Máy ảnh DSLR nào được dân chuyên nghiệp tin tưởng nhất?

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước

Đứng đầu vẫn là hai tên tuổi thống lĩnh thị trường, Canon và Nikon, với mỗi hãng 10 model được dân chuyên nghiệp đánh giá cao.

Theo sau là các hãng như Olympus, Pentax hay Sony. Tất nhiên không thể không kể tới tên tuổi Leica dù hãng này chuyên sản xuất các dòng nhỏ gọn.

Dưới đây là những dòng máy DSLR mà giới chuyên nghiệp đánh giá cao. Danh sách này do Pocket-lint công bố.

Canon

Canon có đủ các máy DSLR từ bình dân tới cao cấp. Do có lịch sử lâu dài từ thời máy phim, nên người dùng hãng này có cơ hộ tận dụng kho ống kính phong phú của hãng.

Dù ra đời đã lâu nhưng đây vẫn thuộc thế hệ full-frame cao cấp nhất tính đến thời điểm hiện tại, Series 1 có hai dòng full-frame và APS-H phân biệt bằng chữ s đứng phía sau. 1Ds Mark III có cảm biến 21 triệu điểm ảnh, tốc độ chụp liên tục 5 khung hình/giây, khung đo sáng 63 điểm và hệ thống lấy nét 45 điểm.
Thấp cấp hơn một chút là phiên bản Mark II với cảm biến full-frame 16,7 triệu điểm ảnh, tốc độ chụp liên tục 4,5 khung hình/giây, khung đo sáng 21 điểm và hệ thống lấy nét 45 điểm. Dù cồng kềnh nhưng màn LCD thời đó của phiên bản này chỉ rộng 2 inch.
Đây là thế hệ Full Frame cao cấp đầu tiên của hãng với cảm biến chỉ 11,1 triệu điểm ảnh, tốc độ chụp liên tục 4 khung hình/giây, khung đo sáng 21 điểm và hệ thống lấy nét 45 điểm.
Cũng thuộc dòng chuyên nghiệp nhưng thấp cấp hơn hẳn, series 7 là mới nhất trong dòng máy DSLR của hãng với cảm biến APS-C 18 triệu điểm ảnh, quay phim Full HD 1080p 30 khung hình/giây, khung nhìn 100%, tốc độ chụp liên tục lên tới 8 khung hình/giây, khung đo sáng 63 điểm và hệ thống lấy nét 19 điểm.
Series 5 là dòng Full-Frame nhỏ gọn thay thế cho series 1 cồng kềnh nhưng vẫn không kém phần chuyên nghiệp. 5D Mark II là phiên bản đình đám nhất của Canon bởi lần đầu tiên có một DSLR Full Frame quay phim Full HD ra mắt. Phiên bản này có cảm biến 21,1 triệu điểm ảnh, khung ngắm quang 98%, tốc độ chụp liên tục 3,9 khung hình/giây, khung đo sáng 35 điểm và hệ thống lấy nét 15 điểm (9 điểm nét và 6 điểm phụ trợ).
Là phiên bản đầu tiên thuộc series 5 Full-Frame, 5D có cảm biến 12,8 triệu điểm ảnh, màn LCD chỉ 2,5 inch, tốc độ chụp liên tục 3 khung hình/giây, khung đo sáng 35 điểm và hệ thống lấy nét 15 điểm (9 điểm nét và 6 điểm phụ trợ).
Phiên bản series 1 mới nhất ra đời 2009, 1D Mk IV có cảm biến nhỏ hơn Full Frame (APS-H, nhân hình 1,3) 16,1 triệu điểm ảnh, quay phim HD, khung ngắm quang 100%, tốc độ chụp liên tục 10 khung hình/giây, khung đo sáng 63 điểm và hệ thống lấy nét 45 điểm.
Thấp cấp hơn Mark IV là Mark III đời cũ hơn (2007) với cảm biến 10,1 triệu điểm ảnh, các tính năng khác như tốc độ, hệ đo sáng và lấy nét khá tương tự với 10 khung hình/giây, khung đo sáng 63 điểm và hệ thống lấy nét 45 điểm.
Mark II N được cải tiến từ Mark II với màn hình LCD lớn hơn và tốc độ xử lý nhanh hơn. Có cảm biến 8,2 triệu điểm, phiên bản này có tốc độ chụp liên tục 8,5 khung hình/giây, khung đo sáng 21 điểm và hệ thống lấy nét 45 điểm.
Là dòng cao nhất trong phân khúc bình dân xxxD, 550D ra đòi trong năm nay với cảm biến APS-C 18 triệu điểm ảnh, quay video HD, màn LCD 3 inch với chế độ xem sống. Máy có tốc độ chụp liên tục 3,7 khung hình/giây, khung đo sáng 63 điểm và hệ thống lấy nét 9 điểm.
Mới nhất trong dòng trung cấp xxD, 50D có cảm biến APS-C 15,1 triệu điểm ảnh, màn LCD 3 inch với chế độ LiveView nhưng không có chức năng quay video. Máy có tốc độ chụp liên tục 6,3 khung hình/giây, khung đo sáng 35 điểm và hệ thống lấy nét 9 điểm.

Thấp cấp hơn một chút trong dòng trung cấp là 40D và 30D với các tốc độ chụp liên tục 6,3 và 5 khung hình/giây, khung đo sáng 35 điểm và hệ thống lấy nét 9 điểm.

(Theo sohoa)

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước

Nikon

Tương tự như Canon, Nikon với truyền thống sản xuất máy ảnh và kho ống kính khổng lồ là một lựa chọn sáng giá cho không chỉ những người mới làm quen với DSLR mà cả những tay máy chuyên nghiệp bởi chất lượng ngoại hạng của các phiên bản cao cấp.

Là phiên bản hầm hố nhất tính đến thời điểm này, D3s quay phim với độ phân giải HD 720p, cảm biến Full Frame 12,1 triệu điểm ảnh, ISO tới 102.400, tốc độ chụp liên tiếp 9 khung hình/giây và hệ thống lấy nét 51 điểm.
Đây là một phiên bản biến thể thuộc dòng D3 nhưng đã bị bỏ đi chức năng quay video, bù lại là độ phân giải lên 24,4 triệu điểm. Máy có tốc độ chụp liên tiếp 5 khung hình/giây và hệ thống lấy nét 51 điểm.
Ra đời năm 2007, D3 là dòng chuyên nghiệp nhất và được thiết kế tối ưu nhất, vì thế mà các phiên bản sau chỉ cải tiến chút ít về tính năng. Máy có cảm biến Full Frame 12,1 triệu điểm ảnh, khung ngắm quang 100%, màn LCD 3 inch, tốc độ chụp liên tiếp 9 khung hình/giây và hệ thống lấy nét 51 điểm.
Khá tương đồng về tính năng, chỉ khác chút ít về độ phân giải, hệ thống xử lý nét tương phản, chế dộ chụp đen trắng…, D2xs và D2x đều có tốc độ chụp liên tiếp 5 khung hình/giây và hệ thống lấy nét 11 điểm.
Tương tự như series 5 của Canon, D700 là dòng Full Frame bình dân hơn của Nikon với cảm biến 12 triệu điểm ảnh, có chức năng LiveView dù không quay video, khung ngắm quang 96%, tốc độ chụp liên tiếp 8 khung hình/giây và hệ thống lấy nét 51 điểm.
Khác biệt chỉ ở chế độ quay phim, D300 và D300s là những phiên bản dòng cảm biến DX (nhân hình 1,5) tiên tiến với 12 triệu điểm ảnh, màn LCD 3 inch, tốc độ chụp liên tiếp 8 khung hình/giây và hệ thống lấy nét 51 điểm.
Thấp cấp hơn một chút là D200 ra đời từ những năm 2005. Máy có cảm biến 10,2 triệu điểm ảnh, màn LCD 2,5 inch, ISO 3200, tốc độ chụp liên tiếp 5 khung hình/giây và hệ thống lấy nét 11 điểm.
Là một trong những phiên bản DSLR đầu tiên quay phim, D90 có thể quay HD 720p 24 khung hình/giây nhưng chỉ thu âm mono thay vì stereo. Máy có cảm biến APS-C 12,3 triệu điểm ảnh, tốc độ chụp liên tiếp 5,5 khung hình/giây và hệ thống lấy nét 11 điểm.

(Nguồn sohoa)

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước

Leica

Không đi vào dòng máy DSLR cồng kềnh, Leica chú tâm phát triển các dòng máy nhỏ range finder của mình lên thời kỹ thuật số nhưng vẫn xứng tầm là các phiên bản đẳng cấp cao, không phải là dễ với tay với đại đa số người chụp ảnh, kể cả giới chuyên nghiệp.

Cao cấp nhất phải kể tới là dòng M9 nhỏ gọn nhưng vẫn có cảm biến Full Frame 18,5 triệu điểm ảnh, màn LCD 2,5 inch, ISO 80 – 2.500 và thậm chí còn không có cả đèn flash. Nhưng mức giá của phiên bản này cũng lên tới 9.000 USD, hơn cả các dòng cao cấp nhất của cả Nikon và Canon.
Hai dòng rangefinder thấp cấp hơn một chút là M8 và M8.2, vốn gần như tương tự nhau, chỉ khác biệt một số về hình dáng bên ngoài. Cảm biến nhân hình 1.33x với phân giải 10,3 triệu điểm ảnh, dòng M8 phù hợp với đối tượng ít cầu kỳ hơn.

X1 thuộc phân khúc bình dân của Leica nhưng vẫn thuộc hàng khủng nếu so về giá với các dòng chuyên nghiệp khác. Nhỏ như máy du lịch nhưng X1 cũng có cảm biến APS-C 12,2 triệu điểm ảnh, các tính năng chỉnh tay chuyên nghiệp và cơ chế ổn định hình ảnh hiệu quả.

Olympus

Olympus E3.
Olympus E3.

Góp mặt duy nhất cho Olympus trong dòng chuyên nghiệp là phiên bản E3 ra đời từ những năm 2007. Đây là phiên bản thuộc dòng Four Thirds (cảm biến nhân hình 2x) 19,1 triệu điểm ảnh, chống rung cảm biến, mànLCD 2,5 inch, tốc độ chụp liên tục 5 khung hình/giây và hệ thống lấy nét 11 điểm.

Pentax

Cũng là một tên tuổi khá lâu đời từ thời máy phim, Pentax cũng có lợi thế là số lượng ống kính khá lớn giúp người dùng có thể tự do nâng cấp hay lựa chọn kể cả với máy phim hay DSLR. Tuy nhiên, Pentax cũng bớt mặn mà dần với dòng chuyên nghiệp, hiện chỉ có K7 và K20D là đại diện cho thương hiệu này.

K7 là phiên bản mới nhất ra đời 2009 với cảm biến APS-C 14,5 triệu điểm ảnh, màn LCD 3 inch, quay phim HD 720p, khung ngắm quang 100%, tốc độ chụp liên tục 5,2 khung hình/giây và hệ thống đo sáng 77 vùng.
Thấp cấp hơn K7, K20D ra đời trước đó một năm với cảm biến 14,6 triệu điểm, màn LCD 2,7 inch, tốc độ chụp liên tục 3 khung hình/giây và hệ thống đo sáng 16 vùng.

(Theo sohoa)