Phân vân quá, ko biết nên chọn máy nào: CANON EOS 40D hay NIKON D80?

Em chào các anh chi em đang định nua 1 cái máy ảnh số nhưng em đang phân vân giữa CANON EOS 40D và NIKON D80 . xin anh chị cho biết những tính nổi trội của 2 máy ảnh nói trên ? tương thích với nhưng loại ống kính nào ? ưu, nhược diểm ,về độ phân giải ? cả 2 máy trên có được trang bị hệ thống làm sạch bụi cho cảm biến ko .Theo anh chị thì em lên chọn cái nào, đây là lần đầu tiên em sử máy ảnh . Xin anh cho em 1 lời khuyên. Em cảm ơn anh nhiều!
Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước

Chào Em:
sau đây là các tính năng khá đầy đủ của 2 dòng máy ảnh em yêu cầu so sánh như sau:
1./ Canon EOS 40D:
Ưu điểm: Tốc độ chụp nhanh trong số những chiếc máy ảnh dòng dSLRs; chất lượng ảnh đẹp.
Nhược điểm: Các đốm mờ trên ảnh lớn; lấy tiêu cự trong điều kiện ánh sáng kém tương đối chậm.

Được áp dụng các công nghệ mới nhất sử dụng trong Canon 1D MK III, Canon EOS 40 thừa hưởng các tính năng ưu việt như bộ xử lý Canon DIGIC III, cải tiến tốc độ hoạt động, khởi động gần như ngay lập tức cũng như tái tạo màu sắc trung thực với 14 bit A/D

Màn hình LCD ở Canon 40D được cải tiến hơn từ 2,5 inch lên 3 inch, tuy nhiên kích thước và trọng lượng thân máy vẫn tương tự với 30D:146 x 108 x 74 mm và 822g. Cũng giống như những chiếc máy trước đây, thân máy 40D được thiết kế tốt mang lại cảm giác chắc chắn. Đây là một trong những ưu điểm so với dòng Rebel nhẹ và mỏng. Ngoài ra, máy cũng được trang bị một hệ thống làm sạch cảm biến được tích hợp sẵn. Hệ thống này làm cho bộ cảm biến chuyển động để loại bỏ bụi trong suốt quá trình hoạt động.

Với màn hình LCD lớn hơn nên các nút bấm của 40D cũng cần được thay đổi. Các nút Review, Delete, Jump, Info và Picture Style nằm phía dưới màn hình dễ sử dụng hơn là nằm trên các cạnh và các nút bấm thực sự nhỏ hơn so với những chiếc máy trước đây. Chúng cũng nằm bằng phẳng nhau nên tạo cảm giác khó sử dụng. Các nút bù nhạy sáng ISO/Flash, AF/Drive, Metering/WB, nút bật/tắt sáng màn hình LCD dường như chỉ nổi lên cao hơn một chút so với những chiếc máy trước đây nên nó không có gì khác biệt lắm. Ở phía trên máy ảnh 40D là bánh xe quay chọn chế độ lớn và dễ sử dụng hơn, với 3 khe cắm cho các cài đặt người dùng (30D không có khe cắm nào).

Tính năng khiến 40D trở nên nổi bật hơn đầu tiên phải kể đến chế độ Live View. Chế độ này hoạt động tốt và linh hoạt hơn so với 1D Mark III. Không giống như những chiếc máy anh em của mình, bạn có thể tự động lấy nét ở chế độ Live View.

Chiếc 40D đã hỗ trợ tính năng Auto ISO, tự động điều chỉnh độ nhạy sáng ở hầu hết các chế độ chụp trừ chế độ full Auto, tính năng này rất hữu ích. Ống kính ngắm rộng với đường kính 22mm, lớn hơn so với chiếc máy tiền nhiệm 30D ( độ phóng đại 0.95, của 30D là 0.90). Canon cũng thêm định dạng hình sRaw cho thiết kế này, có thể chụp các hình ảnh raw 2.5-megapixel.

40D cũng được tích hợp một số tính năng như dòng máy trước đó. Như chế độ tự động lấy nét 9 điểm : Chụp đơn, tự động theo dõi lấy net AI Servo, và AI Focus, tính năng này sẽ có thể nhận biết được vật chụp ở trạng thái tĩnh hay chuyển động để có thể chuyển giữa chế độ chụp Single hay AI Servo. Thật không may là chế độ AI focus không thể nhận biết được sự khác biệt giữa chuyển động của vật và việc người chụp điều chỉnh khoảng cách lấy net, vì vậy tốt hơn hết là bạn nên để chế độ Single hay Servo. Máy cũng có các chế độ cài đặt cân bằng trắng, bao gồm các tính năng phân tích và làm chuẩn các gam màu xanh da trời, mầu hổ phách, đỏ tươi, xanh lá cây. Một số các chế độ chụp cài đặt sẵn như chụp chân dung, phong cảnh, macro, thể thao, và chân dung ban đêm, các chế độ ưu tiên tốc độ chập, tự động lấy sâu AE, và chế độ phơi sáng tự chọn. Máy có tốc độ trập tối đa lên đến 1/8,000 giây và khi bật flash có thể lên đến 1/250 giây.

Có lẽ 40D không thiếu bất kỳ một tính năng nào của một chiếc máy ảnh kỹ thuật số, những tính năng như xác định tốc độ chụp, khoảng chụp, và độ nhạy sáng ISO khi chụp ở các chế độ ưu tiên phơi sáng là những tính năng làm cho chiếc 40D trở nên vượt trội hơn cả.

Về hoạt động, chiếc 40D có tốc độ chụp nhanh so với các sản phẩm cùng loại, và nhanh hơn khoảng 20% so với tốc độ chụp của chiếc 30D. Nhưng tốc độ chụp của 40D vẫn không theo kịp được với chiếc Nikon D80. Thời gian từ lúc khởi động cho đến khi chụp bức ảnh đầu tiên là 0.3 giây, và ở điều kiện tối ưu, máy có thể lấy net và chụp chỉ sau 0.4 giây. 40D có tốc độ chụp nhanh ở chế độ chụp liên tiếp: khoảng 3.1 khung/giây (fps) và 6,3 fps khi sử dụng thẻ CF card. Máy sử dụng pin 1,390 mAH BP-511A đã được sử dụng ở chiếc 30D, có thể chụp đến 1,100 bức ảnh. Đây là một sự vượt trội của Canon, tuy vậy Canon lại bị coi là kém hơn so với một số hãng sản xuất máy ảnh khác trong việc thiết kế màn hình hiển thị thông minh và tiết kiệm năng lượng. màn hình LCD tương đối rộng và sáng, nhưng lại không hiển thị được hết màu sắc và độ phơi sáng của hình ảnh.

Chất lượng ảnh chụp rất tốt, độ phơi sáng trung thực. Tuy nhiên tính năng cân bằng trắng của ảnh khi chụp ở điều kiện ánh sáng nhân tạo làm cho ảnh bị đậm màu, khi chụp ở điều kiện ánh sáng tự nhiên sẽ cho ảnh đẹp và sáng hơn. Khi chụp ảnh ở mức ISO 3,200 chất lượng ảnh không khác nhiều so với mức ISO 800. Ảnh bị nhiễu nhưng không quá nghiêm trọng. Nhìn chung, 40D là chiếc máy ảnh khác hoàn chỉnh về chức năng và hoạt động. Rất nhiều người sẽ bầu EOS 40D là lựa chọn hàng đầu cho chiếc máy ảnh kỹ thuật số có đầy đủ tính năng như vậy. Tuy nhiên so với Nikon D80 thì chiếc 40D lại có mức giá cao hơn một chút và ở khía cạnh nào đó D80 có tốc độ chụp nhanh hơn và tính năng không khác nhiều so với 40D.
2./ NIKON D80:
Ưu điểm: Màu sắc và cấp độ âm thanh tuyệt vời; nhiều tính năng; có thể điều chỉnh theo sở thích; tốc độ siêu nhanh
Nhược điểm: Giá đắt; đồng bộ flash mất 1/200 giây

Lần cuối Nikon cập nhật máy ảnh dSLR tầm trung có giá dưới $1000 của nó, một phiên bản cập nhật nhỏ nhưng rất được hoan nghênh đã cho chúng ta dòng D70. Giờ đây, Nikon đã có những cải thiện đáng kể cho máy ảnh, bao gồm một cảm biến hình ảnh CCD 10.2 megapixel mới, một hệ thống AF 11 khu vực (trước đó là 5), màn hình LCD lớn hơn (tăng từ 2 inch lên 2.5 inch), và rất nhiều chính năng chỉnh sửa hình ảnh tích hợp. Với những cải thiện mới nhất này, Nikon đã đưa chiếc máy ảnh này gần hơn với các yêu cầu của người sử dụng bao gồm những người thích sản phẩm cấp thấp và những người mới sử dụng máy SLR - những người muốn nhiều hơn những gì họ có được với chiếc máy ảnh dSLR đầu tiên của công ty - chiếc D50.
Khuyết điểm duy nhất trong cải tiến mới này rõ ràng là tốc độ cửa sập chậm hơn – tốc độ cửa sập của D80 là 1/4000 giây thay vì 1/8000 giây - và tốc độ đồng bộ flash chậm hơn 1/200 giây thay vì 1/500 giây của D70 (một tốc độ tương đối nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh). Điều này có thể không làm vừa lòng những nhiếp ảnh gia thể thao, những người có thể thích tốc độ cửa sập nhanh của D70, hoặc những nhiếp ảnh gia hành động, những người muốn đóng băng chuyển động với một loạt flash, nhưng đa số nhiếp ảnh gia đều không nhận ra sự khác biệt.
Thân máy về mặt kỹ thuật hơi nhỏ hơn về mọi chiều nếu so với D70, nhưng những người sử dụng sẽ nhận thấy thiết kế rất giống nhau. Đa số các nút đều giữ nguyên và đều ở vị trí cũ, và có các phím chuyên dụng cho các chức năng được sử dụng nhiều. Chẳng hạn, một nhóm nút ở cạnh cửa sập cho phép bạn thay đổi chế độ đo sáng, bù đắp phơi sáng, chế độ chuyển động, và chế độ AF. Trong khi đó, các nút bên trái màn hình LCD 2.5 inch 230.000 pixel cho phép bạn thay đổi cân bằng trắng, ISO, kích thước hình ảnh và các thiết lập chất lượng mà không cần vào menu. Chức năng duy nhất không có nút điều khiển chuyên dụng riêng là lựa chọn vùng lấy nét tự động (AF zone selection), mặc dù các nút chức năng có thể được lập trình của máy ảnh có thể được thiết lập để sử dụng chức năng đó nếu bạn chọn. Mặc định cho nút này là hiển thị thiết lập ISO hiện tại.
Trên thân máy có ba đĩa số. Đĩa số chế độ cho phép bạn chọn các chương trình, chế độ aperture-priority hoặc shutter-priority, bằng tay hoàn toàn (full manual), tự động hoàn toàn (full auto) hoặc một trong 6 chế độ cảnh phơi sáng được thiết lập sẵn. Hai đĩa số còn lại ở trước và sau tay cầm, cho phép bạn thay đổi tốc độ lỗ ống kính và tốc độ cửa sập. Với hai đĩa số trên, việc chụp ảnh hoàn toàn bằng tay trở nên nhanh và dễ dàng hơn.
Menu hệ thống của Nikon khá dễ hiểu, và nhìn chung là rất dễ sử dụng. Một lựa chọn trong menu thiết lập cho phép bạn giấu một vài mục của menu bằng cách chọn menu Simple đã được thu gọn sẵn, menu mà chỉ hiện thị những gì Nikon cho là những mục thường xuyên thay đổi nhất hoặc My Menu, cái cho phép bạn chọn mục máy ảnh hiện thị trong từng menu xem lại (playback), chụp (shooting), tự cài đặt (custom setting) và sửa (retouch). Bạn chưa bao giờ nghe tới menu retouch? Đó là bởi vì đó là một menu mới.
Menu retouch cho phép bạn sửa ảnh trong máy. Các lựa chọn bao gồm resize (chỉnh lại kích thước), crop (cắt bỏ), red-eye reduction (giảm mắt đỏ), filter effects (các hiệu ứng lọc), hoặc monochrome (đơn sắc). Lựa chọn tuyệt nhất là lựa chọn overlay. Nó chỉ có hiệu quả với ảnh thô, nhưng nó cho phép bạn đặt một ảnh lên trên một ảnh khác và thậm chí còn cho phép bạn chọn độ chắn sáng để màu sắc ảnh hợp nhau hơn. Nó không thể thay thế Photoshop, nhưng với một vài overlay đơn giản, nhưng cũng khá thú vị đấy. Hơn nữa, vì tất cả các chức năng trong retouch menu sẽ lưu lại một phiên bản mới của bức ảnh, nên bạn luôn có thể quay trở lại ảnh ban đầu sau đó, và, trong một số trường hợp overlay, bạn có thể đặt thêm ảnh lên trên một ảnh gồm hai ảnh đã chồng lên nhau.
Một lựa chọn thú vị khác là tạo ra đường cong màu sắc riêng cho bạn bằng cách sử dụng phần mềm tích hợp Camera Control Pro ,cũng như các điều chỉnh màu sắc có thể thay đổi được, và chế độ đen trắng với rất nhiều lựa chọn để lọc hoàn toàn màu vàng, màu cam, màu đỏ hoặc màu xanh. Chế độ multiple exposure (đa phơi sáng) sẽ cho phép bạn chụp tới 3 khung, sau đó khung này được kết hợp thành một ảnh bởi máy. Tất nhiên, giống như đa số các máy ảnh dSLR, D80 có lựa chọn cân bằng trắng, cũng như các lựa chọn đo sáng thông thường và autofocus (tự động ngắm). Hệ thống AF và hệ thống xử lý ảnh cũng giống như các hệ thống tương đương ở D200, trong khi 3D Color Matrix Metering II của máy cũng giống như ở D50.
Giống như D70 và D70s, D80 có chế độ chỉ huy (Commander Mode), chế độ cho phép bạn điểu chỉnh các Nikon Speedlight tương thích mà không cần một thiết bị không dây riêng biệt, như ST-E2 Speedlight Transmitter của Canon, thiết bị mua riêng cho phép bạn điều chỉnh cùng cấp độ từ máy ảnh và flash của Canon. Không như D70s chỉ có thể điều khiển một nhóm Speedlight ở một kênh, D80 cũng có thể điều khiển tới ba nhóm Speedlight trên một trong bốn kênh của Nikon.
Nikon có hỗ trợ SD-HC, do đó bạn sẽ có thể sử dụng thẻ nhớ SD với dung lượng lớn hơn 2GB. Ngoài ra, Nikon còn có lựa chọn tay cầm dọc cho D80 được gọi là MB-D80, bộ phận sẽ chứa một hoặc hai pin lithium-ion EN-EL3e có thể sạc được hoặc 6 pin AA. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không phải vất vả với việc mua một tay cầm trung gian như rất nhiều người sử dụng D70 và D70s. Không có tay cầm, D80 sẽ chạy bằng một pin EN-EL3e.
Nikon tiếp tục thu thêm tiền với phần mềm Capture NX. Phần mềm Picture Project đi kèm miễn phí sẽ thực hiện công việc chuyển đổi thô đơn giản, nhưng nếu bạn có chức năng chuyển đổi thô đầy đủ, bạn sẽ phải trả thêm tiền cho Capture NX. Xứng đáng với số tiền được trả thêm, Capture NX thực sự có nhiều chức năng chỉnh sửa hình ảnh hơn phần mềm miễn phí đi kèm với các máy ảnh dSLR của các hẵng sản xuất khác, nhưng đa số người mua đều muốn có chức năng chuyển đổi thô đầy đủ đi kèm với máy ảnh.
Vì có một vài vấn đề khó chịu với pin trung gian trong những năm gần đây, máy ảnh chỉ chấp nhận pin chính thức EN-EL3e của Nikon. Tuy nhiên, loại pin mới của công ty sẽ cho bạn biết nhiều thông tin chi tiết hơn. Nếu bạn xem xét các thông tin về pin trong menu setup, bạn có thể thấy tuổi thọ pin còn dưới dạng phần trăm, cũng như bao nhiêu bức ảnh đã được chụp tính từ lần sạc trước, và một bộ đếm số lần pin đã được sạc. Thật là tuyệt khi thấy số phút trung bình hoặc số ảnh trung bình còn lại giống như những gì pin InfoLithium của Sony cung cấp, nhưng chúng tôi không hề phàn nàn về những thông tin thêm này từ Nikon này, và bộ đếm số lần sạc là một ý tưởng hay.
Tốc độ của D80 thuộc hàng nhanh nhất trong những loại máy ảnh mà chúng tôi biết. Trong phòng thí nghiệm, D80 mất 0.1 giây để khởi động và chụp bức ảnh đầu tiên. Các bức ảnh tiếp theo sẽ mất 0.3 giây nếu không có flash và 1 giây nếu có flash. Chụp thô khá nhanh với thời gian giữa hai lần chụp là 0.3 giây. Trong các thử nghiệm tương phản cao của phòng thí nghiệm, thời gian chậm cửa sập đo được là 0.45 giây, và lên tới 0.9 giây trong thử nghiệm tương phản thấp. Chụp liên tục cho ra 9 bức ảnh JPEG 10.2 megapixel chất lượng tốt trong 2.7 giây, với tốc độ 3.33fps (khung/giây) và tốc độ cũng gần tương tự khi chụp liên tục 99 bức ảnh chất lượng cơ bản JPEG 2.5 megapixel trong 33.3 giây với tốc độ trung bình 2.97fps.
Flash tích hợp có chỉ số Guide 13 ở mức ISO 100, cao hơn so với chỉ số Guide 11 của D70s ở mức ISO 100. Năng lượng thừa có thể nhận ra được trong các thử nghiệm chụp ảnh ở phòng thí nghiệm. Ngoài ra, D80 thực hiện cân bằng flash của máy ảnh rất tuyệt với ánh sáng phụ của cảnh.
Chất lượng ảnh của máy Nikon D80 khá ấn tượng. Màu sắc trung thực và vừa phải; đồng hồ máy ảnh “đọc” cảnh rất tốt và cho bạn độ phơi sáng chính xác. Đôi khi, trong các trường hợp cá biệt khi cảnh được bao phủ bởi màn đêm, chức năng đo Matrix (Matrix metering) có xu hướng giữ lại các chi tiết trong bóng tối với cái giá là mất đi các chỗ nỗi bật trong ảnh, dù rằng bình thường, đó là chỗ mà người chụp cố ý chọn trong tình huống đó. Ngoài ra, chuyển sang chức năng đo vùng (zone metering) hoặc sử dụng exposure compensation dương hoặc âm 5EV sẽ giúp bạn trong những tình huống đó.
Bộ ống kính từ 18mm tới 135mm có tốc độ cửa sập từ f/3.5 tời f/5.6, những ưu điểm đẩy giá sản phẩm lên tới hơn 1000$, hoạt động rất tốt. Chúng tôi gần như không thấy viền màu và bị ấn tượng bởi độ sắc nét của ống kính và giá cả phải chăng. Mặc dù thấu bộ ống kính bằng nhựa, nhưng nó vẫn cho bạn cảm giác vững chắc hơn các bộ ống kính trên thị trường. Điểm duy nhất mà chúng tôi không hài lòng là ảnh hơi mờ một chút ở tận cùng của tầm zoom.
Chụp ảnh với máy D80 cho rất ít nhiễu trong các thử nghiệm của chúng tôi. Ở các mức ISO 100, ISO 200, và ISO 400, độ nhiễu trên thực tế là không có, và chỉ với một chút nhỏ đường vân xuất hiện ở mức ISO 400. Ngay cả ở mức ISO 800, độ nhiễu cũng chỉ nhỉnh hơn một chút. Tại mức ISO 1.600, độ nhiễu trở nên rõ ràng hơn nhưng các vết lốm đốm không màu sẽ mất đi, và cũng giống như những gì chúng tôi mong đợi ở mức ISO 800 đối với một vài máy dSLR khác. Tại mức ISO 3.200 – Nikon nó là H1.0 – độ nhiễu khá to, giống như tiếng tuyết rơi. Khá nhiều chi tiết trở nên mờ đi bởi nhưng vẫn còn rất nhiều chi tiết rõ ràng, và ảnh có kích thước của lá thư – và thậm chí còn có thể to hơn – có thể chấp nhận được, dù không hoàn hảo lắm.
Mua SLR là một công việc khá vất vả, không chỉ với phần thân máy, mà còn các phụ kiện, ống kính của nhà sản xuất và của hãng trung gian. Đó chính là lý do tại sao các nhà sản xuất như Canon, Nikon, Pentax, Olympus và KonicaMinolta đã sản xuất rất nhiều phụ kiện trong các năm qua. Giờ đây Sony đã mua bí quyết sản xuất của KonicaMinolta và tung ra DSLR-A100, loại máy ảnh tương thích với ống kính và phụ kiện trước đây của KonicaMinolta, hãng điện tử lớn đã xâm nhập vào thị trường này bằng một cách hiệu quả. Điều này cũng đúng với Samsung và Panasonic với bản quyền công nghệ Pentax và Olympus. Điều này đồng nghĩa với việc các hãng lớn như Nikon phải tiếp tục đổi mới công nghệ nếu muốn cạnh tranh được với các đối thủ khác.
chúc em chọn được chiếc máy ảnh như ý ./.

nguyenthimychi
nguyenthimychi
Trả lời 13 năm trước

Mình ủng hộ Canon, hic, Chưa dùng Nikon bao giờ nhưng mình vẫn máy Canon mình đang dùng.

Bạn có thể tham khảo trang này nhé!

http://www.hocvieneos.com/home.html