khác nhau. DLNA trên LE830 series có giao diện khá đơn giản, cho phép truy cập và phát luôn các file nhạc, ảnh thậm chí là cả video từ các thiết bị tham gia mạng DLNA.

Thử nghiệm thực tế cho thấy tính năng này trên LE830 sử dụng mượt mà, thao tác điều khiển lựa chọn file nhanh tuy nhiên việc tải dữ liệu và phát lên trên TV lại diễn ra quá chậm.

Các dịch vụ trực tuyến được tích hợp sẵn. Ảnh: FHD.
Các dịch vụ trực tuyến được tích hợp sẵn. Ảnh: FHD.

Tương tự như Internet TV của Sony hay Smart TV của Samsung, LG, các mẫu TV kết nối mạng thế hệ mới của Sharp cũng sở hữu một hệ thống các dịch vụ giải trí riêng với tên gọi NET+. NET+ là hệ thống tính năng và dịch vụ nội dung được ba hãng sản xuất TV Philips, Loewe và Shap cùng phát triển chung để cạnh tranh với ba đối thủ lớn ở trên trong mặt trận TV kết nối mạng.

Tuy nhiên, sử dụng thực tế cho thấy NET+ vẫn còn là một nền tảng hạn chế ở thời điểm hiện tại, đặc biệt với người sử dụng ở VN bởi nó được tích hợp nhiều phần mềm nội dung dành cho thị trường Mỹ và châu Âu, không thể hoặc khó sử dụng với người dùng trong nước. Trong khi đó, kho nội dung trực tuyến dành chp NET+ hiện vẫn chưa chính thức xuất hiện.

Giao diện của phần mềm YouTube trên TV. Ảnh: FHD.
Giao diện của phần mềm YouTube trên TV. Ảnh: FHD.

Kho video trực tuyến YouTube và khả năng lướt web là những tính hữu ích nhất đối với người dùng khi cho phép người dùng thoải mái truy cập vào các nội dung trực tuyến trên Internet. Nhưng người dùng cũng cần lưu ý, trình duyệt tích hợp trên NET+ của LE830 series không hỗ trợ định dạng Flash.

Sharp LE830 sở hữu một tính năng ẩn tuy nhiên lại là điều được khá nhiều người sử dụng quan tâm, đó là khả năng tiết kiệm năng lượng cao. Thử nghiệm thực tế từ Flatpanels HD với model 46 inch, LE830 cho kết quả tiêu thụ chỉ 71 Watt ở chế độ xem 2D SD và HD, trong khi ở chế độ mức tiêu thụ điện năng là 81 Watt.

Đây là mức điện năng tiêu thụ cực kỳ ấn tượng ở một model 46 inch. So với mẫu TV cao cấp từng được đánh giá cao về quản lý năng lượng là Samsung LED D8000, sản phẩm tới từ Sharp vẫn có điện năng tiêu thụ thấp hơn.

Trải nghiệm phim ảnh

LE830 sở hữu màn hình LED viền và công nghệ Quattron Quadpixel. Ảnh: Tuấn Anh.
LE830 sở hữu màn hình LED viền và công nghệ Quattron Quadpixel. Ảnh: Tuấn Anh.

Là thế hệ TV Quattron thứ hai của Sharp với một số cải tiến so với dòng TV Quattron năm ngoái nên LE830 series sở hữu khả năng trình diễn phim ảnh tốt trong nhiều mặt đánh giá khác nhau, cũng như có được chất lượng hình ảnh ấn tượng sau khi thiết lập lại các thông số hình ảnh của TV (tham khảo tại đây).

Tuy nhiên, điểm yếu đáng chú ý của LE830 sau khi thực hiện căn chỉnh hình ảnh chính là ở khả năng thể hiện màu sắc chưa thật sự chính xác. Độ bão hòa màu chưa hoản hảo trong khi đó không phải tất cả các màu sắc đều thực sự tách biệt với nhau.

So với model tham chiếu LED D8000 của Samsung, LE830 có chất lượng màu sắc tương đương tuy nhiên vẫn còn kém xa nếu so với các mẫu TV được đánh giá là có chất lượng hình ảnh và màu sắc thuộc hang tốt nhất hiện nay.

Model của Sharp được đánh giá cao về việc trình diễn phim ảnh HD. Ảnh: FHD.
Model của Sharp được đánh giá cao về việc trình diễn phim ảnh HD. Ảnh: FHD.

Mẫu Quattron của Sharp sở hữu khả năng cải thiện hình ảnh độ phân giải thấp SD từ tín hiệu truyền hình analog hay truyền hình cáp. Nhờ vậy hình ảnh hiển thị cho độ chi tiết khá cao dù chỉ có chất lượng SD.

Tuy vậy LE830 chỉ thực sự gây ấn tượng mạnh khi trình diễn hình ảnh ở chất lượng HD. Model này cho hình ảnh đạt độ chi tiết rất cao, tốt hơn nhiều so với LE820 của năm ngoái. Màu sắc ở chế độ Movie trung thực, các khung hình chuyển động cao tỏ ra mượt mà nhờ vào khả năng quét hình cao.

Dù chỉ có tốc độ quét hình thực là 120Hz nhưng kết hơp với tính năng tắt mở và quét đèn nền màn hình liên tục nên TV có khả năng quét hình nội suy tốc độ cao 200/240Hz.

Khả năng thể hiện hình ảnh có chiều sâu.
Khả năng thể hiện hình ảnh có chiều sâu. Ảnh: FHD.

LE830 là một trong những mẫu TV LCD có khả năng thể hiện dải màu đen tốt nhất trên thị trường hiện nay, có thể so sánh với màn hình TV Plasma. Độ sâu đen đo được sau khi thực hiện việc căn chỉnh thông số màn hình của model này chỉ còn là 0,04 cd/m2, gây ấn tượng khi tương đương với mẫu Plasma GT30 của Panasonic hay mẫu LED đắt tiền D8000 của Samsung.

Khả năng hiển thị màu đen sâu của LE830 series hoạt động tốt ngay cả trong môi trường nhiều ánh sáng nhờ vào việc sử dụng màn hình phủ lớp bảo vệ dạng mờ thay vì gương bóng. Các khung hình thể hiện được độ chi tiết tuyệt vời ngay ở những mảng tối, tạo nên chiều sâu ấn tượng khi sử dụng để xem phim hay chơi game. Chính điều này khiến cho LE830 có chất lương trình diễn phim ảnh rất nịnh mắt.

Sử dụng công nghệ đèn LED nền nằm ở viền màn hình nên model của Sharp vẫn gặp phải hiện tượng có anh sáng đèn nền tạo thành quầng, vùng riêng nếu bật một khung hình đen hoàn toàn trong phòng tối. Tuy nhiên đây là điểm yếu chung của nhiều mẫu TV LED hiện nay nên việc này cũng không khiến LE830 mất đi sự đánh giá cao về chất lượng trình diễn phim ảnh.

Tương tự như khả năng trình diễn HD, mẫu Quattron 2011 mới của Sharp cũng nhận được nhiều lời khen trong việc trình diễn phim ảnh nổi 3D. Nhờ vào tốc độ quét hình cao, độ tương phải và khả năng thể hiện dải màu đen sâu, đậm nên LE830 có chất lượng trình diễn 3D tốt hơn người tiền nhiệm LE925 dù có giá thấp hơn.

LE830 series vẫn gặp hiện tượng nhiễu Crosstalk.
LE830 series vẫn gặp hiện tượng nhiễu Crosstalk.

Sử dụng công nghệ 3D chủ động với kính màn trập nhưng độ nhiễu hay hiện tượng chồng hình Crosstalk, mẫu LED 3D của Sharp đều ít gặp phải. Chỉ ở những khung hình 3D với độ tương phản cao, hiện tượng Crosstalk 3D mới diễn ra nhiều. Tuy nhiên ngay ở TV Plasma 3D, đôi với những khung hình 3D như thế này thì hiện tượng nhiễu và chồng hình cũng là điều khó tránh khỏi.

Được trang bị khả năng chuyển đổi trực tiếp 2D sang 3D nhưng để đạt được hiệu quả phim ảnh nổi tốt nhất, thưởng thức các hiệu ứng ấn tượng tốt nhất người dùng vẫn nên sử dụng các nguồn phát 3D từ đĩa Blu-ray và 3D nguyên gốc. Các thử nghiệm 3D trên LE830 series được thực hiện với đầu Blu-ray 3D và máy game PS3.

Vẫn sở hữu các công nghệ âm thanh SRS Surround và hệ thống loa tích hợp như người tiền nhiệm LE820 nên mẫu TV 3D mới của Sharp không có nhiều thay đổi về chất lượng trình diễn âm thanh. Tuy nhiên, model này vẫn được đánh giá là có chất lượng trình diễn âm thanh tốt hơn so với nhiều mẫu TV LED siêu mỏng khác hiện có trên thị trường.

Những đối thủ chính

Samsung LED D7000 cũng là dòng TV 3D sử dụng màn hình LED viền, hỗ trợ nhiều tính năng giải trí trực tuyến. Dòng sản phẩm này có mặt trên thị trường với hai model 46 và 55 inch với giá từ 46,9 cho tới 66,9 triệu đồng.
EX720 series của Sony sở hữu kích thước 32, 40 và 55 inch với giá từ 16,9 cho tới 48,9 triệu đồng. Các model này đều được trang bị công nghệ 3D chủ động, màn hình LED viền với tính năng Internet TV của Sony.
Đây là dòng TV sở hữu công nghệ 3D thụ động với kính phân cực, ưu điểm của công nghệ này là cho chất lượng trình diễn hình ảnh nổi ổn định, không bị chồng hình và gây mỏi mắt. LG LW6500 có các model 47 và 55 inch giá lần lượt là 36 và 59 triệu đồng.
Phạm Thu Hà
Phạm Thu Hà
Trả lời 12 năm trước

Đừng mua Sharp nhé bạn. Nhà mình có cái Sharp 32" mới dùng hơn 1 năm mà giờ thất vọng quá. Ngoài việc chuyển kênh lâu là đặc trưng của Sharp, còn thêm việc bắt tín hiệu truyền hình cáp rất kém. Thêm nữa, giờ màu nó cứ bị làm sao ấy, khi để màn đen (ko ảnh) thì thấy nền nó màu tím tím (như kiểu đèn hình CRT già). Mình đã để chế độ Dynamic và chỉnh các kiểu vẫn ko khá hơn được.

tớ nghĩ bạn nên mua ti vi LG vì bây giờ ti vi LG cải tiến lắm rồi, đứng đầu châu Á và thế giới về các mặt hàng điện tử đấy bạn ạ. Tớ thấy em LG 32LD330 và 32LK311 được đấy vì ti vi LG có kiểu dáng mỏng và đẹp, hiệu ứng 3D và tiết kiệm đc điện hơn so với rất nhiều lần ti vi Samsung; giá cả rất phải chăng với người tiêu dùng và rẻ hơn so với ti vi Sony; chất lượng hình ảnh vô cùng sắc nét và đẹp hơn rất nhiều lần so với Panasonic; dùng bền hơn so với Toshiba. công ty mìnhđã làm cuộcđiều tra vềđiều này mà. nhà mình cũng đang dùng 1 em LW4500, dùng ngon lắm nên mình rất tin tưởng vào hàng của hãng LG :x nếu có nhu cầu cầu mua ti vi, thì bạn có thể vào đây để có thể ngâm cứu: http://www.lg.com/vn/tv-audio-video/television/index.jsp