1. TV LCD:
- TV LCD dùng tấm LCD với ma trận các điểm ảnh được bố trí như những ô cửa sổ nhỏ nằm sát nhau, mỗi ô này lọc 1 màu sắc nhất định trong bộ tam red, green, blue. Tập hợp các ô cửa sổ này sẽ tạo thành chi tiết hình ảnh và màu sắc của chúng.
- Nếu chỉ có tấm LCD, hình ảnh sẽ rất khó thấy (giống như 1 tấm phim dương bản màu để trên mặt bàn màu sậm). LCD không tự phát quang, vì vậy, người ta dùng 1 nguồn sáng chiếu từ phía sau của tấm LCD, gọi là backlight để hình ảnh trở nên rõ ràng đối với mắt thường (tương tự đèn chiếu sau thước phim nhựa).
- Bộ phận tiêu thụ nhiều điện năng nhất của LCD chính là backlight. Tấm LCD hầu như không bị lão hóa bởi thời gian, trong khi backlight sẽ yếu dần đi theo năm tháng. Backlight chỉ phát 1 thứ ánh sáng duy nhất: ánh sáng trắng RGB = (255,255,255)
- Nguồn sáng sau tấm LCD theo truyền thống là các bóng đèn huỳnh quang đặt song song nhau sau tấm LCD. Để làm ánh sáng dàn đều và đồng nhất trên khắp bề mặt tấm LCD, người ta đặt vào giữa backlight và tấm LCD 1 tấm tản sáng (diffuser).
- Khi đèn LED ra đời, nhờ độ sáng rất tốt của đèn LED và mức tiêu thụ năng lượng thấp của chúng, người ta dùng đèn LED làm backlight cho TV LCD. Cách thông thường là xếp các đèn LED kế tiếp nhau theo dạng ma trận chữ nhật rồi đặt chúng sau tấm LCD, không quên xen vào giữa chúng 1 tấm diffuser để dàn đều ánh sáng.
- TV LCD dùng đèn nền LED là một dạng của TV LCD nói chung.
- Ở một mức độ sáng như nhau, đèn LED tiêu thụ ít năng lượng hơn đèn huỳnh quang, đồng thời cũng tỏa ra ít nhiệt lượng hơn. Điều này giúp backlight LED tiết kiệm điện hơn nhiều so với backlight huỳnh quang truyền thống. Tuy nhiên đây chưa phải là ưu điểm tiết kiệm năng lượng nổi trội của backlight LED so với backlight huỳnh quang.
- Đèn huỳnh quang trong backlight luôn sáng ở 1 mức cố định bất kể hình ảnh đang trình chiếu là thiên tối hay thiên sáng. Đèn LED trong backlight ma trận có thể điều chỉnh độ sáng cục bộ phù hợp theo hình ảnh trên tấm LCD ở vị trí tương ứng phía trước chúng. Điều này làm năng lượng tiêu thụ giảm thiểu, đồng thời cũng nâng độ tương phản tĩnh lên đáng kể cho LCD. Độ tương phản tĩnh mới là thông số đáng giá, không giống như độ tương phản động.
- Một cách khác khi dùng backlight LED là thay vì bố trí ma trận, người ta bố trí LED theo các cạnh của màn hình, sau đó dùng 1 tấm vật liệu khúc xạ để dàn sáng ra khắp tấm LCD.
2. TV LED:
- TV LED dùng ma trận các đèn LED để thể hiện hình ảnh. Những bộ tam Red Green Blue được bố trí theo nhóm trong 1 ma trận chữ nhật để thể hiện màu sắc và chi tiết hình ảnh.
- Trong TV LED không có tấm LCD và backlight, vì bản thân các LED đã tự chịu trách nhiệm về màu sắc và tự phát quang.
- TV LED siêu mỏng so với mọi loại TV khác.
- Màn hình OLED là 1 loại của màn hình LED, cấu thành khi các LED được chế tạo từ vật liệu hữu cơ. OLED nổi tiếng nhờ tính siêu mỏng và đàn hồi, nhờ vậy có thể sản xuất những màn hình OLED bẻ cong được.
- TV LED tiết kiệm năng lượng hơn LCD vì nó có khả năng kiểm soát mức độ tiêu thụ năng lượng tới từng điểm ảnh riêng biệt, trong khi những LCD backlight LED ma trận tiên tiến nhất cũng chỉ có thể kiểm soát năng lượng từng nhóm LED.
- Phổ màu của LED rộng hơn nhiều so với LCD, LED hoàn toàn không bị hở sáng (light bleeding) độ tương phản tĩnh và động cao hơn rất nhiều so với LCD.
- Màu đen trên TV LED rất sâu, sánh ngang CRT truyền thống.
Cách nhận biết TV LED và LCD
Đèn nền LED hiện có chi phí cao gấp ba lần so với công nghệ CCFL ở các tầm TV khác. Bước vào các cửa hàng điện tử hẳn nhiều người băn khoăn không hiểu TV LED là gì, có phải là công nghệ hoàn toàn mới và nó khác biệt gì so với TV LCD thông thường?
Thực chất LED chỉ là cách nói gọn của một công nghệ đèn nền cải tiến cho hình ảnh quyến rũ hơn đèn nền huỳnh quang truyền thống.
Tại sao LCD cần đèn nền?
Công nghệ màn hình LCD được sử dụng rộng rãi từ những năm 1970 bắt đầu từ những chiếc đồng hồ điện tử. Như tên của nó, LCD hay Liquid Crystal Display (màn hình tinh thể lỏng) là một dạng chất lỏng được ghép giữa hai tấm thủy tinh nền và nó thay đổi tính chất khi có dòng điện chạy qua.
Ban đầu LCD chỉ là loại màn hình đen trắng nhưng sau này được phát triển thêm màu, nhưng vẫn dùng công nghệ tương tự. TV LCD cần một đèn nền phía sau vì bản thân nó không tự phát sáng.
Có mấy loại đèn nền?
Hiện tại có hai loại đèn nền được dùng trong công nghệ LCD là Đèn huỳnh quang âm cực lạnh (CCFL) và LED (diode phát sáng). Trên thực tế còn có nhiều công nghệ đèn nền khác, chẳng hạn Đèn huỳnh quang âm cực nóng (HCFL) của Sony nhưng hiện còn rất ít TV ứng dụng công nghệ này.
CCFL là công nghệ đèn nền phổ biến nhất trên TV LCD và nó bao gồm một dãy các đèn huỳnh quang được xếp lớp song song theo phương ngang của TV (xem hình).
Đèn nền LED hiện còn tương đối hiếm nhưng đã bắt đầu được đưa vào TV từ năm 2004 bắt đầu từ dòng WEGA của Sony. Mặc dù có nhiều kiểu đèn nền LED khác nhau nhưng chúng có chung một ý tưởng: Là tập hợp của nhiều đèn LED thành phần ghép lại để cùng rọi sáng màn hình.
Gắn trực tiếp hay gắn xung quanh?
TV LED |
Có hai kiểu bố trí đèn nền LED là gắn trực tiếp và gắn xung quanh (phía sau) màn hình LCD. Lợi thế của việc gắn trực tiếp là bạn có thể điều chỉnh tăng tương phản bằng cách cho một số đèn LED tắt giúp khả năng thể hiện màu đen sâu hơn. LG là một trong những hãng tiên phong trong việc dùng TV LED loại gắn trực tiếp.
Còn với loại gắn xung quanh, lợi thế là cho phép tạo ra những màn hình mỏng đến khó tin. Các đèn LED sẽ được gắn ở bên sườn chứ không phải ở phía sau màn hình. Tất nhiên, bạn mất đi khả năng tắt bớt các đèn LED để nâng độ tương phản và chất lượng hình ảnh cũng kém hơn vì ánh sáng không được phân bố tối ưu nhất.
LED trắng cho ánh sáng tương tự đèn nền huỳnh quang lạnh - CCFL - vì LED sử dụng một nguồn sáng xanh, nhưng dưới tác động của lớp lưu huỳnh phủ bên ngoài đèn trông như là ánh sáng trắng. Kết quả là, các TV dùng LED trắng thể hiện các dải phổ màu lá cây rất tốt trong khi thế mạnh của đèn nền CCFL là các tông màu đỏ và màu lam. Chiếc UA40B7100 của Samsung là điển hình của TV dùng LED trắng.
Mặt khác, các LED RGB lại có khả năng cho dải màu rộng hơn bởi chúng dùng nhiều bộ LED mang ba màu cơ bản đỏ-lục-lam. Tuy nhiên, công nghệ này cũng gây tranh cãi là nó cho màu lục nhạt hơn các dải phổ màu thậm chí cũng bị “loãng” ra. Chiếc Sony Bravia KDL-46X4500 là ví dụ về TV dùng công nghệ LED RGB.
TV LED bao giờ hạ?
Có một điều nghịch lý là trong khi các TV LED có giá bán cao hơn hẳn các TV LCD thông thường thì các thiết bị số khác dùng đèn nền LED như điện thoại di động và các netbook giờ lại khá rẻ. Theo một trong các nhà sản xuất dòng sản phẩm nào, đèn nền LED hiện có chi phí cao gấp ba lần so với công nghệ CCFL ở các tầm TV cỡ lớn kích thước tương đương một phần là do có ít nhà sản xuất hơn. Như vậy chỉ khi công nghệ này trở thành đại trà thì giá của nó hẳn sẽ giảm xuống khi mà tính cạnh tranh tăng lên.
TV 3D LED phong phú về số lượng model, kích cỡ màn hình cũng như công nghệ trình chiếu hình ảnh nổi, còn Plasma 3D lại có giá bán, chất lượng nhỉnh hơn.
Một trong những điều quan tâm chính của người dùng TV 3D hiện nay là sử dụng TV màn hình LCD đèn LED hay Plasma sẽ thích hợp cho nhu cầu giải trí 3D.
Cũng như TV 2D, việc xem xét liệu LED hay Plasma là công nghệ màn hình tốt hơn là điều rất khó trả lời. Tùy thuộc số tiền bỏ ra, yêu cầu về chất lượng hình, điện năng tiêu thụ, LED hay Plasma lại có những ưu và khuyết điểm khác nhau đối với 3D.
TV 3D sử dụng công nghệ màn hình LCD đèn nền LED.
TV LED 3D đa dạng về công nghệ, bao gồm 3D chủ động, thụ động dùng kính cho tới cả loại không cần kính.
Cũng giống như 2D, ở dòng sản phẩm 3D, các mẫu HDTV LCD sử dụng đèn nền LED (TV LED) chiếm đa số so với Plasma và LCD CCFL truyền thống. Sự thông dụng, khả năng tiết kiệm năng lượng cùng với thiết kế được đánh giá đẹp hơn khiến cho nhiều nhà sản xuất hiện nay lựa chọn LED là màn hình ưu tiên cho công nghệ 3D.
Hầu như các mẫu TV LED 3D hiện có trên thị trường đều mang độ phân giải màn hình đạt chuẩn Full HD với kích thước từ 18 đến 65 inch, sử dụng đầy đủ công nghệ trình chiếu 3D như dạng chủ động với kính màn trập, dạng thụ động với kính phân cực giá rẻ hay thậm chí là không cần kính như một vài model của Toshiba.
Bởi vậy lựa chọn một mẫu TV 3D LED đòi hỏi người dùng cũng cần đến sự tính toán kỹ càng. TV 3D LED chủ động dùng kính màn trập sẽ cho chất lượng hình ảnh thiếu ổn định, dễ gặp phải hiện tượng nhấp nháy và chồng hình ở môi trường quá sáng. Trong khi đó, TV 3D LED thụ động dùng kính phân cực thì có chất hình ổn định hơn, không nhấp nháy, nhiễu nhưng sẽ phải hy sinh độ phân giải Full HD.
Lựa chọn TV LED để phục vụ nhu cầu 3D, người mua cũng cần lưu ý rằng loại LCD đèn nền LED dạng trực tiếp sẽ cho chất lượng hình đẹp, sâu hơn LCD đèn LED viền (LED Edge-lit).
Như vậy, ưu điểm khi lựa chọn TV 3D LED là ở thiết kế màn hình mỏng và khả năng tiết kiệm năng lượng so với Plasma 3D nhờ vào đèn nền LED.
+Ưu điểm
- TV 3D LED thụ động không có hiện tượng nhấp nháy và chồng hình.
- Hầu hết các model đều có độ phân giải Full HD 1080p.
- Tiết kiệm năng lượng so với Plasma.
- Thiết kế đẹp và kiểu dáng mỏng hơn.
- Kích thước màn hình đa dạng từ loại 18 cho tới 65 inch.
+Nhược điểm
- Các model 3D chủ động gặp phải hiện tượng nhấp nháy và chồng hình.
- Thua kém Plasma về độ tương phản, độ sâu và khả năng thể hiện màu đen.
- Giá đắt hơn Plasma 3D cùng kích thước, kể cả model 3D thụ động.
+Tổng quan
-TV LED vẫn là loại TV chủ đạo trong dòng sản phẩm 3D và hứa hẹn sẽ được các hãng tiếp tục cải thiện chất lượng hình ảnh trong tương lai.