Bé đi bơi mũi bị xung huyết mũi , sốt và ho xin cho biết nguyên nhân

con gái tôi 3 tuổi, tôi có cho cháu đi bơi và bị nước hồ bơi văng vào mũi và miệng. Hôm sau thấy mũi cháu bị sung huyết hai bên cánh mũi và bị sốt, ho. Đi khám bệnh được bác sĩ kê toa uống autusin & celor nhưng không thấy bé bớt vẫn ho nhiêu. Chẳng lẽ nước hồ bơi lại nguy hiểm như vây? Và tôi phãi làm gì để giúp bé. Kính mong các bạn tư vấn và giúp đỡ/
nguyenhai
nguyenhai
Trả lời 16 năm trước
Làn nước xanh ngắt của bể bơi công cộng chứa nhiều tác nhân có hại cho sức khỏe như rong rêu, nấm mốc, vi khuẩn... Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua các vết xước nhỏ, gây nhiều bệnh. Bạn thử hình dung nhé, mỗi buổi chiều, bể bơi đón hàng trăm lượt khách, hầu như bể bơi nào cũng bị quá tải và tất nhiên, sẽ không thể nói tới sự vệ sinh, sạch sẽ của nước hồ bơi. Các bệnh sau rất dễ lây từ bể bơi Viêm kết mạc Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây bệnh viêm kết mạc có rất trong nước hồ bơi. Biểu hiện là mắt bị cộm, nước chảy nhiều, có rất nhiều gỉ, nhức mắt dữ dội khi nhìn thấy ánh sáng... Nếu không chữa trị dứt điểm, dễ dẫn đến rối loạn thị giác. Ngoài ra, khi đi bơi bạn còn dễ bị dị ứng, khô, và đỏ mắt... từ các hóa chất làm sạch nước và thuốc sát trùng. Để phòng tránh, khi đi bơi, nên đeo kính bảo vệ, sau khi bơi cần nhỏ mắt bằng nước muối Nacl 0,9%. Viêm tai ngoài Nấm mốc, vi khuẩn trong hồ bơi dễ đọng lại ở tai, gây nên bệnh viêm tai ngoài. Không chữa trị gây thủng tai trong, làm xáo trộn thính giác. Nếu bị ngứa, hay có vết loét, bạn nên đi khám chuyên khoa tai - mũi - họng. Tuyệt đối không được ngoáy, sẽ tạo thêm các vết xước, giúp vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Bệnh phụ khoa Các vi khuẩn nấm, vi trùng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ra hiện tượng viêm nhiễm đường sinh dục. Nếu không điều trị dứt điểm, sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm: tiểu ra máu, buốt, nam giới viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, phụ nữ viêm âm hộ, viêm cổ tử cung. Bệnh hen Thủ phạm gây ra bệnh này chính là các hóa chất giữ cho nước bể bơi trong hơn. Nếu bạn bị ho nhiều và khó thở, nên tạm dừng hoặc hạn chế đi bơi tại các bể bơi công cộng. Nấm kẽ chân Bệnh do nấm Epidermophytin gây ra khiến kẽ chân bợt trắng, xuất hiện mụn nước ở rìa các ngón. Do ngứa, người bệnh gãi liên tục khiến các mụn nước bị vỡ, gây loét. Trường hợp kẽ chân bị nhiễm nấm Trichophytin, thường tróc vảy da khô, nền da hơi đỏ, rất ngứa, ở rìa bàn và gót chân có tróc vẩy da. Bệnh viêm da Các hóa chất để khử trùng, làm xanh nước bể bơi chính là thủ phạm gây các bệnh ngoài da: viêm da tiếp xúc, xuất hiện ở vùng da mỏng như mặt trong cánh tay, nách, bẹn... với các triệu chứng: đỏ da, ngứa, mụn nước nhỏ lấm tấm. Để tránh bệnh, sau mỗi lần bơi, cần tắm rửa sạch sẽ bằng nước từ vòi sen, tẩy sạch hết những chất hữu cơ bám dính vào cơ thể, dùng khăn cá nhân lau khô trước khi mặc quần áo. Hạn chế thuê quần áo bơi. Bệnh về tóc Các hóa chất dùng để khử trùng, làm sạch nước sẽ làm tóc bạn xơ và cứng, thậm chí rụng tóc sau một thời gian đi bơi. Khi bơi nên dùng mũ Nilon để hạn chế tóc và da đầu tiếp xúc nước bể bơi. Và có thể có nhiều triệu chứng khác như bé của bạn mắc phải vì môi trường nước bể bơi chứa nhiều vi trùng và hóa chất nếu không được kiểm tra an toàn thì không nên cho bé của bạn xuống bơi nhất là vì sức đề kháng của trẻ còn kém. Bạn nên đưa bé đi khám Bác sĩ thật kỹ để xem cụ thể mắc bệnh gì. Chúc Bé của bạn mau khỏi bệnh!