Nằm trong phân khúc entry-level dành cho đối tượng khách hàng tầm trung, đây là hai đối thủ khá được quan tâm đối với những ai đang muốn bước chân vào nhiếp ảnh.
Về thiết kế, D5300 không có nhiều điểm ấn tượng so với những chiếc entry-level cùng phân khúc. Tuy vậy, đây là chiếc DSLR đầu tiên của Nikon được tích hợp cùng lúc hai công nghệ là kết nối Wifi và định vị GPS. Vi xử lý được sử dụng trên D5300 là Expeed 4, hiệu năng tốt hơn nhiều so với Expeed 3 trên D5200.
Việc loại bỏ bộ lọc low-pass trên D5300 đem lại độ sắc nét tốt hơn hẳn cho ảnh mà không hề ảnh hưởng đến việc giảm nhiễu nhờ khả năng vận hành tốt của bộ vi xử lý mới.
LCD 3”2 của D5300 cũng lớn hơn so với người tiền nhiệm. Máy sử dụng cảm biến 24.2MP, ISO hỗ trợ tương đối cao từ 100 tới 12800. Khả năng quay phim cũng khá ấn tượng với định dạng FullHD và tốc độ 60fps.
Hiện tại bạn có thể sở hữu Nikon D5300 với giá khoảng 12 triệu đồng.
Nhắm tới đối tượng người dùng vừa đặt chân vào lĩnh vực nhiếp ảnh, Sony A65 có phần vỏ bằng nhựa, nhẹ và dĩ nhiên không có khả năng chống nước, chống bụi. Máy cũng sử dụng màn hình lật 2 chiều, tuy nhiên khác với D5300, máy không có Viewfinder quang học mà sử dụng dạng OLED với độ phân giải tương tự như A77 cùng hãng.
Là dòng máy giá rẻ nên A65 sử dụng cảm biến crop CMOS APS-C. Độ phân giải của cảm biến này cũng chênh nhau không nhiều so với D5300 (24MP so với 24.2MP).
Về số điểm lấy nét, A65 không quá ấn tượng với chỉ 15 điểm AF với 1/5 trong số đó là dạng cross-type. ISO range của máy khá tốt, từ 100 tới 25600 khi để tối đa. Tốc độ burst của mẫu máy này khá ấn tượng với 10 shot/s. Tốc độ màn trập nhanh nhất mà A65 có thể thao tác là 1/4000.
Khả năng quay video của A65 cũng không hề thua kém so với đối thủ. Ở định dạng FullHD, máy có thể quay mượt mà với tốc độ 60fps.
Giá hiện nay của sản phẩm này trên thị trường là khoảng 17 triệu đồng.
Bảng sau sẽ cho chúng ta chi tiết về thông số của hai chiếc DSLR này: