Cách trị chứng tê đỉnh đầu và chân tay ?

Em năm nay 24 tuổi. Từ ngày bé (năm e học lớp 5) em đã thấy mỗi lần khóc là lại bị tê ở đầu và cả chân tay nữa.

fghgfshh
fghgfshh
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn!

Bạn nên tập thể dục các động tác cho cổ bàn tay và các động tác cột sống lưng nhẹ nhàng giúp làm khớp mềm và linh động

Hiện tại bạn có thể điều trị đông y - châm cứu xoa bóp và vật lý trị liệu

Có điều kiện bạn nên đi chụp Xquang các khớp cổ bàn tay, cột sống cổ, cột sống thắt lưng và làm điện tim đánh giá thêm.

Chúc may mắn.

jdhgjfg
jdhgjfg
Trả lời 13 năm trước

Triệu chứng tê đỉnh đầu ngón tai, nếu tại các ngón tay giữa, nhẫn và út thì phần đông là bị bệnh carpal tunnel syndrome vùng cổ tay. Bệnh này thường thấy trong người làm việc văn phòng hay dùng tay nhiều. Đau bàn tay cái phải có thể từ bệnh này hay từ thoái hóa đốt tay cái phải.

Bác nên mua đồ đeo tay như sau

:Posted Image

và cũng tránh dùng tay hay cổ tay nhiều

Đây là tư thế ngồi đúng khi làm việc

Posted Image

Sưu tầm.

djshg
djshg
Trả lời 13 năm trước

Đây là 1 số động tác co duỗi các vùng cơ xương mà trợ giúp phòng chống bệnh tật nghề nghiệp . Đặc biệt lưu ý động tác số 7 và số 8 trong hình ...

Động tắc số 7: chắp 3 tay trước ngực rồi đẩy cườm tay hướng thấp xuống đếm 1 - 10 ( ý là giữ tư thế này trong 10 giây) , rồi thả lỏng để trở lại tư thế 2 tay chấp trước ngực . Làm động tác này khoảng 5 đến 10 lần . Tương tự động tác số 7 thì động tác số 8, là 2 tay chấp trước ngực , giữa ở vị trí ngang ngực rồi xoay cho chiều ngón tay hướng xuống đêm 1 -10 ... làm động tác này khoảng 5 - 10 lần Động tác này trị đau cổ tay và ngón tay

Posted Image

Ngoài ra còn động tác khác trực tiếp cho các khớp ngón tay nữa là co tù từ các ngón tay lại thành nắm đấm , xong duỗi thẳng và dùng sức căng thẳng các ngón tay ... Rồi co các ngón tay lại thành nắm đấm ... rồi duỗi căng ngón tay ... Thường xuyên tập như vậy sẽ cảm thấy bớt tình trạng tê nhức ngón tay , cổ tay

nguyen hoai duy
nguyen hoai duy
Trả lời 13 năm trước

Trước đây chú tôi cũng bị bệnh giống như anh chị vậy nhưng từ khi chú tôi dùng sản phẩm dược tính sinh học NJ do bác sĩ Lê Anh Thư ( bệnh viện Chợ Rẫy) giới thiệu , chú tôi đã hoàn toàn hết bệnh, thật là tuyệt vời.
- Sản phẩm dược tính sinh học NJ của Mỹ đã được Tiến sĩ -Bác sĩ Lê Anh Thư-Trưởng khoa của Bệnh viện Chợ Rẫy kiểm nghiệm Lâm sàng., được đưa vào cẩm nang Y Khoa thế giới ,cẩm nang y khoa Việt Nam và được công nhận sản phẩm siêu sạch không có tác dụng phụ.

. Bệnh của anh chị là một loại bệnh mãn tính khá phổ biến nhưng rất nguy hiểm , anh chị hãy liên hệ với tôi để tìm hiểu và sử dụng Sản phẩm dược tính sinh học NJ, một dòng sản phẩm đến từ nước Mỹ vô cùng tuyệt vời này.

ĐIỆN THOẠI: DUY-0916668643

Trần Hồng
Trần Hồng
Trả lời 13 năm trước

Trị chứng lạnh tay, chân

Tay chân lạnh như kem dù đã ủ trong tất, găng dày và ngay cả khi chui vào chăn ấm thì tình trạng này cũng kéo dài tưởng như không dứt.

Để trị được chứng khó chịu này, bạn cần biết rõ nguyên nhân.

Tại sao chân tay lạnh?

Hệ tuần hoàn có vấn đề: Tim suy yếu khiến huyết dịch không thể đi tới được các bộ phận xa tim nhất; thiếu máu hoặc lượng hồng cầu thắp; mạch máu thu co khiến khả năng tuần hoàn máu kém, không đến chân tay đặc biệt là phần đầu ngón tay.

Không đủ dưỡng khí: Đông Y cho rằng, chân tay lạnh là một dạng “bế chứng”, “bế” tức là không thông, khi trời chuyển lạnh hoặc cơ thể bị lạnh, các gan mạch cũng bị lạnh, chức năng tái tạo máu của gan cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến thận không đủ dưỡng khí, chân tay lạnh cóng, chân tay đỏ tấy hoặc trắng bệch, thậm chí xuất hiện cảm giác đau nhức.

Kinh nguyệt và sinh nở làm thay đổi hooc-môn: Đa phần người bị lạnh tay chân là phụ nữ vừa sinh con, ở tuổi 40 trở ra. Đó là do hooc-môn thay đổi làm ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, làm cho mạch máu dưới da thu co, tuần hoàn máu giảm, từ đó gây ra chứng lạnh.

Vấn đề tâm lý: Những người quáy nhạy cảm, hay lo lắng, stress cũng dễ bị chứng chân tay lạnh.

Cách điều trị

Ngâm chân hàng ngày: Ngâm chân là biện pháp hữu hiệu nhất. Lấy một cái chậu lòng sâu cho nước nóng khoảng 40oC vào 2/3 chậu, cho chân vào ngâm khoảng 20 phút, thấy thân nhiệt tăng lên chứng tỏ hệ thống tuần hoàn máu lưu thông. Khi ngâm, hai chân cọ xát xoa vào nhau thì hiệu quả càng tốt hơn.

Vận đông ôxy: Chạy bộ chậm, đi bộ nhanh, nhảy dây, nhảy disco, tập thái cực quyền… đều thúc đẩy tuần hoàn máu nhưng không nên vận động ở cường độ cao, bởi vì ra mồ hôi nhiều sẽ làm “mất hết dương khí”, gây tác dụng ngược.

Đi tất chân bằng bông: Tất làm bằng bông không những đem lại cảm giác mềm mại dễ chịu mà còn hấp thụ mồ hôi chân, làm cho đối chân cả ngày đểu giữ được khô ráo, thoải mái.

Bổ sung thực phẩm giàu calo: Trời lạnh, để tăng thêm nhiệt lượng, cải thiện chứng chân tay lạnh thì cần phải chú ý bổ sung thực phẩm ấm nóng như: thịt bò, thị dê hoặc thịt chó. Hạn chế ăn hoa quả mang tính lạnh ví dụ như lê, mã thầy vv.

Đảm bảo ngủ đủ: Mỗi ngày phải đảm bảo ngủ ít nhất 6 tiếng, ngủ đầy đủ sẽ giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn.

Mátxa lòng bàn tay lòng bàn chân: Khi có thời gian, chúng ta nên thường xuyên mát-xa lòng bàn tay và bàn chân để tuần hoàn máu ở vùng này được tăng cường, giúp tay chân ấm nóng.

Vỏ quýt vỏ quất chữa trị chứng tay chân lạnh: Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện chất Hesperidin trong chiết xuất của vỏ quýt, quất nếu thêm vào trong nước uống hàng ngày thì có thể cải thiện hiện tượng chân tay lạnh ở nữ giới. Trong quá trình thực nghiệm, nhân viên nghiên cứu cho 10 phụ nữ mắc chứng tay chân lạnh uống nước chiết xuất từ vỏ quýt, 10 người uống nước lọc bình thường. Hai tiếng sau cho họ ngâm hai tay vào trong nước lạnh 1 phút, sau đó đo mức độ hồi phục thân nhiệt và lưu lượng máu. Kết quả chỉ ra, nhóm uống nước lọc bình thường, 40 phút sau nhiệt độ của tay vẫn chưa phục hồi, còn nhóm uống nước chiết xuất từ vỏ quýt, chỉ cần 30-35 phút, tay đã quay trở lại nhiệt độ lúc trước khi ngâm vào nước lạnh, lưu lượng máu huyết quản mao mạch của đầu ngón tay được cải thiện rõ rệt.

Ngoài ra, bấm huyệt thận du, huyệt khí xung, huyệt dũng tuyền, tập Yoga cũng có thể cải thiện hữu hiệu chứng tay chân lạnh.

Thể dục, tĩnh tâm: Với những trường làm việc tại chỗ, thường xuyên căng thẳng thì cần tăng cường hoạt động thể chất, thể dục giữa giờ làm việc, tập một số động tác tay chân và lưng để tăng cường tuần hoàn máu.

Dinh dưỡng: Nên bổ sung nhiều vitamin B1, B12, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin F và chất sắt như canh xương bò, gan bò, các loại đậu, sữa bò vv, như thế cũng sẽ giúp cải thiện các chứng bệnh trên.

Bạn liên hệ 19006899 để được tư vấn trực tiếp.

Hoặc soạn AZH câu hỏi gửi 8785.