Ý kiến khi sử dụng máy ảnh Sony CyberShot T10

mình đang dùng con máy ảnh này mà thấy chê nhiều hơn khen,được mỗi cái chụp ngoài trời còn đẹp chứ ko tự động lấy sáng được , chụp buổi tối hoặc ở trong hang động chả được kiểu nào ra hồn cả.hic hic,mua rồi giờ thấy tiếc ghê.
c_con_zip
c_con_zip
Trả lời 16 năm trước
Bạn ơi review về sản phẩm cho mọi người cùng biết với. Tớ mới đọc trong số hóa thế này [quote]Sony T10 - tài sắc vẹn toàn Với ngoại hình thời trang mảnh dẻ, thiết kế tinh tế, cho tốc độ thực thi nhanh nhạy và chất lượng ảnh tươm tất, T10 nằm trong nhóm các máy ảnh số nhỏ gọn không đặt người dùng vào bài toán phải lựa chọn một trong hai yếu tố ngoại hình hoặc chất lượng. Bốn màu trẻ trung. Ảnh: PClab. Từ khi Sony tung ra thị trường serie T cách đây vài năm, người dùng chuộng tiêu chí mảnh mai, nhỏ gọn dường như không cưỡng lại được sức quyến rũ của nó. Lần này, Sony tiếp tục nâng cấp dòng họ này với một phiên bản 7,2 Megapixel, chiếc Cyber-shot DSC-T10, nằm ở khoảng giữa chiếc DSC-T9 6 "chấm" và DSC-T30 7 "chấm". Tuy T10 không có mặt vỏ sau bằng thuỷ tinh bóng bảy, hoặc màn hình LCD 3 inch của T30, nhưng hầu hết các tính năng khác đều khá tương tự và trông nó xinh và hơn với màn hình LCD 2,5 inch. Để tăng thêm thú vị, Sony còn đưa ra tới 4 lựa chọn màu vỏ cho T10, bao gồm đen, hồng, bạc và trắng. Thiết kế Trừ cảm biến ảnh CCD 7,2 Megapixel, Sony Cyber-shot DSC-T10 dập khuôn DSC-T9 về thiết kế, từ nắp bảo vệ ống kính rộng bằng thân máy kiểu trượt đảm nhiệm thêm chức năng tắt và mở máy, đến các bố trí panel điều khiển phía sau và cả màn hình LCD 2,5 inch, 230.000 pixel. Một ưu điểm là khi nắp ống kính được đẩy xuống, nó tạo ra một góc vuông khá sâu làm chỗ bám cho ngón tay, và thích hợp cho cả những người có ngón tay cỡ vừa. Một nút nhỏ nằm bên phải nút chụp là để điều khiển hệ thống ổn định ảnh quang học - được Sony đặt tên là Super SteadyShot. Thật thú vị là T10 cho phép chụp ảnh khá tốt ở các tốc độ mở cửa trập chậm hơn. Ví dụ, bạn sẽ dễ dàng thu được các hình ảnh sinh động, sắc nét ở tốc độ mở 1/20 giây khi bật chế độ ổn định ảnh, trong khi nhiều trường hợp thường ở tốc độ mở cửa trập 1/60 giây ảnh đã rất nhoà mờ. Tính năng Hãng điện tử xứ hoa anh đào trang bị cho máy khá nhiều chế độ chụp lập trình sẵn cho từng điều kiện, tình huống đặc biệt, cũng như một chế độ tự động hoàn toàn để bạn hoàn toàn thảnh thơi bởi không phải lo lắng về cân bằng trắng, phơi sáng và lấy nét. Cùng với các chế độ tự động lấy nét thông thường, bạn cũng có thể cài đặt máy ảnh với một khoảng tiêu cự nhất định, có thể tính theo mét chứ không phải là đơn vị "feet". Có lẽ chủ trương của Sony là làm sống dậy hệ đo Mét phổ biến nhất trong các giáo trình phổ thông ở nhiều quốc gia trên thế giới. Màn hình 2,5". Như các bậc tiền bối, DSC-T10 sử dụng ống kính Carl Zeiss F3.5-to-F4.3 zoom quang 3x, tương đương 38 - 114 mm. Nhiều máy ảnh hiện nay bao gồm cả góc ngắm rộng, cho độ mở tối đa rộng hơn, trợ giúp khi chụp điều kiện sáng thấp. Có lẽ người dùng nên chờ đợi tính năng này ở các phiên bản tiếp theo. Tuy nhiên, ống kính này đã làm được một điều, tối thiểu hoá hiện tượng vỡ màu, tạo quầng khi chụp ảnh ở những vùng ảnh sáng nhất. Tốc độ thực thi Như các máy ảnh thời trang dòng T, DSC-T10 cũng tỏ ra khá nhanh nhẹn. Nó chỉ cần 1,4 giây để khởi động và chụp bức ảnh đầu tiên, và sau đó là 1,6 giây cho mỗi bức tiếp không khi không bật flash. Với đèn flash bật, khoảng thời gian chờ giữa các bức ảnh chậm đi trông thấy, chừng 2,38 giây/bức, nhưng vẫn còn được đánh giá là khá tốt. Kết nối với màn hình ngoài. Trễ mở cửa trập của T10 thực sự là thông số gây ấn tượng, chỉ 0,5 giây cho các bức ảnh tương phản cao và 1,45 giây cho các bức tương phản thấp. Chế độ chụp liên tiếp là buồn nhất, vì nó chỉ đạt tốc độ trung bình 1,28 hình/giây khi chọn độ phân giải ảnh JPEG là VGA và 1,35 hình/giây với ảnh JPEG 7,2 Megapixel. Dù sao, đối với một máy ảnh siêu mảnh mai như T10 thì chắc chắn bạn không nên kỳ vọng quá nhiều. Chất lượng ảnh Chất lượng ảnh do Sony Cyber-shot DSC-T10 tạo ra đủ làm người ta hài lòng, đặc biệt xét ở góc độ một máy ảnh bỏ túi. Nó cho màu sắc chính xác, thỉnh thoảng hơi mờ, nhưng nhiễu được ghim ở trong mức cho phép kể cả ở các mức nhạy sáng ISO cao nhất. Ảnh tạo ra rõ ràng, chi tiết ở cả hai mức ISO 80 và ISO 100. Nhiễu nhiều hơn ở ISO 200, nhưng tính chi tiết vẫn được đảm bảo. Ở ISO 400, nhiễu ở mức có thể nhìn thấy và bắt đầu làm giảm tính chi tiết, chẳng hạn như trên quần áo hay mái tóc. Ở ISO 800, nó đánh mất tính chi tiết đi trông thấy, màu sắc đã bắt đầu sai lệch và nhiễu làm vỡ hạt xuất hiện nhưng vẫn tạm chấp nhận được cho các bức ảnh in khổ nhỏ hơn giấy Letter. Còn ở mức ISO 1.000, nhiễu đáng báo động, nhưng vẫn có cho phép in các bức ảnh 10 x 15 cm dù không nét nhưng chất nhận được. Màu hồng trẻ trung. Nếu bạn đã sử dụng Sony DSC-T9 thật khó có lý do nào đủ sức thuyết phục để bạn phải từ bỏ nó và đến với DSC-T10, ngoại trừ bạn cần một bức ảnh có độ nét cao hơn. Nhưng nếu bây giờ mới có điều kiện sắm chiếc máy ảnh số đầu tiên lại khá rủng rỉnh hầu bao, bạn có thể coi T10 là ứng viên không tồi. Bởi dù là một máy ảnh mảnh mai gọn nhẹ, T10 không đẩy người dùng đến bài toán cân đo giữa ngoại hình và chất lượng, vì nó tỏ ra xuất sắc cả trên hai phương diện tốc độ thực thi và chất lượng ảnh so với các máy ảnh cùng loại. Trong khi thông thường, nhiều người vì chuộng tính thời trang mà phải hy sinh cả những tiêu chí quan trọng nhất là sự nhanh nhạy và chất lượng hình ảnh. Duy Tiến (theo Cnet)[/quote] Nghe cũng ổn đấy chứ nhỉ