Trải nghiệm ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary đầu tiên tại Việt Nam

Chắc hẳn ai trong giới nhiếp ảnh cũng biết, để có một bức ảnh đẹp phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: không gian thời gian, người chụp ảnh và cả thiết bị quay chụp như máy ảnh hay ống kính máy quay. Bài viết dưới đây sẽ đưa đến 1 cái nhìn tổng quan cho bạn về một thiết bị ống kính mới  lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, đó là ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary

1. Sơ lược về  ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary

Kết quả hình ảnh cho ống kính Sigma 56mm f/1.4 Contemporary

Đây là loại ống kính mới nhất đang rất được mong đợi trong năm 2018  thuộc dòng Contemporary của Sigma.

Những ống kính có chất lượng cao, khẩu độ lớn nhưng nhỏ gọn  phù hợp với các chiếc máy bé chính là dòng ống kính 'cứu cánh' cho các máy ảnh cảm biến APS-C của Sony.

Sigma 56mm f/1.4 là sản phẩm thứ 3 trong dòng sản phẩm này sau chiếc 16mm và 30mm. Với  tiêu cự dễ sử dụng, khẩu độ lớn nhưng với thiết kế siêu nhỏ gọn đây hẳn là  là 1 sản phẩm có thể thỏa mãn bất cứ vị khách khó tính nào

2. Cấu tạo cơ bản của ống kính

Ống kính này khi được gắn lên máy APS-C thì cho tiêu cự và khả năng xóa phông tương đương với ống kính 85mm f/2 trên máy ảnh Full-frame. rất hữu dụng trong chụp ảnh đời thường và đặc biệt là ảnh chân dung cho độ sáng và độ nét tối ưu.

Máy thu nhận được nhiều ánh sáng để tạo ra các bức ảnh với mức ISO thấp hơn, tốc độ màn trập cao hơn nhờ ống kính có khẩu độ lớn.

Về hệ thống thấu kính, ta có 10 thành phần kính được chia thành 6 nhóm, với một thành phần SLD để giảm thiểu viền xanh, ghosting. Phần khẩu có 9 lá, được bo tròn để tạo ra các bokeh 'mượt' hơn. Thân kính rất tốt giản, với vòng xoay chỉnh nét đã chiếm tới gần nửa được làm bằng cao su, rất nhám và xoay một cách nhẹ nhàng.

Với tốc độ lấy nét nhanh và chỉ tạo ra những tiếng động rất nhỏ khiến hệ thống lấy nét của 56mm f/1.4 rất tốt. Sony và Sigma đã hợp tác chặt chẽ hơn trong việc thiết kế ống kính, nên các sản phẩm mới được ra mắt này cũng đã hoạt động tốt hơn với hệ thống lấy nét lai, lấy nét mặt và mắt của các máy ảnh E-mount.

Ống kính này trên thực tế rất nhỏ gọn với kích thước chiều dài chỉ 6cm, nặng 280g và có thấu kính gắn filter lớn chỉ 55mm có thể dễ dàng tìm các kính lọc UV và ND để sử dụng.

Màu ảnh nhìn chung cũng khá trung tính, không bị ngả mạnh về bất cứ một hướng nào. Không dừng lại ở đó, với 11 lá khẩu thì ống kính cũng cho vùng mờ (bokeh) mượt mà, không bị vân hành hay viền quá nặng.

Chúng ta vẫn có thể tạo ra các bức ảnh dạng close-up đặc tả với khoảng cách lấy nét gần nhất của ống kính là 5cm, cho hệ số phóng đại là 0,14x, nhìn, nhưng chưa tới được mức macro.

Xuất hiện viền tím và viền xanh ở những vùng out-of-focus và không có khả năng chống rung quang học được coi là điểm yếu của ống kính cơ bản đó. Với Sony thì 2 chiếc A6000 và A6300 không có chống rung cảm biến, nên lúc mình sử dụng và quên để tốc độ phù hợp thì có xảy ra hiện tượng rung tay, làm mờ ảnh, sau đó đã phải chuyển sang tốc độ trên 1/100. Với A6500 cùng công nghệ IBIS thì ngưỡng này có thể 'du di' hơn, nhưng có thêm chống rung trên ống kính vẫn sẽ tốt hơn.

Mặc dù vẫn còn một số nhược điểm nhỏ, nhưng đây hoàn toàn là một ống kính cao cấp, với vỏ ngoài sang trọng tinh tế cùng chất lượng quang học đều rất tuyệt vời, Sigma 56mm f/1.4 ắt hẳn sẽ trở thành một lựa chọn khó có thể bỏ qua với những ai thích chụp chân dung sắc nét bằng máy ảnh dạng crop.

Mong rằng bài viết của vatgia.com trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn chiếc máy ảnh phù hợp để tạo ra những bức ảnh lung linh nhé.

Chưa có câu trả lời nào