Tôi thấy đau buốt và rất hay buồn đi,còn bụng dưới rất căng.Có phải đó là bệnh viêm đường tiết niệu không?

Tôi đã có gia đình nhưng chưa có con, gần một tuần nay tôi đi tiểu thấy đau buốt và rất hay buồn đi, khoảng 30 - 60 phút đi một lần, bụng dưới bị căng (không đau), vài ngày sau thì đau thắt lưng, đặc biệt là đau vùng thắt lưng bên phải, hơi sốt. Rất mong mọi người trả lời cho tôi xem đó là dấu hiệu của bệnh gì? Có phải viêm đường tiết niệu không?
Trả lời 16 năm trước
Triệu chứng của anh là biểu hiện của đái rắt. Đây là bệnh đi kèm với đau thắt lưng xuyên ra sau kết hợp với sốt. Biểu hiện lúc nóng lúc rét còn có thể là bị ứ nước hoặc ứ mủ thận do sỏi niệu quản. Sỏi niệu quản gây bít tắc đường dẫn nước tiểu, từ đó gây bít tắc đường dẫn nước tiểu trên đài bể thận. ở giai đoạn đầu không có sốt nhưng khi nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn và gây ra ứ mủ thận. Để chẩn đoán chính xác phải kết hợp với thăm khám lâm sàng để phát hiện xem thận có to không, các điểm niệu quản có đau không, ngoài ra nên làm siêu âm bụng - hệ tiết niệu cũng như chụp phim, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu... Hướng điều trị sẽ phụ thuộc vào việc phát hiện ra sỏi, cũng như tình trạng và chức năng của thận. Những người có các biểu hiện bệnh trên nên được phát hiện sớm và điều trị đúng, tránh để lâu ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của thận. Viêm đường tiết niệu (không do lậu) thường không có biểu hiện rầm rộ như vậy, đôi khi chỉ có triệu chứng đái rắt, đái buốt hay căng tức nhẹ vùng hạ vị, tuy nhiên sỏi niệu quản cũng có thể gây ra viêm đường tiết niệu. Trường hợp của anh nên đi khám và làm các xét nghiệm, siêu âm... để phát hiện bệnh sớm.
tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn

Biểu hiện đó của bạn kéo dài có thể là do viêm đường tiết niệu rồi, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị nhé.

Viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn gây viêm nhiễm được gọi là UTI (urinary tract infection). Sự viêm nhiễm này không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu.

Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Thường thì phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới.

Một số triệu chứng chung:

- Thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu

- Có cảm giác đau buốt khi đi tiểu

- Đau ở bụng dưới và lưng.

Khi sự viêm nhiễm phát triển mạnh thì sẽ tan toả đến thận và dạ con khiến bệnh nhân có các triệu chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.

Để chẩn đoán có phải bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu hay không bạn cần phải làm test kiểm tra. Cách điều trị thông thường đối với bệnh này là sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn. Đặc biệt là cần phải chữa trị dứt điểm và vệ sinh đúng cách nếu không bệnh tái phát lại sẽ nặng hơn và khó chữa hơn.

Để phòng chống bệnh này, bạn có thể kết hợp dùng thảo dược và vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn viêm nhiễm. Nhà vệ sinh sạch cũng là một nhân tố quan trọng để tránh mắc bệnh UTI. Cần uống nhiều nước mỗi ngày nhưng không được nhịn tiểu bạn nhé.

Một số loại quả quen thuộc giúp bạn phòng và chữa căn bệnh này:

1. Nước ép trái cây nam việt quất rất giàu các loại vitamin và chất chống oxi hoá sẽ chống lại sự viêm nhiễm ở đường tiết niệu. Người bệnh nên uống 3-4 cốc nước ép nguyên chất (không pha loãng) trong vài ngày sẽ thấy có tác dụng cải thiện ngay.

2. Nước cam cũng rất giàu vitamin C. Trộn nước cam với nước dừa non sẽ rất lợi tiểu trong trường hợp bạn ít đi tiểu, viêm nhiễm đường tiết niệu và các chứng đau khác do viêm nhiễm gây ra. Uống ngày hai lần sẽ rất tốt cho bạn.

3. Nước chanh pha với chút đường và muối cũng có tác dụng tương tự vì loại quả này rất giàu vitamin C.

4. Nho tươi giàu oxalic, recemic, axit malic, tartaric và chất ozolize. Ăn nhiều nho thường xuyên giúp bạn chống lại sự hình thành sỏi thận trong bàng quang, ngăn cản axit trong nước tiểu và đi tiểu ít. Khoảng 30g nước lá nho kết hợp với một lượng tương đương nước cà rốt uống hàng ngày sẽ ngăn cản sỏi thận.

5. Một quả chuối mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh bí tiểu, viêm bàng quang, viêm thận… Tuy nhiên chuối không chữa trong trường hợp thận hư vì nó chứa hàm lượng kali cao.

6. Hạt dưa hấu, phương thuốc cổ truyền Ấn Độ, có chứa glucozit được gọi là Cucurbotrine, có tác dụng trị tiểu ít, đi tiểu buốt, đau…. Chế biến bằng cách xay nghiền hạt và lọc lấy nước, uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa.

Ngay cả trong việc sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoathì việckết hợp với cách sử dụng các loại quả trên cũng sẽ giúpđạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Đồng thời các loại quả này cũng giúp loại bỏ độc tố do kháng sinh gây ra.

Linh_Thuc
Linh_Thuc
Trả lời 5 năm trước

Em cũng có những dấu hiệu giống chị nhưng không bị sốt, nếu không đi khám để lâu có nghiêm trọng không ạ. Mọi người cho em lời khuyên với ạ.