Lao hạch - ai biết gì về bệnh này chỉ giúp với?

Mẹ mình bị hạch ở nách và vú, đã phẫu thuật và kết quả xét nghiệm là lao hạch. Cho mình hỏi cả nhà có ai là bác sĩ biết về bệnh này, đã bị bệnh này, có người nhà bị bệnh này chỉ giúp mình với:
- Nơi khám và phác đồ điều trị. Mình biết là BV Lao và bệnh phổi TƯ nhưng sợ đến đó lại lây thêm lao phổi thì nguy. Có nơi nào khác hoặc phòng khám tư nhân nào uy tín về bệnh này không?
- Chế độ ăn uống, chăm sóc thế nào?
- Các nguy cơ?
Cảm ơn cả nhà nhé!

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chị đưa bác đến bệnh viện lao họ sẽ xét nghiệm máu,nếu đúng bệnh lao thì họ sẽ cho thuốc uống(vì bệnh này là bệnh nhà nước cung cấp thuốc nên không mất tiền),hàng ngày tiêm,trong vòng 2 tháng không được bỏ tiêm một ngày nào,uống thuốc đều đặn.Bệnh này phải dùng kháng sinh nhiều,tg điều trị lâu nên phải ăn uống bồi bổ,uống nhiều nước để thải chất độc ra ngoài cơ thể.

biet roi
biet roi
Trả lời 13 năm trước

Đến bệnh viện khám, sau khi có kết luận là lao hạch họ sẽ cấp thuốc. Tuy nhiên, nếu thuốc do nhà nước cấp thì chất lượng ko đảm bảo tẹo nào ( có người quen nhà em làm bác sĩ ở bệnh viện Lao Hạch - nói thuốc đó là thuốc nội, BS toàn dùng cho cả động vật có vú nữa cơ ). Vì vậy tốt nhất là chị hỏi lại xem có thuốc nào của Đức thì phải điều trị không?

Điều trị loại bệnh này phải đúng giờ, theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu không điều trị cẩn thận có thể nó sẽ mọc lại và thậm chí phải đi chích cái nhân đó ra.

lu mo
lu mo
Trả lời 13 năm trước

Chia sẻ với em về căn bênh này nhé!
Lao hạch là loại bệnh không lây nhưng lại khó chữa hơn lao phổi vì nó là lao dạng bạch cầu.
Phác đồ chữa lao hạch mà mẹ chị điều trị là tiêm và uống thuốc trong hai tháng, sau đó uống thuốc tiếp sáu tháng nữa.
Có mấy điểm cần lưu ý khi dùng thuốc chữa lao:
1. Phải tiêm + uống thuốc vào một giờ nhất định trong ngày. Dù bất cứ việc gì cũng không được để sai giờ. Nếu uống sai giờ, tác dụng của thuốc giảm có khi phải uống lại từ đầu. Ở bệnh viện thì thường uống 9 giờ sáng (đây cũng là giờ thuốc lao có tác dụng nhất) nhưng vì mẹ chị điều trị ở nhà nên uống vào 18 giờ, sau khi đã ăn nhẹ. Dứt khoát phải theo đúng phác đồ vì để sai, thành bệnh lao kháng thuốc cũng mệt.
2. Thuốc lao không quá đắt nên cố gắng mua loại thuốc của Đức cho mẹ em dùng. Vì thuốc của Đức tác dụng phụ ít hơn. Thuốc lao là loại thuốc có tác dụng phụ khá mạnh nên khi dùng cố gắng hạn chế tác dụng phụ của nó. Có một số người sau khi chữa khỏi bệnh lao thì phải quay ra chữa bệnh gan. Thuốc lao phá gan rất ghê nên em cố gắng cho mẹ uống thật nhiều nước, trà a-ti-sô và đặc biệt là thuốc bổ gan. Mẹ chị dùng thuốc này còn bị tác động đến thần kinh, đi lại cứ lâng lâng, khi dừng thuốc mới hết hiện tượng này đấy.
3. Thuốc lao là thuốc dị ứng với nhiều người. Nên trước khi dùng, cần trao đổi với bác sĩ và bắt buộc phải xét nghiệm phản ứng. Ở HN thì đến khoa dị ứng lâm sàng của BV Bạch Mai em nhé!
4. Trong thời gian sử dụng thuốc lao, phải tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ em nhé! Mẹ chị phải uống thêm thật nhiều sữa vì cụ ăn uống rất khó. Biểu hiện khỏi bệnh là dùng thuốc lao mà vẫn tăng cân, ăn ngon ngủ ngon đấy em ạ!
Nói chung là với bệnh này, cần bình tĩnh và kiên trì. Quan trọng là duy trì chế độ uống thuốc, ăn uống, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng tốt nhất.

biet rui
biet rui
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn!

Bệnh lao là bệnh có thời gian điều trị rất dài, trung bình 9 tháng, ngay cả công thức điều trị ngắn ngày cũng không thể ít hơn 8 tháng. Do đó có giai đoạn bệnh lao có thể điều trị tại nhà, có giai đoạn bệnh lao cần điều trị tại bệnh viện. Những trường hợp cần điều trị tại bệnh viện:

- Lao phổi tổn thương rộng có nguy cơ suy hô hấp, bệnh đang tiến triển, khả năng lây nhiễm cao, không có điều kiện cách ly tốt ở nhà (nhà chật, đông người), lao đang bội nhiễm phổi phế quản, tâm phế mạn, đang điều trị lao ở giai đoạn tấn công.

- Các thể lao nặng: lao kê, lao màng não, lao màng tim, tâm phế mạn, lao cột sống đốt sống bị hủy hoại nhiều, có áp-xe lạnh.

- Có các biến chứng nặng, nguy hiểm của bệnh lao: ho ra máu, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng phổi do lao, tắc ruột do lao...

- Bệnh lao đang cần có sự chăm sóc đặc biệt về chẩn đoán, điều trị cần phải nằm tại bệnh viện, bệnh nhân lao cần soi chụp phế quản, chọc hút dịch, chọc hút khí, soi màng phổi, bóc tách màng phổi...

- Bệnh nhân điều trị thuốc lao bị tai biến nặng.

Ngoài các trường hợp trên có thể cho bệnh nhân điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bệnh nhân phải có hiểu biết đầy đủ về thuốc chống lao, cách dùng, liều lượng dùng, thời gian dùng thuốc, các tác dụng phụ và các biến chứng có thể xảy ra khi dùng thuốc. Trường hợp của bạn lao hạch là thể lao nhẹ và không lây nên được điều trị tại nhà, việc điều trị lao hạch nói riêng và lao nói chung bắt buộc bạn phải tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sỹ, không được bỏ thuốc. Bệnh nhân bị lao hạch có thể giảm hạch nhanh nhưng cũng có người dù hết liệu trình điều trị nhưng hạch vẫn không hết (vì lao hạch có lớp vỏ cứng bọc ngoài nên thuốc khó ngấm vào)...

Thuốc trị lao có thể gây những mụt đỏ như mụn. Nêu giữ kỹ vệ sinh da bằng cách tắm rửa hằng ngày và rữa tay thường xuyên, kể cả sau khi mỗi lần bắt tay xã giao.

Nếu uống thuốc có xảy ra tai biến nặng khi dùng thuốc chống lao vì vậy phải ngưng thuốc chống lao và nhập viện điều trị tai biến cho ổn định đã.

Để biết thêm thông tin bạn nên vào trang web của bệnh viện Lao và Bệnh phỏi TW, ở đó bạn sẽ được giải đáp trong mục "Giải đáp y học". www.bvlaobp.org