Mua máy ảnh chơi tết chọn mua máy ảnh nào?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Canon G12, Nikon P7000 đề cao chất lượng ảnh, Panasonic FZ100 siêu zoom hay IXUS 1000HS thời trang nhưng mạnh mẽ là những model nổi bật nhất.

Nếu người dùng muốn chất lượng ảnh tốt thì các mẫu máy với cảm biến cỡ lớn như Canon G12, Panasonic LX5 hay P7000 của Nikon là những lựa chọn rất đáng giá. Trong khi đó, nếu đặt sự tiện lợi với dải zoom lớn hàng đầu thì FZ100 của Panasonic hay Fujifilm Finepix HS10 có thể những model đầu tiên được nghĩ đến.

Ngoài ra, cũng không thể quên Canon IXUS 1000HS với cảm biến tân tiến CMOS back-illuminated, zoom quang tới 10x và quay video Full HD trong một thân hình thời trang và rất nhỏ gọn.

Dưới đây là các mẫu máy rất đáng sở hữu trong dịp Tết này.

Canon PowerShot G12

Canon PowerShot G12.
Canon PowerShot G12. Ảnh: Tuấn Hưng.

G12 là phiên bản nâng cấp của model G11 với một số thay đổi về ngoại hình như bánh xe phía trước để điều chỉnh thông số phía trước và đặc biệt là màn hình lật xoay tiện dụng.

Không chạy theo điểm ảnh, G12 vẫn chỉ duy trì ở mức 10 Megapixel và bộ xử lý hình ảnh DIGIC 4 nhưng tiếp tục cải thiện chất lượng ảnh ở ISO cao qua hệ thống HS hỗ trợ ISO lên tới 12.800.

G12 có giá bán tham khảo tại Việt Nam là 14,45 triệu đồng (hàng chính hãng) hoặc gần 11 triệu đồng (hàng xách tay).

Panasonic Lumix DMC-LX5

Panasonic Lumix DMC-LX5. Ảnh: Tuấn Hưng.
Panasonic Lumix DMC-LX5. Ảnh: Tuấn Hưng.

Lumix LX5 sở hữu cảm biến 1/1,63 inch Type CCD độ phân giải 10,1 Megapixel, chip xử lý hình ảnh Venus Engine FHD và ống kính góc rộng 24mm zoom quang 3,8x, độ mở F2.0-3.3 tối ưu cho máy khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu. Lumix LX5 cũng nổi bật với khả năng hỗ trợ độ nhạy sáng (ISO) lên tới 12.800 và khả năng quay video HD 720p định dạng AVCHD Lite.

Máy có giá bán tại Việt Nam khoảng 11,7 triệu đồng (hàng xách tay).

Hiện tại, đàn anh của LX5 là LX3 tại Việt Nam cũng đã giảm giá còn khoảng gần 8 triệu đồng (hàng xách tay). Model liên tục dẫn đầu trong bảng xếp hạng các máy compact bán chạy nhất hàng tháng năm 2009 và nửa đầu năm 2010 của Cnet vẫn là lựa chọn tốt cho người sử dụng.

Nikon Coolpix P7000

Nikon Coolpix P7000.
Nikon Coolpix P7000.

Nikon Coolpix P7000, model nhằm cạnh tranh trực tiếp với dòng G của Canon. Máy hỗ trợ đầy đủ các chế độ chỉnh tay như DSLR và một loạt các tính năng tiên tiến của dòng máy bỏ túi cao cấp như zoom quang 7,1x (28 – 200mm) với độ mở f/2.8 – 5.6, dải zoom lý tưởng cho các mục đích thông dụng hàng ngày.

Cảm biến CCD 10 triệu điểm ảnh với kích thước khá lớn 1/1,7 inch cũng khiến chất lượng ảnh và khả năng khử nhiễu từ P7000 tốt. Màn hình LCD của máy có kích thước 3 inch với độ phân giải lớn tới 921.000 điểm ảnh.

Máy hiện đang được bán tại Việt Nam với giá tham khảo khoảng 11 triệu đồng.

Canon IXUS 1000 HS

Canon IXUS 1000 HS.
Canon IXUS 1000 HS. Ảnh: Tuấn Hưng.

Khác hẳn với các mẫu máy trên, 1000HS sở hữu cảm biến tiên tiến CMOS back-illuminated kích thước 1/2,3 inch độ phân giải 10 Megapixel. Điểm mạnh nhất của mẫu máy này nằm ở zoom quang 10x, khả năng quay video Full HD trong một thân hình rất nhỏ gọn và thời trang.

Tốc độ chụp của IXUS 1000 HS cũng khá cao cho một chiếc máy compact với 3,7 hình một giây với độ phân giải 10 Megapixel. Nếu giảm độ phân giải xuống 2,5 Megapixel, tốc độ có thể đạt 8,8 hình một giây.

Canon IXUS 1000 HS đang được bán tại Việt Nam với giá 10,45 triệu đồng (hàng chính hãng) và khoảng 7 triệu đồng (hàng xách tay).

Panasonic Lumix FZ100

Panasonic Lumix FZ100 có cấu hình tương tự V-lux 2. Ảnh:   Photokina-show.
Panasonic Lumix FZ100 có cấu hình tốt Ảnh: Photokina-show.

Nếu người dùng muốn lựa chọn các dòng siêu zoom mạnh mẽ và mang nét "hầm hố" của DSLR thì FZ100 là một lựa chọn tốt cả về ngoại hình lẫn "chất" ở bên trong.

Lumix FZ100 của Panasonic trang bị ống kính siêu zoom của Leica, DC Vario – Elmarit 24x (25-600mm f/2.8 – 5.2), cảm biến CMOS 14,1 triệu điểm ảnh, FZ100 hỗ trợ ảnh RAW, ISO 80 – 1.600, màn LCD 3 inch 460.000 điểm ảnh và quay phim Full HD 1080p với tốc độ 30 khung hình/giây kèm tính năng thu âm lọc tạp Wind Cut.

Theo đánh giá của Dpreview, chất lượng ảnh của FZ100 thực tế tỏ ra khá tốt với nhiễu được kiểm soát gần như hoàn hảo ở mức ISO dưới 200. Quang sai màu cũng được thể hiện trên mức trung bình. Hệ thống chống rung làm việc hiệu quả.

Panasonic Lumix FZ100 đang được bán tại Việt Nam với giá khoảng 10 triệu đồng.

Fujifilm Finepix HS10

Fujifilm Finepix HS10 có zoom quang tới 30x. Ảnh:   Letsgodigital.
Fujifilm Finepix HS10 có zoom quang tới 30x. Ảnh: Letsgodigital.

Ngoài Panasonic Lumix FZ100, Fujifilm Finepix HS10 cũng là một model siêu zoom rất đáng chú ý tiếp theo với với zoom quang 30x (24 – 720mm f/2.8-5.6) với cơ chế xoay cơ học như trên các ống kính rời thực thụ nên nhanh và chuẩn hơn. Máy cũng sử dụng cảm biến tân tiến CMOS back-illuminated giúp xử lý ảnh ở ISO cao tốt và tốc độ chụp nhanh hơn. Máy có ISO 100 – 6.400, hỗ trợ ảnh RAW, quay phim full-HD 1080p, màn hình LCD lật 3 inch và sử dụng pin AA.

Finepix HS10 cho chất lượng ảnh tốt trong điều kiện đủ sáng với màu sắc tươi tắn, hơi thiên ánh xanh đặc trưng từ những thế hệ phim Fujifilm, tốc độ hoạt động và tốc độ lấy nét khá nhanh và chính xác, đặc biệt là việc tích hợp nhiều hiệu ứng độc đáo như tự động xóa đối tượng chuyển động trong ảnh phong cảnh, chụp liên tiếp các hành động liền nhau.

Máy hiện có giá trên thị trường vào khoảng hơn 8 triệu đồng.

Nguồn: sohoa

hehehehe
hehehehe
Trả lời 13 năm trước

Trong một thân máy khá gọn, bạn sẽ nhận được ở chúng những tính năng “pro” như phơi sáng chỉnh tay, chụp ảnh RAW... Đặc biệt như ứng viên mới nhất của Olympus, model E-P1 còn cho phép đổi ống kính.

Trước đây, thời máy ảnh phim, các tay máy chuyên nghiệp thường phải trang bị tới hai máy, một chiếc ống kính rời (SLR) cho công việc và một chiếc máy ảnh nghiệp dư (compact) nhỏ gọn cho chụp ảnh thoải mái hằng ngày. Tuy nhiên, đến thời máy ảnh số, có khá nhiều lựa chọn ở khoảng giữa hai chủng lọai máy ảnh không chuyên và bán chuyên này (dựa trên kích cỡ cảm biến và bộ tính năng). Chọn dòng bán chuyên bạn sẽ có một chiếc có thân máy khá nhỏ gọn mà nhiều tính năng nâng cao thường gặp ở máy chuyên nghiệp D-SLR.

Nếu cần tìm một chiếc bán chuyên khá nhẹ mà có ống kính với góc chụp siêu rộng, hãy nghĩ đến chiếc Panasonic LX3 có ống kính 24mm. Nếu bạn là fan của máy ảnh D-SLR Olympus và tìm kiếm một chiếc nhỏ gọn hơn dòng này, hãy quan tâmtới chiếc E-P1 mới nhất cho phép bạn dùng thêm ống kính Four Thirds thông qua một cơ cấu adapter.

Chiếc Nikon CoolPix P6000 hấp dẫn bởi tính năng định vị toàn cầu GPS cung cấp các thông tin về địa lý. Canon PowerShot G10 là lựa chọn nổi bật nhất nếu xét một cách toàn diện khi bạn không quan tâm lắm đến khả năng thay đổi ống kính. Với tiêu chí chụp hình tốt trong các điều kiện thiếu sáng, Fujifilm FinePix F200EXR là một trong những ứng viên xuất sắc nhất.

Olympus E-P1

E-P1 sử dụng công nghệ Micro Four Thirds giúp thân máy nhỏ gọn so với các máy D-SLR thông thường và cho khả năng ghép thêm ống kính Four Thirds. Là bản kỹ thuật số của dòng máy ảnh phim D-SLR Pen F ra đời từ năm 1959 (máy này cho phép chụp được 72 kiểu ảnh trên 36 phim loại 35mm), E-P1 có ngoại hình khá giống Pen F trừ gờ nổi bọc da. Nó cũng dập khuôn giao diện và nhiều tính năng chỉnh tay vốn chỉ có ở các máy ảnh chuyên D-SLR đời mới cùng hãng.

Canon PowerShot G10

Ưu điểm của G10 là dễ dàng truy cập các cài đặt ở mặt trên của máy, ống kính góc rộng 28mm, ảnh cho màu sắc tự nhiên và tốc độ chụp khá nhanh. Ngược lại, nó bị chê là thân máy hơi thô và nặng, không có nhiều cải tiến lớn về tính năng so với G9. Tuy nhiên, G10 vẫn là đối thủ đáng gờm nhất của Lumix LX3 và những model bán chuyên khác chủ yếu là chất lượng hình ảnh. Dù bộ tính năng không thay đổi nhiều, sản phẩm vẫn đủ làm hài lòng những người đang tìm kiếm một máy ảnh nhỏ gọn có nhiều tính năng cài đặt của máy D-SLR.

Panasonic Lumix DMC-LX3

Thế mạnh của LX3 là khả năng chụp được ảnh phân giải cao ở nhiều kích cỡ, khẩu độ mở ống kính tới F2.0, các chế độ cài đặt lại tùy chọn nâng cao cho người dùng và cảm biến ảnh lớn cho ảnh ấn tượng.

Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm là ảnh khổ 16:9 không thể đạt độ phân giải tối đa, dùng nắp ống kính có thể gặp một số phiền toái và phần mềm xử lý ảnh RAW có sẵn chưa đạt yêu cầu. Dẫu vậy, LX3 vẫn được coi là một lựa chọn tốt nhờ bộ tính năng vượt trội hơn bất kỳ máy ảnh ngắm chụp (point-and-shot) thông thường nào.

Nikon Coolpix P6000

P6000 có thiết kế chuyên nghiệp, tính năng thêm thông tin vật lý (định vị GPS) khá dễ dùng, hai chế độ mặc định cho người dùng, thực thi khá nhanh và cho phép dùng cổng LAN để tải ảnh. Nhưng bạn sẽ khá mất thời gian để khóa chế độ GPS và ảnh RAWđược hỗ trợ bởi phần mềm ViewNX độc quyền của hãng, trong khi chất lượng ảnh là chấp nhận được nhưng chưa phải là ấn tượng lắm so với các model cùng loại. Có thể coi tính năng GPS trong P6000 là một dấu ấn khá thú vị của Nikon, nhưng ở tầm này bạn vẫn còn nhiều lựa chọn sáng giá hơn.

Fujifilm FinePix F200EXR

Sản phẩm cho ảnh đẹp cả ở những mức nhạy sáng cao; công tắc chuyển chế độ cài đặt làm việc chính xác và cho dải động rộng. “Gót chân Achilles” của F200EXR là có thiết kế dập khuôn nhàm chán, chức năng phơi sáng chỉnh tay hạn chế và thiếu chức năng quay video độ nét cao. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những máy ảnh compact hạng trung tốt nhất từng thấy, đặc biệt là chất lượng ảnh đẹp đến khó tin.

hoa lan
hoa lan
Trả lời 13 năm trước

Top 5 máy ảnh DSLR bình dân

Trong danh sách này, Canon 500D và Nikon D5000 hỗ trợ quay video HD còn Sony Alpha A380, Canon 1000D hay Olympus E-620 lại đơn giản, dễ chụp.

Điểm mạnh của DSLR so với các máychụp tựđộnglà cho phép thay đổi tốc độ chụp cũng như khẩu độ, ngoài việc có thể sử dụng các ống kính khác nhau để có các bức ảnh hoàn hảo nhất trong mọi điều kiện chụp.

Nhưng nếu là một người nghiệp dư, bạn chưa cần thiết phải nâng cấp lên DSLR cao cấp như Nikon D3x. Một chiếc entry-level là sự lựa chọn phù hợp cho những bước khởi điểm. Nhưng gần đây, nhiều máy DSLR dành cho người mới chơi cũng đã được trang bị khả năng quay video độ phân giải cao - tính năng trước vốn xuất hiện trên một vài thiết bị tầm trung.

Dưới đây là một số ví dụ, giá đã được đổi tương đương sang đồng Việt Nam.

Canon EOS 500D

EOS 500D nổi bật với khả năng quay phim Full HD, bên cạnh màn hình LCD độ phân giải cao. Tốc độ chụp ảnh và xử lý các tác vụ nhanh, chất lượng ảnh tốt. Hạn chế của 500D là các điểm lấy nét nhỏ, khó nhìn rõ. Việc quay phim trên máy chưa mượt mà bởi nó chỉ hỗ trợ tốc độ 20 khung hình/giây.

Giá hàng xách tay dao động từ 16 đến 20 triệu đồng, tùy loại có hoặc không bao gồm cả ống kít.

Nikon D5000

Nikon D5000 hỗ trợ nhiều chế độ chụp. Khả năng xử lý công việc mượt mà, chất lượng ảnh tốt, đáng tiền. Chiếc máy này có thiết kế khác hẳn với các DSLR cùng loại ở màn hình LCD có chốt lật ở dưới. Mặc dù hỗ trợ quay phim nhưng chất lượng chỉ ở mức trung bình. Một nhược điểm khác là điểm lấy nét dễ bị thay đổi.

Giá tham khảo cả bộ (body và lens kit) 18 triệu đồng (hàng xách tay).

Sony Alpha DSLR-A380

A380 mới được công bố hôm qua cùng hai mẫu khác là A230 và A330. So với các đối thủ từ Nikon và Canon, A380 không hỗ trợ quay phim, máy có màn hình LCD 2,7 inch, cảm biến 14,2 Megapixel.

Giá dự kiến: 15,3 triệu đồng.

4. Olympus E-620

E-620 ăn điểm ở thiết kế nhỏ gọn, nhưng lại hỗ trợ các tính năng cao cấp của dòng bán chuyên. Máy có chống rung thân máy, màn hình xoay cho phép chụp nhiều góc độ. Ngoài ra, đây còn là thiết bị hỗ trợ tính năng "Art Scene" (xử lý ảnh ngay trực tiếp mà không cần đến máy tính) như thêm màu, làm mờ nét hay chụp chồng hình.

Giá dự kiến: 12,6 triệu đồng (hàng xách tay).

Canon EOS 1000D (đánh giá của độc giả: 7,8/10)

EOS 1000D là sự lựa chọn hợp lý dành cho người mới bắt đầu dùng DSLR, mặc dù máy còn một vài điểm hạn chế, như thiếu tùy chỉnh ISO cao, đo sáng điểm và không có chống rung trên thân máy. Tuy nhiên, ưu điểm là chất lượng ảnh tốt và giá bán hợp lý.

Giá tham khảo: 8,8 triệu đồng cho body, 10 triệu cho bộ gồm cả ống kính (hàng xách tay).