Em bị ho 1 tuần rồi, nhưng biểu hiện này mới xuất hiện sáng hôm wa, ngay khi em thức dậy.
Cho tới giờ, triệu chứng đó vẫn còn, nhưng chưa (hoặc không) kèm thêm triệu chứng nào khác. Em cảm thấy bất an nhưng lại ngại đi bác sĩ, tuần trước em vừa bị chụp Xquang phổi xong. Em 17 tuổi. Các bác có đoán ra được đó là bệnh gì ko, xin cho e biết.
Bạn bị ho do cảm lạnh, hay bị cúm, hay có triệu chứng nào khác ko? 1 tuần rồi uống thuốc ho ko hết thì nên đi khám xem, ko nên để lâu bạn ạ, đau bụng dưới khi ho có thể là do ho nhiều quá nên có triệu chứng đó, cũng có thể là do bị bệnh gì đó mà ko liên quan đến ho, bạn nên đi chụp chiếu bụng dưới xem. Mà ko biết bạn là trai hay gái?
Thực tế
thì một vài tiếng ho húng hắng rất tốt cho cơ thể. Đây là phản xạ cho thấy cơ chế phát hiện và tống cổ các vật thể lạ đang hoạt động tốt.
Tuy nhiên, khi ho mãn tính, nhiều khả năng cũng có thể làdấu hiệucủa bệnh hen. Thông thường, ngay cả những lá phổi khoẻ mạnh cũng có một ít dịch - nhằm giữ lại tất cả bụi, vi khuẩn lọt vào. Nhưng ở những lá phổi suy yếu chức năng thì lượng dịch thường nhiều và dính khác thường - dấu hiệu của bệnh hen. Dịch này có thể thoát ra khí quản, mangvi khuẩn theo và gây mưng mủở vùng này. Cơn ho là cách cơ thểđang cố gắngđể tống khứ lượng dịch nhầyđặc dính này. Nếu đã làm xét nghiệm phổi và không có vấn đề gì thì bạn có thể loại trừ bệnh hen và viêm phổi.
Một nguyên nhân phổ biến khác gây ra ho mãn tính là tình trạng trào ngược axit từ dạ dày. Tuy nhiên, đặc trưng của chứng này là ho nhiều về đêm, trong khi bạn lại ho nhiều vào ban ngày.
Sau những loại trừ trên thì chắc chắn bạn đang mắc chứng phản ứng quá mức. Chỉ cần bị kích thích bởi một bệnh viêm nhiễm nào đó như cảm lạnh, viêm amidan hay chỉ đơn giản là nhiễm vi rút hô hấp là đủ để tạo ra phản ứng nhạy cảm quá mức của khí quản. Khi đó, chỉ cần bạn tập luyện, hít phải không khí lạnh, thậm chí là nói chuyện cũng đủ để kích thích phản xạ ho.Vậy là trận cảm lạnh chỉ kéo dài có vài ngày nhưng ho thì có thể kéo dài tới vài tháng.
Chỉ có duy nhất một cách điều trị có tác dụng đối với phản ứng quá mức này nhưng không phải bao giờ cũng hiệu nghiệm. Cách này bao gồm một liều thuốc chống viêm steroid đường miệng. Tốt hơn nữa là dùng thuốc chống hen dạg xịt với nồngđộ steroid tươngđương. Và thường thì các bác sĩ phải kết hợp cả 2loại thuốc nàyđểđem lại hiệu quả cao nhất. Đối với thuốc dạng xịt thì sẽ phải sử dụng trong vài tuần cho tới khi cơn ho chấm dứt hoàn toàn. Và tốt nhất là bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Ngoài ra, sự nghỉ ngơi cũng sẽ giúp giảm ho hiệu quả.
Em thân mến!
Ho là phản xạ tích cực của cơ thể nhằm tống các dị vật và dịch tiết đường hô hấp ra ngoài. Phản xạ ho xuất hiện khi đường hô hấp có dị vật hay viêm nhiễm đường hô hấp gây tăng tiết dịch. Khi ho, cung phản xạ ho cũng huy động tới các cơ hô hấp trong đó có sự căng lên và co kéo của cơ bụng. Vì thế khi em ho liên tục trong 1 tuần, cơ bụng của em bị căng dãn liên tục gây ra phản xạ đau cơ thôi. Tình trạng đau cơ này sẽ hết sau một vài ngày em khỏi ho.
Em nên điều trị dứt điểm tình trạng ho của em thì mọi việc sẽ được giải quyết em nhé!
Có gì băn khoăn em có thể gọi đến Tổng đài Tư vấn 1900.6899 để trao đổi trực tiếp với chuyên gia tư vấn hoặc nhắn tin theo cấu trúc AZH câu hỏi của em rồi gửi tới 8785.
Chúc em sức khỏe!
Ho do cảm cúm thì liên lạc Kiên 0943375311. Đừng để quá 3 tháng. Còn ho nhiều ảnh hưởng đến dây thần kinh thì đâu nhói bụng là chuyện bình thường. Có gì mà phải lo. Gọi điện tư vấn cho ko cần uống thuốc cũng khỏi.
Không vấn đề gì đâu ạ, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể thôi. Khi bạn ho nhiều thì các cơ bụng bị co lại gây đau tức. Bạn có thể uống thuốc ho Bổ phế của Nam Hà, rất có tác dụng chữa ho. Chúc bạn chóng khỏi!
Dưới đây là một số kiểu đau vùng bụng dưới điển hình để bạn đọc có thêm thông tin.
Những cơn đau cấp vùng bụng dưới
Nếu xảy ra ở phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ và không kèm theo sốt thì trước tiên cần nghĩ đến chửa ngoài tử cung nhưng cũng có thể là u nang buồng trứng xoắn. Nếu kèm theo sốt, cần nghĩ đến viêm phần phụ nhưng không loại trừ viêm ruột thừa hay viêm đại tràng sigma (đoạn cuối đại tràng trước trực tràng).
Đau vùng bụng dưới vào giữa kỳ kinh
Có đặc trưng là đau vùng bụng dưới kèm ra nhiều chất xuất tiết âm đạo có màu trắng hay lẫn máu. Đau có tính chất lan tỏa xuống âm hộ, âm đạo đôi khi ra vùng thắt lưng hay khắp vùng bụng, có thể đau cấp tính, kèm buồn nôn hay nôn. Đau thường xảy ra vào thời điểm rụng trứng (phóng noãn) từ ngày thứ 12 - 16 của chu kỳ kinh, kéo dài từ vài giờ đến 48 giờ. Khoảng 20% phụ nữ có kiểu đau này, một số người chu kỳ kinh nào cũng đau, một số khác đau ở chu kỳ này nhưng chu kỳ khác lại không.
Chẩn đoán thường dựa vào đau xảy ra vào giữa chu kỳ kinh và khám vùng tiểu khung không thấy gì bất thường. Nếu đau kéo dài và/hoặc nghiêm trọng thì cần siêu âm để loại trừ các nguyên nhân gây đau bụng dưới khác, đôi khi cần phân biệt với viêm ruột thừa. Đau giữa kỳ kinh thường không cần điều trị. Thuốc giảm đau có thể cần khi đau kéo dài hay nghiêm trọng. Thuốc tránh thai hormon có thể dùng để ngăn cản rụng trứng nhằm làm mất đau.
Đau bụng dưới kết hợp với rụng trứng (còn gọi là triệu chứng Mittelschmerz, tiếng Đức có nghĩa là đau giữa kỳ kinh).
Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây đau:
Nang trứng phình to trước thời điểm phóng noãn: Khi chỉ có một hay 2 noãn trưởng thành đến mức sắp được phóng ra thì có một số nang noãn khác cũng lớn lên. Vì nang noãn lớn lên ở cả 2 buồng trứng cho nên đau có thể xảy ra đồng thời ở cả 2 bên hoặc chỉ 1 bên.
Thành của buồng trứng bị rách (vỡ): Vỏ buồng trứng phải rách để noãn thoát ra, vì thế, chính sự phóng noãn đã gây đau ở một số phụ nữ.
Vòi trứng co thắt: Sau khi phóng noãn, vòi trứng co thắt giống như sự nhu động của thực quản và gây đau.
Các cơn co của lớp cơ nhẵn buồng trứng: Đa số phụ nữ cảm thấy đau ngay trước khi trứng rụng, do hormon LH đạt tới đỉnh cao làm tăng Prostaglandine tạo ra các cơn co ở vòi trứng, tử cung và đường ruột.
Do sự kích thích phúc mạc: Vì máu hay dịch thoát ra khi phóng noãn.
Đôi khi nhiễm khuẩn đường sinh dục là nguyên nhân gây đau nhưng thường không rõ. Có thể sử dụng triệu chứng đau giữa kỳ kinh để nhận biết có phóng noãn.
Đau vùng bụng dưới mạn tính không liên quan đến các kỳ kinh
Đó là kiểu đau bụng dưới lan tới âm hộ và cả vùng thắt lưng, kèm với cảm giác nóng rát, đau ở bàng quang, đái buốt, đái khó, đau trực tràng và cảm giác muốn đại tiện, ngứa âm hộ. Những triệu chứng này thường do nhiều nguyên nhân khó phát hiện như có tổn thương ở cổ tử cung - tổn thương ở thân tử cung (tử cung gập sau, u xơ tử cung (xoắn, hoại tử vô khuẩn) - sa sinh dục - viêm phần phụ mãn, viêm cùng đồ hay buồng trứng - lạc nội mạc tử cung - giãn tĩnh mạch tiểu khung…
Đau không do nguyên nhân phụ khoa: Cũng gây ra đau vùng bụng dưới.
Bệnh ở cột sống: Đau lưng do tư thế, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm…;
Bệnh đường ruột: Viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm túi mật, viêm đại tràng sigma...;
Bệnh ở đường tiết niệu: Viêm thận-bể thận, viêm bàng quang...;
Đau do nguyên nhân tâm lý... Thầy thuốc cần khám toàn diện và cần làm thêm một số thăm dò theo định hướng của bệnh cảnh.
Tình trạng này bình thường, do cơ bụng khi ho quặn lên thôi. Để chắc chắn thì bạn đến các cơ sở y tế thăm khám để điều trị dứt điểm nhé
cái này mik cũng từng bị. Cứ ho là như kiểu thắt ruột lại vậy khó chịu kinh khủng. càng ho mạnh càng thắt lại đau lắm. k biết có bị j k ạ
Chắc bạn bị ho cộng với bệnh co thắt dạ dày rồi nhé