TV LED hơn gì TV LCD? Nếu cùng giá tiền với LCD thì nên chọn TV LED hay TV LCD ?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước

Với LCD, các điểm được chiếu sáng từ sau nên độ tương phản và độ sáng thấp, tạo nên góc nhìn hẹp hơn Plasma và tốc độ chậm nên hình chuyển động nhanh bị nhoè. Nếu so cùng kích thước, LCD nhẹ hơn Plasma và ít hao điện hơn.

Mặt khác, công nghệ Plasma được đánh giá là “chịu đựng tốt hơn những tác động của yếu tố thời gian”, và “lão hoá đồng bộ hơn”, tức màn hình Plasma sẽ “thọ” và “đẹp lão” hơn màn hình LCD.

Nên mua loại màn hình nhỏ hay lớn

Với một chiếc TV màn hình quá nhỏ, bạn có thể sẽ thất vọng vì không cảm thụ được tối đa chi tiết những cảnh quay hoành tráng. Nhưng nếu màn hình của bạn quá lớn thì những khuyết tật của hình ảnh từ nguồn phát (chất lượng đĩa, chất lượng hình ảnh thu từ anten, từ đài phát…) cũng lộ rõ hơn. Vậy nên cần chú ý đến diện tích của căn phòng nơi bạn đặt TV. Ý kiến chuyên môn đề nghị: Khoảng cách từ người xem đến TV tối thiểu phải bằng gấp 3 lần độ dài đường chéo của màn hình. Ví dụ, khi xem một màn hình 42 inch, bạn phải ngồi cách xa ít nhất là 3m2, vì ở khoảng cách xem phù hợp bạn có thể thấy rõ các chi tiết mà không bị các khuyết tật của hình ảnh gây khó chịu.

LCD đang chiếm ưu thế

Trên thị trường, TV LCD đang lấn lướt Plasma nhờ giá rẻ, công nghệ hiển thị hình ảnh được cải tiến nhiều và mức độ “bề thế” không kém gì TV màn hình Plasma. Với TV LCD, mỗi hãng đều quảng bá một công nghệ riêng khác nhau và xem đó như là một ưu thế cạnh tranh. Chẳng hạn Panasonic quảng bá công nghệ “hệ thống vượt tốc” ở dòng TV Viera nhằm làm giảm độ nhoè hình, Toshiba nhấn mạnh đến công nghệ mới của mình với “bộ não chuyên nghiệp”, LG có công nghệ XD-Engine, Samsung với DNIe… Mỗi công nghệ nói trên đều tạo ra một số khác biệt về chất lượng hình ảnh, âm thanh. Nhưng nhìn chung, khi chọn mua TV LCD, người tiêu dùng nên chú ý đến những điểm sau:

Góc nhìn: Gần đây, góc nhìn của một số model LCD đã đạt gần tới hạn. Có loại có góc nhìn lên tới 178 độ. Góc nhìn càng lớn thì càng giúp cho người xem có thể xem rõ hình ảnh trên màn hình khi ngồi ở những góc rộng tương ứng.

Thời gian đáp ứng: Thời gian đáp ứng càng nhanh thì hình ảnh càng sắc nét, không bị nhoè. Loại TV LCD có thời gian đáp ứng phổ biến hiện nay là 8 ms.

Độ phân giải: Trên những dòng TV LCD mới, độ phân giải của hình ảnh tăng lên rất nhiều... Độ phân giải càng cao thì hình ảnh càng mịn, rõ nét, trung thực. Tuy nhiên, điều này còn lệ thuộc vào tín hiệu từ nguồn phát mà TV thu nhận được. Do vậy, nếu dùng TV có độ phân giải cao để thu tín hiệu của truyền hình số, truyền hình analog hiện được phát từ các đài truyền hình thì chất lượng hình ảnh cũng không khác nhiều so với TV thường vì chất lượng ảnh nguồn có độ phân giải không cao. Chỉ có một số cải thiện nhờ vào công nghệ sửa lỗi như tự động điều chỉnh độ sáng tối, màu sắc ở một số loại TV LCD.

Độ tương phản: Tính năng này càng cao thì càng giúp hình ảnh thể hiện được nhiều sắc độ và màu sắc gần giống với thực hơn. Hiện đa số TV LCD có độ tương phản từ 4000:1 đến 5000:1, thậm chí cao hơn.

Sau khi lướt qua những thông số quan trọng nói trên, cũng cần chú ý đến những tính năng, công nghệ khác mà một chiếc TV LCD có thể có. Đó là khả năng kết nối được mở rộng tới đâu để giúp người sử dụng không chỉ kết nối TV với các thiết bị audio video thông dụng, mà còn có thể dùng kết nối với máy tính và những thiết bị kỹ thuật số khác như camera, camcorder, thiết bị chơi game...

Tran Van Trung
Tran Van Trung
Trả lời 13 năm trước

Nếu lần đầu tiếp xúc mọi người sẽ ồ lên một cách ngạc nhiên về độ mỏng của dòng TV L.E.D của Samsung, mình kiểm chứng thử 10 người thì hết 8 người như vậy, 2 người kia khi hỏi thì trả lời đại loại "Không biết nói gì hơn" .

Nếu coi đây là version 2.0 và các hãng khác quay lưng để nhằm vào 3.0 OLED thì suy nghĩ cá nhân Samsung đang đi đúng hướng, việc thương mại sản phẩm O.L.E.D không thể dưới 3 năm và trong khoảng thời gian đó SS đủ để đạt được nhiều điều gì đó.

Trả lời cho ai quan tâm về giá, chia sẻ với mọi người với dòng 40" giá thương mại hiện nay tầm 40 triệu, có thể là đắt nhưng xét hiệu năng và nhất là khả năng trình diễn của LED so với LCD các bạn sẽ cảm thấy xứng đáng.

Tất nhiên so sánh chỉ khập khiểng nhưng xét tổng thể đối với gia đinh có điều kiện thì việc sở hữu 1 em "chân dài mình dây" như thế này thì tuyệt vời.

Do Hoang Ha
Do Hoang Ha
Trả lời 13 năm trước

LED hay LCD cơ bản giống nhau, chỉ khác biệt nhất là ở cái đèn nền:

1 bên dùng đèn huỳnh quang còn bên kia dùng đèn LED. Còn chuyện TV LED ảnh nó đẹp hơn hay 1 số thông số kỹ thuật khác tốt hơn thì là chuyện bình thường.

TV LCD cũng có thể làm được điều này.

Chẳng qua do sự phát triển của công nghệ và chủ yếu là do khâu maketting nên ai nghe nói đến TV LED cũng thấy có vẻ oách hơn thôi.

Những thứ tốt hơn của TV LED chưa chắc đã bù lại được với số tiền chênh lệch quá nhiều so với LCD.

Tất nhiên nếu giá sàn sàn nhau thì ai chả chọn mua LED.

Hoang Trung Thuc
Hoang Trung Thuc
Trả lời 13 năm trước

Dù cùng sử dụng màn hình tinh thể lỏng (Liquid Crystal Display – LCD) nhưng điểm khác biệt đầu tiên của ti vi LED là dùng đèn diode nên có độ sáng hơn nhưng tiết kiệm được khoảng 30% lượng điện tiêu thụ (so với đèn huỳnh quang của ti vi LCD) và tiết kiệm được bề dày của ti vi.

Về lý thuyết, bóng đèn diode của ti vi LED có tuổi thọ 60.000 giờ xem thực, cao hơn tuổi thọ của đèn huỳnh quang ti vi LCD (dao động khoảng 50.000 giờ xem).

Nhóm ti vi LED được xem là thế hệ “2.0” của dòng ti vi LCD (những chiếc ti vi LCD hiện nay được xem là phiên bản “1.0”) và chưa thể có những đánh giá cụ thể về chất lượng, khả năng tiếp nhận của người tiêu dùng mà chỉ ghi nhận về bước tiến công nghệ so với những ti vi LCD ra đời trước đó.

Hiện nay, trừ Sam Sung, các nhà sản xuất đang “quay lưng” với ti vi LED mà tập trung nhiều hơn vào phiên bản “3.0” – ti vi OLED.