Hỏi về công nghệ 3D

Các bác cho em hỏi công nghệ 3D hoạt động như thế nào với ?

biet roi
biet roi
Trả lời 13 năm trước

Với hình thức quảng cáo kiểu cũ trên internet, những hình ảnh giới thiệu sản phẩm (showroom, nhà máy, không gian nội thất...) chỉ cho phép người xem nhìn thấy trên một chiều duy nhất. Nếu muốn khách hàng có cơ hội hình dung rõ hơn về mọi góc độ của sản phẩm muốn giới thiệu, doanh nghiệp buộc phải “tải” lên website nhiều hình ảnh khác nhau. Kèm theo đó phải là những lời chú thích về chất liệu, công dụng...

Cách quảng cáo này vừa tốn nhiều công sức và thời gian, lại chưa đủ sức đem đến cho người xem một cái nhìn bao quát, chủ động. Công nghệ 3D thì khác. Dựa chủ yếu vào công nghệ ảnh 3 chiều, giải pháp quảng cáo 3D trên website cho phép người xem có thể chủ động lựa chọn những góc nhìn mà mình quan tâm, có thể quan sát sản phẩm từ mọi góc độ. Tất cả chỉ cần một động tác click chuột.

Ảnh 3 chiều (ảnh 3D) thực chất là một bức ảnh tích hợp (intergrated picture) với một lượng thông tin nhiều gấp 10 – 20 lần so với một tấm ảnh bình thường. Một bức ảnh 3 chiều thể hiện được toàn bộ quang cảnh hay sự vật theo một góc nhìn 360 x 180 độ.

Lấy ví dụ: một tấm ảnh bình thường chỉ chụp được 1 lần, với 1 góc nhất định. Còn ảnh 3D được chụp từ 18 – 20 lần từ các vị trí khác nhau, có thể liên tục, có thể ngắt quãng, sau đó tích hợp thông tin lại bằng phương pháp mã hoá kỹ thuật số trên máy tính.

Sau khi xử lý đồ hoạ, bức ảnh 360 độ đó được đưa lên mạng internet. Lúc này, những khách hàng “ghé thăm” website có cảm giác như mình thực sự “bước” vào bức ảnh. Nếu đó là một bức ảnh chụp ngôi nhà, họ có thể nhìn lên trần, nhìn xuống dưới sàn, nhìn xung quang nhà, đi lên các bậc thang, rẽ vào từng phòng, hay “chạy” ra ngoài để ngắm nhìn quang cảnh ngoại thất..., chỉ cần họ làm động tác di chuyển chuột máy tính vào những góc ảnh mà họ quan tâm.

Bạn đã bao giờ tham gia vào một không gian ảo của game online? Bạn đã bao giờ “lái xe” quanh một trường đua ngựa hay đến gần một vật thể và quan sát nó từ mọi phía? Cũng tương tự như vậy, công nghệ 3D cho phép các doanh nghiệp quảng cáo, giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ của mình một cách thân thiện hơn mà chi phí lại thấp hơn.

Thay vì gõ text hay dùng sanner để quét một tấm ảnh 2D, hãy dựng một mô hình y như thật trên website của công ty mình để đạt được hiệu quả quảng cáo lớn nhất. Mục tiêu của giải pháp quảng cáo 3D trên website là cung cấp các công cụ có tính hỗ trợ cao cho những nhà kinh doanh và tiếp thị thị trường.

lu mo
lu mo
Trả lời 13 năm trước

3D đang dần đi vào cuộc sống (từ giải trí, y tế, cho tới truyền thông hay các lĩnh vực khoa học chuyên biệt,v.v...) nhưng không nhiều người có được hiểu biết tường tận về nó. Phân tích từ Gizmodo sẽ giúp chúng ta có được một cái nhìn tổng quan về công nghệ này. Bạn có thể đọc thêm về các bài khác trong chuyên đề 3D.

3D đang dần đi vào cuộc sống...


3D hoạt động thế nào?

Công nghệ 3D hoạt động dựa trên một nguyên tắc chung là "đánh lừa não bộ". Não bộ bị đánh lừa sẽ cho ra một hình ảnh 2D có thêm chiều sâu của ảnh. Cách thức đơn giản nhất để tạo ra điều này là áp dụng "hiện tượng nhìn nổi" (hiện tượng xảy ra khi một hình ảnh được nhìn từ 2 mắt có sự khác nhau rất nhỏ và khi não chúng ta trộn 2 hình ảnh nhìn được lại sẽ ra được một hình ảnh 3 chiều). Cho đến bây giờ để xem được hình ảnh 3D chúng ta có 2 sự lựa chọn : sử dụng kính xem 3D (hoặc các thiết bị phụ trợ khác cho mắt) và xem trực tiếp. Chúng ta sẽ đi vào phân tích cả 2 cách xem trên.

3D với kính chuyên dụng


Đây là cách đơn giản nhất để có thể xem hình ảnh 3D. Hiện nay có rất nhiều khác biệt trong công nghệ sản xuất kính xem 3D. Dưới đây là một số công nghệ sản xuất kính 3D phổ biến hiện nay.

Anaglyph glass (kính bổ sung màu cho hình ảnh nổi)

Đây là cách xem 3D "cổ và rẻ nhất". Như chúng ta đã biết, hình ảnh sẽ cho 2 lớp màu với những phối cảnh khác nhau, mỗi lớp màu sẽ được nhìn từ một bên mắt. Khi chúng ta nhìn chúng qua kính loại này ( thường có 2 mắt kính màu đỏ và xanh) sẽ dễ dàng đánh lừa được não bộ. Kết quả là từng hình ảnh riêng rẽ được chuyển đến từ 2 mắt sẽ được não bộ hòa trộn và tạo ra trong đầu chúng ta một cảnh 3D.


Polarized glass (Kính phân cực)

Sử dụng kính phân cực là lựa chọn tân tiến hơn so với kính Anaglyph. Nếu bạn đã từng đi rạp xem Avatar,Tron : Legacy có nghĩa bạn đã dùng loại kính này. Cho dù nguyên tắc hoạt động cơ bản giống như kính xanh-đỏ (dùng phương pháp bổ sung màu) nhưng kính phân cực lại có đặc điểm nổi bật là thể hiện được đầy đủ màu sắc của hình ảnh. Được như vậy là do loại kính này chỉ cho phép duy nhất 1 hình ảnh phân cực tương ứng được nhìn từ mỗi mắt, sau đó não bộ sẽ xử lý việc còn lại là hòa trộn 2 hình ảnh riêng biệt đó thành một hình ảnh 3D. Kính phân cực giờ đây đang được dùng nhiều trong các rạp chiếu phim nhưng trong vài năm tới sẽ trở lên phổ biến trong các gia đình.


Kính Active Shutter

Nếu bạn có một chiếc tivi 3D của Sony, Panasonic, Samsung,v.v.. hay đã chơi game 3D với công nghệ 3D Vision của Nvidia, bạn đang sử dụng công nghệ Active Shutter. Loại kính này cho phép luân phiên chặn tầm nhìn tới 2 mắt dựa trên tốc độ quét hình ảnh của màn hình. Việc lần lượt chặn hình ảnh đến mỗi mắt cũng sẽ tạo nên 2 hình ảnh khác nhau một chút và nó phù hợp với nguyên tắc tạo ra hiệu ứng 3D. Độ phức tạp đồng nghĩa với giá thành của loại kính này sẽ cao hơn. Giá của một chiếc kính loại này thường có giá trên 100$ .Dẫu vậy tại thời điểm hiện tại và ít nhất trong 1,2 năm nữa nó vẫn là lựa chọn phù hợp nhất trong gia đình.


Kính áp dụng hiệu ứng Pulfrich

Loại kính này được tạo ra dựa trên một "trục trặc" nhỏ từ não bộ : khi hình ảnh chuyển động qua lại được truyền từ 2 mắt lệch nhau (rất nhỏ) sẽ tạo nên một hình ảnh mới có chiều sâu. Với một mắt kính màu tối sẽ có thể tạo nên hiệu ứng này.


ChromaDepth

ChromaDepth có lẽ là công nghệ khác thường nhất : sử dụng những lăng kính màu siêu nhỏ và không gì khác. Tất cả điều dựa trên màu sắc. Hình ảnh 3D được tạo ra nhờ sự chuyển dịch dần của các tông màu. Mắt chúng ta nhận ra sự thay đổi trên những tông màu này do đó hình ảnh sẽ có chiều sâu. Hạn chế lớn nhất của ChromaDepth là khi thay đổi màu sắc của các đối tượng ta lại phải xác định lại chiều sâu của hình ảnh trên đối tượng đó. Hãy xem video bên dưới để hiểu rõ hơn về nó.

3D với công nghệ ChromaDepth


3D không cần kính


Rào cản thị sai

Rào cản thị sai là một cách phổ biến giúp chúng ta xem 3D mà không cần kính. Công nghệ này xuất hiện trong Nintendo 3DS và camera Fujifilm 3D và làm việc giống như kính phân cực nhưng việc chắn góc nhìn giờ đây sẽ nằm ở mặt trước của màn hình. Hãy tưởng tượng rằng có một hàng rào với chi chít các lỗ có nhiệm vụ thay đổi hướng ánh sáng phản xạ vào mắt. Hạn chế lớn nhất của loại màn hình này là không thể có được một góc nhìn rộng như mong muốn. Sharp đã nghĩ ra một mẹo nhỏ là thêm vào 1 màn hình LCD phía trước làm nhiệm vụ của rào cản thị sai và điều này thực sự giải quyết được vấn đề góc nhìn.


Phân tách hình ảnh

Phân tách hình ảnh là một dạng thị sai thực sự. Hình ảnh hiển thị sẽ được chia ra thành hàng loạt những ảnh siêu nhỏ. Mỗi ảnh siêu nhỏ này sẽ được nhìn thông qua một thấu kính lồi và khi được ghép lại với nhau sẽ chúng sẽ cho ra ảnh 3D.

Còn một dạng khác nữa là thị sai chuyển động liên tiếp.

Phạm Thu Hà
Phạm Thu Hà
Trả lời 13 năm trước

TV 3D LED phong phú về số lượng model, kích cỡ màn hình cũng như công nghệ trình chiếu hình ảnh nổi, còn Plasma 3D lại có giá bán, chất lượng nhỉnh hơn.

Một trong những điều quan tâm chính của người dùng TV 3D hiện nay là sử dụng TV màn hình LCD đèn LED hay Plasma sẽ thích hợp cho nhu cầu giải trí 3D.

Cũng như TV 2D, việc xem xét liệu LED hay Plasma là công nghệ màn hình tốt hơn là điều rất khó trả lời. Tùy thuộc số tiền bỏ ra, yêu cầu về chất lượng hình, điện năng tiêu thụ, LED hay Plasma lại có những ưu và khuyết điểm khác nhau đối với 3D.

TV 3D sử dụng công nghệ màn hình LCD đèn nền LED.


TV LED 3D đa dạng về công nghệ, bao gồm 3D chủ động, thụ động dùng kính cho tới cả loại không cần kính.


Cũng giống như 2D, ở dòng sản phẩm 3D, các mẫu HDTV LCD sử dụng đèn nền LED (TV LED) chiếm đa số so với Plasma và LCD CCFL truyền thống. Sự thông dụng, khả năng tiết kiệm năng lượng cùng với thiết kế được đánh giá đẹp hơn khiến cho nhiều nhà sản xuất hiện nay lựa chọn LED là màn hình ưu tiên cho công nghệ 3D.

Hầu như các mẫu TV LED 3D hiện có trên thị trường đều mang độ phân giải màn hình đạt chuẩn Full HD với kích thước từ 18 đến 65 inch, sử dụng đầy đủ công nghệ trình chiếu 3D như dạng chủ động với kính màn trập, dạng thụ động với kính phân cực giá rẻ hay thậm chí là không cần kính như một vài model của Toshiba.

Bởi vậy lựa chọn một mẫu TV 3D LED đòi hỏi người dùng cũng cần đến sự tính toán kỹ càng. TV 3D LED chủ động dùng kính màn trập sẽ cho chất lượng hình ảnh thiếu ổn định, dễ gặp phải hiện tượng nhấp nháy và chồng hình ở môi trường quá sáng. Trong khi đó, TV 3D LED thụ động dùng kính phân cực thì có chất hình ổn định hơn, không nhấp nháy, nhiễu nhưng sẽ phải hy sinh độ phân giải Full HD.

Lựa chọn TV LED để phục vụ nhu cầu 3D, người mua cũng cần lưu ý rằng loại LCD đèn nền LED dạng trực tiếp sẽ cho chất lượng hình đẹp, sâu hơn LCD đèn LED viền (LED Edge-lit).

Như vậy, ưu điểm khi lựa chọn TV 3D LED là ở thiết kế màn hình mỏng và khả năng tiết kiệm năng lượng so với Plasma 3D nhờ vào đèn nền LED.

+Ưu điểm
- TV 3D LED thụ động không có hiện tượng nhấp nháy và chồng hình.
- Hầu hết các model đều có độ phân giải Full HD 1080p.
- Tiết kiệm năng lượng so với Plasma.
- Thiết kế đẹp và kiểu dáng mỏng hơn.
- Kích thước màn hình đa dạng từ loại 18 cho tới 65 inch.

+Nhược điểm

- Các model 3D chủ động gặp phải hiện tượng nhấp nháy và chồng hình.
- Thua kém Plasma về độ tương phản, độ sâu và khả năng thể hiện màu đen.
- Giá đắt hơn Plasma 3D cùng kích thước, kể cả model 3D thụ động.
+Tổng quan
-TV LED vẫn là loại TV chủ đạo trong dòng sản phẩm 3D và hứa hẹn sẽ được các hãng tiếp tục cải thiện chất lượng hình ảnh trong tương lai.

TV 3D sử dụng công nghệ màn hình Plasma


Các mẫu Plasma 3D cao cấp có chất lượng hình ảnh tốt và ổn định hơn LED.


TV 3D sử dụng công nghệ màn hình Plasma có ít lựa chọn hơn. Tại VN, người mua chỉ có thể chọn các model tới từ Panasonic, LG hay Samsung, với kích thước hạn chế chỉ một vài kích cỡ như 42, 50 hay 65 inch.

Đối với Plasma 3D, độ phân giải màn hình cũng chia ra hẳn làm 2 loại, chất lượng cao và thấp. Các model giá tốt từ 10 đến 20 triệu đồng thường có độ phân giải chỉ là XGA 1.024 x 768 pixel và HD Ready 1.365 x 768 pixel. Trong khi đó, các model đắt tiền hơn mới được trang bị độ phân giải Full HD.

Một điểm cần lưu ý rằng sự lựa chọn về công nghệ 3D đối với TV Plasma rất hạn chế. Tất cả các model đang có trên thị trường hiện nay đều sử dụng công nghệ 3D chủ động, dùng với kính màn trập.

Tuy nhiên, bù lại cho điều này, sở hữu công nghệ màn hình Plasma với khả năng quét hình cao, độ tương phản rộng giúp cho việc trình diễn 3D trên Plasma tỏ ra ổn định và tốt hơn so với 3D LED. Hình ảnh nổi hiển thị mượt, không bị nhiễu, nhấp nháy và có góc nhìn cực rộng. Ví dụ, model 3D Plasma cao cấp như VT20 của Panasonic tỏ ra vượt trội về chất lượng hình ảnh so với nhiều đối thủ LED 3D khác.

Ngoài ra, với cùng một kích cỡ, lựa chọn TV 3D Plasma luôn rẻ hơn nhiều so với TV 3D LED. Ví dụ như cùng kích thước 42 inch, người dùng phải bỏ ra gần 24 triệu đồng cho mẫu 3D LED D6000 của Samsung thì với model Plasma PW450 của LG, khoản tiền bỏ ra chỉ là hơn 11 triệu đồng.

Ưu điểm của TV Plasma 3D chính là chất lượng hình ảnh và giá tiền. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này cũng có ít lựa chọn về mẫu mã, kiểu dáng cũng như kích thước màn hình so với TV 3D LED. Công nghệ màn hình Plasma cũng được cho là "ngốn" điện hơn LCD.

+Ưu điểm
- Không có hiện tượng chồng hình.
- Sử dụng kính màn trập nhưng không bị hiện tượng tối đen hình ở một số góc chết.
- Độ tương phản và độ sâu đen cao nhất trong dòng TV 3D.
- Góc nhìn rộng.
- Giá bán rất cạnh tranh.
+Nhược điểm
- Độ phân giải thấp hơn LED ở các model giá rẻ, kích cỡ 42 và 50 inch.
- Thiết kế dày, nặng nề hơn.
- Ngốn điện.
- Số lượng model hạn chế.
+Tổng quan
Với những người có đỏi hỏi cao về chất lượng, TV 3D dùng màn hình Plasma sẽ là lựa chọn tốt. Tuy nhiên để Plasma 3D có sức cạnh tranh với LED 3D thì cần có nhiều model hơn nữa.