Sắc mặt vàng, dễ mọc mụn, ăn ít, tăng cân không lý do, bụng ngày càng to… đều có thể do các độc tố trong cơ thể không thể kịp thời bài thải ra ngoài, bị tích tụ lâu ngày, tạo thành gánh nặng cho cơ thể.
Những người bị táo bón lâu ngày, độc tố tích tụ có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, tạo cơ hội cho bệnh ung thư đại tràng phát tác. Chứng táo bón phần nhiều do thói quen ăn uống, sinh hoạt gây ra, nguyên nhân khác nhau với từng đối tượng.
Dân văn phòng
Ngồi lâu ít hoạt động, ăn uống không điều độ, thích ăn cay, hay uống rượu…đều có thể là nguyên nhân gây táo bón. Ngoài ra, áp lực tinh thần lớn cũng là 1 nguyên nhân thường gặp.
Nhóm đối tượng này nên cải thiện trạng thái hay lo lắng, kịp thời giải toả áp lực, cố gắng duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái sẽ mang lại tác dụng hỗ trợ cân bằng hệ thần kinh, giúp ruột và dạ dày được thông suốt.
Trẻ nhỏ
Nhiều trẻ do kén ăn dẫn đến táo bón. Một số em do mải chơi cũng gây ức chế cho việc đại tiện, thời gian dài, chất thải tích tụ quá lâu trong ruột sẽ bị khô, cứng, gây táo bón. Nên rèn cho bé chế độ ăn cân bằng, và tập thói quen đi đại tiểu tiện.
Bà bầu
Bà bầu bị táo bón chủ yếu do ăn uống quá chọn lọc, vận động ít, hoặc vị trí thai bị lệch ép lên ruột và dạ dày. Bà bầu nên ăn nhiều rau củ chứa nhiều chất xơ, uống sữa chua, và tăng lượng thời gian vận động.
Người già
Nguyên nhân táo bón chủ yếu ở người cao tuổi do suy yếu các chức năng của các cơ quan nội tạng, khiến ruột và dạ dày hoạt động kém. Người già nên mát-xa bụng theo chiều kim đồng hồ mỗi sáng sớm 100 lần.
Lưu ý: Người bị đi ngoài ra máu, phân đen cần chú ý có thể do niêm mạc bị tổn thương, nặng hơn có thể do viêm loét dạ dày, hoặc do khối u.
Cách đơn giản để trị chứng táo bón: uống 1 ly nước muối loãng, hoặc nước mật ong kết hợp mát-xa bụng và lắc hông mỗi sáng sớm.
Những nguyên nhân có thể gây ra táo bón:
Ởngườicaotuổitáobónthườngdotổnghợpcủanhiềuyếutốgâyra:
+Chế độ ăn uống: Một khẩu phần không cân bằng, nhiều chất béo, ít chất xơ, ít nước là nguy cơ thông thường của táo bón.Ngòai ra, táo bón dễ xẩy ra nếu người cao tuổi không nhai kỹ thức ăn, vì răng lợi hư hỏng, khó khăn khi nuốt.Các cụ ta vẫn nói để dễ dàng chuyển hóa, bài tiết, thức ăn cần đượcnấukỹ,nhaikỹvàtiêuhóakỹ.
+ Tác dụng phụ của dược phẩm: Nhiều loại dược phẩm làm giảm hay thư giãn co bóp cơ trơn của thành ruột, đưa tới sự trở ngại sự lưu thông của chất bã. Đó là các thuốc trị tâm thần, thuốc có chất sắt, can xi, thuốc chống viêm, thuốc lợi tiểu.Thêm vào đó, các vị cao niên thường uống một lúc nhiềuthứthuốc,nênviệcđàothảichấtbãtiêuhóalạicàngkhókhănhơn.
+ Các bệnh làm suy nhược thần kinh, trì hoãn chức năng co bóp, đun đẩy của ruột gìa như bệnh nhân bị bệnh Parkinson, tiểu đường, tai biến mạch máu não, nhất là khi bị chấn thương cột sống.
+ Bệnh tâm thần, trầm cảm, sa sút trí tuệ làm giảm tống phân ở hậu môn. Nguyên nhân có thể do tác dụng phụ của các thuốc trị bệnh hoặc người bệnh đôi khi tỉnh bơ không để ý tới thôi thúc của mótđicầu.
+ Sự bất động tĩnh tại của cơ thể: Cơ thể nằm im không cử động, khiến cho ruột, cơ hoành giảm co bóp, phân chậm di chuyển, đưa tới tình trạng táo bón.Ngoài ra các khối u ở ruột, giảm chức năng tuyến giáp, giảm ka li, tăng can xi trong máu cũng là những nguy cơ đưa tới táo bón.
Việc chẩn đoán và tìm nguyên nhân đều căn cứ vào các chi tiết do người bệnh cung cấp. Khi người cao tuổi than phiền có sự thay đổi đột ngột về thói quen đại tiện, về tầm cỡ và mức đậm đặc của phân thì họ cần được lưu ý khám nghiệm.Đây có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng hay dấu hiệu của một bệnh trầm kha khác.Bác sỹ sẽ thăm khám tổng quát, chụp X quang ruột, nội soi đại, trực tràng, xét nghiệm phân để định bệnh.
Táobónlâungàycóthểđưađếnmộtsốbiếnchứngnhư:
- Sự nêm chặt phân ở đại trực tràng,Đây là biến chứng thường xẩy ra, đôi khi nguy hiểm tới tính mạng. Người bệnh bị sốt cao, bụng căng đau, tim đập nhanh, người mệt mỏi, bất tỉnh, phân có thể chènlênbàngquanggâybítiểutiệndẫntớisuythận.
-Ruộtkếtbịgiãnto,nhấtlànhữngngườicótổnthươngcộtsống
- Cơn thiếu máu cục bộ và ngất vì phải rặn lâu ảnh hưởng xấu tới sự tuần hoàn não và động mạch vành..
-Satrựctràngvìngườibệnhphảirặnđểđẩyphânrangoài.
-Trĩnộivàngoại.
-Táobónkinhniêncóthểlànguycơđưađếnungthưruộtgiàvàtrựctràng.
Điềutrịtáobón:
Ngày nay với nhiều loại thuốc trị táo bón bán trên thị trường, nên việc chữa theo triệu chứng được coi là hấp dẫn, tiện lợi hơn. Nhưng thực tế cho thấy như vậy không gỉai quyết tận gốc vấn đề, đôi khi lại không tốt. Việc trị chứng táo bón cần bao quát hơn, với việc hướng dẫn người bệnh về việc bài tiết chất bã tiêu hóa, sự đi cầu bình thường, tái huấn luyện để có thói quen đi cầu, cũng như thay đổi chế độ dinh dưỡng, tăng vận động cơ thể. Mỗi cá nhân có một cách điều tri riêng tùy theo nguy cơ gây bệnh với mục đích là giúp người bệnh đi cầu ít nhất là 3 lần một tuần và tránh những biến chứng. Có hai phương pháp điều trị hỗ trợ cho nhau là dùng thuốc và không dùng thuốc.
Điềutrịtáobónkhôngdùngthuốc
Trước hết cần loại bỏ định kiến thường thấy ở một số người là phải đại tiện mỗi ngày mới tốt, mới bình thường. Người cao tuổi đi tiêu mỗi hai hoặc ba ngày một lần là tốt rồi. Điều quan hệ là tạo ra một thói quen về đại tiện.Mỗi ngày dù không mót cũng vào cầu tiêu đúng giờ, nhất là nửa giờ sau khi ăn sáng, thức ăn kích thích ruột và dạ dày, phòng vệ sinh tiện nghi và riêng tư để có thoải mái cho nhu cầu.Thói quen này cũng khuyến khích bệnh nhân để ý và đáp ứng nhu cầu muốn đại tiện. Khi mót đi cầu thì đi ngay, vì trì hoãn phân nằm lâu trong ruột bị hút hết nước thành khô cứng khó đẩy ra.
Ngưng lạm dụng thuốc nhuận tràng, xem lại tác dụng phụ của thuốc nào đang uống gây táo bón để thay thế thuốc khác sau khi tham khảo vơí bác sỹ. Nếu không bị các bệnh cần hạn chế tiêu thụ nước như bệnh tim, bệnh thận, nên uống 1,5lít nước mỗi ngày để tránh khô nước, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Ăn giảm chất béo và nhiều chất xơ. Vận động đều đặn là việc nên khuyến khích người cao tuổi còn đi lại được và trong khả năng của họ. Người nằm bất động cần đưa ra khỏi giường, đặt ngồi trên ghế nhiều lần trong ngày, giúp đỡ họat động chân tay, trở mình qua lại cũng giúp ích nhiều cho việc đại tiện, lại tránh hoại tử da ở vùng lưng vì nằm lâu ở một tư thế.
Điềutrịtáobóndùngthuốc
Trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau với cùng mục đích là làm bớt triệu chứng đi cầu khó khăn, đồng thời cũng có nhiều tác dụng phụ mà ta cũng cần biết. Thuốc táo bón được chia thành nhiềunhóm:
-Nhómthuốclàmphânthuthànhkhối
-Nhómthuốclàmphânmềm
-Thuốcxổdầu,thuốcxổmuối
-Thuốcviênnhéthậumôn.
-Thụthậumônbằngnướclã.
Các thuốc này giúp đi cầu dễ dàng nhưng cũng có nhiều nhược điểm nếu lạm dụng. Khi dùng quá thường, quá độ, thuốc nhuận tràng sẽ đẩy khỏi cơ thể những chất bổ dưỡng, sinh tố trước khi các chất này được ruột hấp thụ, làm tăng sự bài tiết nước, muối natri và kali. Dùng lâu thành quen, khiến cơ thành ruột bị yếu không hoạt động hữu hiệu, nên khi ngừng thuốc táo bón thành trầm trọng hơn. Sự lựa chọn thuốc chống táo bón cần được sự tham khảo và hướng dẫn cuả bác sỹ, căn cứ vào nguyên nhân gây táo bón, các bệnh đang có, các thuốc đang uống, phí tổn cũng như theo sở thích của người bệnh.
Lời khuyên chung của các chuyên viên y tế là một đôi khi dùng thuốc nhuận tràng sẽ an toàn, nhưng thuốc không phải là thay thế lâu dài cho một chế độ ăn uống lành mạnh, một nếp sống chừng mực, có vận động cơ thể
- 95% nguyên nhân gây táo bón ở trẻ liên quan đến chế độ ăn uống và sinh hoạt chưa được hợp lí, chỉ còn lại khoảng 5% có thể do lỗi bẩm sinh ở đường tiêu hóa như dài đại tràng, phình trực tràng…
- Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít bị táo bón hơn trẻ dùng sữa công thức. Nếu bà mẹ gặp tình trạng táo bón sau sinh, ăn nhiều đồ cay nóng, uống thuốc giảm cân… có thể qua sữa làm cơ thể bé bị nóng dẫn đến mất nước, phân khô khó di chuyển gây ra táo bón.
Giai đoạn trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn nên lượng phân ít, có thể 3-4 ngày bé mới đi đại tiện một lần mà phân mềm thì vẫn bình thường. Nhưng trẻ sơ sinh dễ bị táo bón ở giai đoạn bổ sung thêm sữa hộp hoặc ăn dặm do có sự thay đổi về thức ăn mà bé chưa kịp thích nghi.
- Nguyên nhân táo bón ở trẻ nhỏ: Táo bón ở trẻ nhỏ có nguyên nhân chủ yếu từ chế độ ăn uống chưa hợp lí, uống chưa đủ lượng nước hàng ngày, ăn ít chất xơ từ rau xanh, uống các sản phẩm từ sữa bò không hợp gây nóng làm phân khô cứng. Ngoài ra có thể trẻ ăn quá ít nên phân không đủ lớn hay do ham chơi không tạo thói quen đại tiện đúng giờ cũng gây ra táo bón.
Nếu tiếp tục để táo bón kéo dài có thể gây ra các bệnh ở trẻ như chảy máu, nứt kẽ, viêm loét hậu môn gây đau rát, phình đại tràng, xa trực tràng và bệnh trĩ.
Trẻ nhỏ bị táo bón, cha mẹ quá lo lắng, có người thiếu tìm hiểu, vội vàng sử dụng thuốc nhuận tràng, kích thích có thể không an toàn, dịch bơm bôi trơn hay viên nhét hậu môn chỉ là giải pháp tình thế giúp trẻ có thể đại tiện ngay, nhưng nguyên nhân làm phân khô rắn vẫn còn tồn tại? Ngoài ra dùng thường xuyên có thể làm trẻ quen và không tự giác đi đại tiện.
Vậy đâu là biện pháp an toàn hơn và hiệu quả nhanh chữa táo bón cho trẻ?
Nếu bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn thì sự điều chỉnh chế độ ăn của người mẹ là hết sức quan trọng, hạn chế tối đa những đồ ăn cay nóng, các chất kích thích, nên tăng cường bổ sung chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi. Trường hợp mẹ mắc táo bón cần giải quyết tình trạng táo bón cho mẹ bằng chất xơ hòa tan vì loại này không hấp thu qua đường tiêu hóa vào máu nên không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Mẹ cần cho bé bú tăng cường thêm để có thêm nước và lượng phân lớn hơn giúp quá trình đẩy phân được thuận lợi. Có thể xoa bụng cho bé theo hình vòng tròn, hoặc di chuyển chân cho bé như kiểu đạp xe làm tăng nhu động ruột. Trường hợp thật sự cần thiết, bé khó chịu, quấy khóc nhiều mới nên thụt bằng dịch bôi trơn.
Nếu bé đã dùng sữa ngoài, cha mẹ cần xem xét và có thể thay đổi loại sữa phù hợp hơn cho bé, chú ý pha sữa đúng lượng nước theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Cần cho bé uống thêm nước nhất là mùa hè và chất xơ hòa tan, loại đóng túi theo công thức đã được sự cho phép của cơ quan chức năng thuộc Bộ Y Tế, có thể pha chất xơ hòa tan vào nước uống hoặc pha cùng với sữa ấm cho bé.
Cha mẹ cần chú ý để phát hiện sớm khi trẻ bị táo bón, tránh trường hợp táo bón nặng, chữa táo bón sẽ khó khăn hơn. Cho trẻ dùng đủ lượng nước hàng ngày (1,5 – 2 lít/ngày tùy theo tuổi) mùa hè nên tăng lượng nước bù lại lượng mồ hôi thoát ra. Bữa ăn đủ lượng thức ăn có tăng cường chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi. Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ, vận động vui chơi hợp lý.
Chất xơ hòa tan thường đươc chiết xuất từ rau củ, nó tan trong nước nhưng vào đường tiêu hóa lại tạo ra các thể nhày, không hấp thu vào máu nên an toàn, giúp giữ nước làm phân mềm và xốp hơn, dễ di chuyển. Chất xơ hòa tan còn làm tăng thể tích phân kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài nhanh hơn, nhất là trẻ nhỏ.
Ngoài ra bổ sung chất xơ hòa tan còn tạo môi trường thuận lợi ở đường tiêu hóa cho hệ vi sinh vật có lợi phát triển, giúp đường tiêu hóa ổn định giúp chữa táo bón.