Chào bạn
Bướu cổ là sự tăng thể tích của tuyến giáp trạng. Có thể phát hiện bướu cổ to bằng mắt thường (khi bảo người bệnh nuốt, tuyến giáp sẽ chạy ngược lên nhìn rõ hơn) và bằng cách sờ nắn. Siêu âm tuyến giáp cần làm để thấy rõ thể tích của tuyến giáp, bản chất của tuyến là tản phát hay là bướu hòn, tuyến đặc hay có nang.
Nếu tuyến giáp to nhưng không kèm theo các rối loạn chức năng như cường giáp (tay run, mạch nhanh...) hay thiểu năng giáp (dạ dày lên xanh xạm, tiếng khàn, lưỡi to dày, cử động chậm chạp...) hay dấu hiệu viêm nhiễm thì đó là bướu cổ đơn thuần.
Bướu cổ đơn thuần, tản phát hay gặp nhất, quyết định điều trị phải dựa vào tuổi, tiền sử gia đình và chủ yếu căn cứ vào thể tích của bướu cổ (kích thước to hay nhỏ).
* Nguyên nhân:
Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do tác nhân thiếu hụt i-ốt trong cơ thể gây ra nhưng không phải cứ bổ sung đủ i-ốt là bệnh sẽ khỏi. Bướu cổ thực chất là căn bệnh rất khó chữa trị vì tác nhân của nó liên quan đến đến hệ thần kinh.
Bình thường, cơ thể con người thu nhận một số i-ốt vô cơ vào dinh dưỡng cho tuyến giáp trạng. Có một lý do nào đó tuyến giáp trạng không nhận được đầy đủ hàm lượng i-ốt nên đã tạo thành kích thích tố tuyến giáp trạng dẫn đến hiện tượng sự bài tiết sẽ tụt giảm. Vì nguyên nhân này, tuyến giáp trạng phải tăng thêm kích thước để sản xuất hormone, biến thành xưng to, gọi là bướu ở cổ.
Ngoài ra, những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị nguy cơ bướu cổ.
Vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng ngừa vẫn là bổ sung đầy đủ vi lượng i-ốt cho bữa ăn hàng ngày. Nếu đã có dấu hiệu xưng to nên đến bác sĩ chuyên khoa hoặc viện để xạ trị hay giải phẫu.
* Điều trị:
Tốt nhất là đi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được theo dõi và chữa chạy chu đáo. Nhất là cần xác định rõ bướu cổ có kèm theo các triệu chứng cường giáp hay thiểu năng giáp để điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh tuyến giáp đơn thuần thể nhẹ thì dùng thuốc nhưng với trường hợp quá to gây chèn ép có thể phải phẫu thuật. Các dấu hiệu bướu ở cổ là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau, có thể là bướu cổ đơn thuần hoặc các bệnh khác như ung thư tuyến giáp, basedow, viêm tuyến giáp. Do vậy cần có những xét nghiệm cần thiết như định lượng hormon tuyến giáp, siêu âm bướu, chọc hút tế bào, chụp CT Scanner, chụp cộng hưởng từ... để có kết luận chính xác và điều trị đúng. Để phòng bệnh bướu cổ cần ăn muối có iốt thường xuyên.
Khi bướu cổ đã to, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bướu cổ điều trị nội khoa thất bại, bướu cổ có chèn ép vào các cơ quan lân cận gây đau đầu, khó thở, khó nuốt... thì nên phẫu thuật. Mặc dù còn có một số biến chứng sau phẫu thuật, thậm chí có cả những trường hợp tử vong, song phẫu thuật cắt bỏ bướu cổ vẫn là một phương pháp điều trị có hiệu quả và ít gây tốn kém nhất cho bệnh nhân.
* Một số món dùng:
-Hẹ xào thịt ngao sò: Hẹ 150g, thịt ngao sò 100g, rửa sạch thái vụn, xào chín. Dùng cho người bướu cổ rõ rệt.
-Hồng xanh: Hồng xanh 1 kg, rửa sạch giã nát, nước hồng cho vào nồi đun tới chín đặc, thêm mật ong bằng số lượng nước hồng vào, sắc tới đặc, đợi nguội dùng ăn, ngày 1 lần, mỗi lần 1 thìa canh, liệu trình 1 tháng. Dùng cho người sưng tuyến giáp trạng rõ rệt.
-Hải đới: Dùng chữa sưng tuyến giáp trạng dạng địa phương. Hải đới 100g, rửa sạch nấu chín, ăn mỗi ngày 1 lần.
-Sứa, thịt mẫu lệ: Dùng chữa sưng tuyến giáp trạng dạng địa phương. Sứa 50g, rửa sạch, thịt mẫu lệ 50g, thêm gia vị, có thể ăn thường xuyên.